Thị trường tiền điện tử đang tác động đến “đa vũ trụ”, nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật nhất là thế giới game trực tuyến. Bị bủa vây quá mức bởi những lời đồn thổi, cường điệu hóa của các nhà phát triển game, đó là lý do game thủ ngày càng cạn kiên nhẫn với NFT.
Các công ty trò chơi điện tử đã biết cách khiến người chơi rút hầu bao cho những tựa game miễn phí từ năm 2006. Hộp chiến lợi phẩm, cơ chế vật phẩm ngẫu nhiên giống như đánh bạc, phụ kiện, vũ khí, quần áo… luôn là những mục tiêu mà nhà phát triển game khai thác, đầu tư. Điều này gây ra bức xúc cho cộng đồng game thủ, nhưng chưa bao giờ họ tức giận nhiều như với NFT.
Ngày 7/12, Ubisoft ra mắt Quartz, một nền tảng cho phép người chơi game bắn súng Ghost Recon mua và bán trang bị bằng NFT. Ngay sau màn chào sân hoành tráng, vô số đánh giá tiêu cực từ người chơi ập đến tựa game trên. Chỉ trong một tuần, tình cảm của khách hàng về thương hiệu Ghost Recon đã chuyển từ chủ yếu tích cực sang tiêu cực nghiêm trọng.
Các trò chơi, đặc biệt là những trò chơi kinh phí khủng với thế giới giả tưởng rộng lớn, đòi hỏi người chơi phải cam kết về cả tiền bạc lẫn thời gian. Nếu bạn sắp chìm đắm hàng chục giờ cuộc đời mình vào Fallout hoặc League of Legends, bạn cần tin tưởng trò chơi sẽ đi theo một bộ quy tắc công bằng, được định sẵn.
Tuy nhiên, khi tựa game đó bắt đầu đòi hỏi nhiều tiền hơn, lòng tin người chơi cũng bắt đầu giảm xuống, họ sẽ thắc mắc về bản chất thật sự của thiết kế trò chơi. Một ví dụ cho sự hủy hoại niềm tin là trò chơi nổi tiếng Assassin’s Creed Odyssey.
Năm 2018, tựa game này gây tranh cãi khi giới thiệu bộ trang bị giúp nâng cấp nhân vật nhanh hơn, và phải mua bằng tiền thật. Nó như hồi chuông cảnh báo trong đầu game thủ. Họ thắc mắc liệu việc lên cấp chậm là do thiết kế game ban đầu hay do nhà phát triển game muốn vậy để ép người chơi phải chi tiền nhiều hơn?
Đây không phải là một hiện tượng mới, thậm chí còn có phần lỗi thời. Phần lớn game đều được thiết kế với độ khó tăng dần để lấy nhiều thời gian của người chơi hơn. Các trò chơi miễn phí như Clash of Clans và Candy Crush được thiết kế hấp dẫn để khiến người chơi phải mua vật phẩm đá quý.
Nhưng NFT kiểm tra lòng tin của người chơi theo một cách hoàn toàn mới. Mọi game dựa trên NFT, dù được xây dựng với mục tiêu ban đầu là “chơi để kiếm tiền” hay đột ngột thêm vào như Ubisoft Quartz, đều có chung một nguyên lý: mua và bán tài sản kỹ thuật số. Do đó, họ không đến đây để giết quái vật, vượt thử thách, hay giải trí vui vẻ, mục đích thật sự là kiếm tiền, kiếm thật nhiều. Nói cách khác, kinh tế phải đi đầu, giá trị thưởng thức cùng nghệ thuật game chỉ là yếu tố phụ.
Blizzard’s Diablo III, trò chơi nhập vai hành động được phát hành vào năm 2012, là cái tên đại diện cho việc phá hủy lòng tin người chơi bằng NFT. Diablo III đã giới thiệu cơ chế nhà đấu giá, trong đó người chơi có thể giao dịch thiết bị đổi lấy tiền thật. Blizzard sẽ được hoa hồng từ mỗi giao dịch thành công.
Game thủ bị bao vây trong những câu hỏi, nghi vấn như liệu có nên tham gia không, trò chơi có đang lợi dụng mình không, nếu bỏ qua có tổn thất gì không? Người chơi có thể lựa chọn bỏ qua, nhưng cơ chế đó vẫn luôn tồn tại, ám ảnh trải nghiệm chơi game.
Khi một trò chơi bắt đầu ảnh hưởng đến ví tiền thực của game thủ, nó không còn là hình thức giải trí đơn thuần. Bộ não của bạn chuyển từ thích thú sang chế độ làm việc. Mọi quyết định đều yêu cầu trả một cái giá tương xứng. Niềm tin bạn dần cạn khi nhận ra người thân thiết với mình đề xuất game Axie Infinity chỉ để nhân vật của họ được tăng giá trị.
Blizzard đã dành gần hai năm để cải thiện cơ chế đấu giá, làm nó trông thân thiện hơn với người dùng. Tuy nhiên, họ đã thất bại và phải gỡ nó hoàn toàn khỏi nền tảng. Game thủ giờ đã quay lưng hoàn toàn với tựa game thử sức với NFT trên.
Nguồn: Bloomberg
Ngày 7/12, Ubisoft ra mắt Quartz, một nền tảng cho phép người chơi game bắn súng Ghost Recon mua và bán trang bị bằng NFT. Ngay sau màn chào sân hoành tráng, vô số đánh giá tiêu cực từ người chơi ập đến tựa game trên. Chỉ trong một tuần, tình cảm của khách hàng về thương hiệu Ghost Recon đã chuyển từ chủ yếu tích cực sang tiêu cực nghiêm trọng.
Đâu là lý do thực sự khiến game thủ tức giận với NFT?
Có rất nhiều yếu tố tác động đến tâm lý cộng đồng này: tác động môi trường do đào coin, trộm cắp và lừa đảo xảy ra thường xuyên, nhưng nghiêm trọng nhất là thiếu niềm tin.Các trò chơi, đặc biệt là những trò chơi kinh phí khủng với thế giới giả tưởng rộng lớn, đòi hỏi người chơi phải cam kết về cả tiền bạc lẫn thời gian. Nếu bạn sắp chìm đắm hàng chục giờ cuộc đời mình vào Fallout hoặc League of Legends, bạn cần tin tưởng trò chơi sẽ đi theo một bộ quy tắc công bằng, được định sẵn.
Tuy nhiên, khi tựa game đó bắt đầu đòi hỏi nhiều tiền hơn, lòng tin người chơi cũng bắt đầu giảm xuống, họ sẽ thắc mắc về bản chất thật sự của thiết kế trò chơi. Một ví dụ cho sự hủy hoại niềm tin là trò chơi nổi tiếng Assassin’s Creed Odyssey.
Năm 2018, tựa game này gây tranh cãi khi giới thiệu bộ trang bị giúp nâng cấp nhân vật nhanh hơn, và phải mua bằng tiền thật. Nó như hồi chuông cảnh báo trong đầu game thủ. Họ thắc mắc liệu việc lên cấp chậm là do thiết kế game ban đầu hay do nhà phát triển game muốn vậy để ép người chơi phải chi tiền nhiều hơn?
Đây không phải là một hiện tượng mới, thậm chí còn có phần lỗi thời. Phần lớn game đều được thiết kế với độ khó tăng dần để lấy nhiều thời gian của người chơi hơn. Các trò chơi miễn phí như Clash of Clans và Candy Crush được thiết kế hấp dẫn để khiến người chơi phải mua vật phẩm đá quý.
Game thủ bị bao vây trong những câu hỏi, nghi vấn như liệu có nên tham gia không, trò chơi có đang lợi dụng mình không, nếu bỏ qua có tổn thất gì không? Người chơi có thể lựa chọn bỏ qua, nhưng cơ chế đó vẫn luôn tồn tại, ám ảnh trải nghiệm chơi game.
Khi một trò chơi bắt đầu ảnh hưởng đến ví tiền thực của game thủ, nó không còn là hình thức giải trí đơn thuần. Bộ não của bạn chuyển từ thích thú sang chế độ làm việc. Mọi quyết định đều yêu cầu trả một cái giá tương xứng. Niềm tin bạn dần cạn khi nhận ra người thân thiết với mình đề xuất game Axie Infinity chỉ để nhân vật của họ được tăng giá trị.
Nguồn: Bloomberg