Gần 2.000 loài bò sát đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì con người

Theo một khảo sát toàn cầu lớn đầu tiên về các loài máu lạnh (nghĩa đen - đối lập với sinh vật máu nóng) thì ít nhất có 1/5 loài bò sát đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm hơn một nửa số rùa và cá sấu. Sự suy giảm một cách thảm khốc về đa dạng sinh học trên thế giới được đánh giá cấp thiết như mối đe dọa liên quan đến biến đổi khí hậu.
Các mối đe dọa đối với các sinh vật khác đã được ghi nhận đầy đủ trước đây. Hơn 40% động vật lưỡng cư, 25% động vật có vú, 13% loài chim có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu động vật toàn cầu vẫn chưa có bức tranh toàn cảnh về tỷ lệ các loài bò sát gặp nguy hiểm.
Trong một đánh giá mới nhất, nhà nghiên cứu đã xem xét 10.196 loài bò sát và đánh giá chúng bằng các tiêu chí từ Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về loài vật bị đe dọa. Họ phát hiện rằng ít nhất 1.829 loài, khoảng 21%, là dễ bị tổn thương, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cực kỳ nguy cấp.
Neil Cox, người quản lý Đơn vị Đánh giá Đa dạng Sinh học Quốc tế Bảo tồn IUCN, đồng dẫn đầu nghiên cứu cho biết: "Giờ đây, chúng tôi biết những mối đe dọa mà từng loài bò sát phải đối mặt, cộng đồng toàn cầu có thể thực hiện bước tiếp theo ... Đầu tư để xoay chuyển cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học vốn thường bị đánh giá thấp và nay đã rất nghiêm trọng."
Trong số các loài này, cá sấu và rùa được phát hiện là một trong những loài có nguy cơ cao nhất, với khoảng 58% và 50% trong số những loài được đánh giá là đang bị đe dọa tương ứng. Cox cho biết điều này thường bị coi là "khai thác quá mức và ngược đãi động vật." Ông cho biết cá sấu bị giết để lấy thịt và loại bỏ khỏi các khu định cư của con người, trong khi rùa là mục tiêu của buôn bán vật nuôi và được sử dụng làm thuốc cổ truyền.

Biến đổi khí hậu là tác nhận lớn nhất đe dọa sự sống loài bò sát

Gần 2.000 loài bò sát đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì con người
Một loài nổi tiếng khác cũng đang gặp nguy hiểm là rắn hổ mang chúa, loài rắn độc lớn nhất thế giới. Nó có thể dài tới khoảng 5m, săn mồi cùng với các loài rắn khác trong các khu rừng trên một khu vực rộng lớn từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Cox cho biết trong một cuộc họp báo rằng nó đã được phân loại là dễ bị tổn thương, cho thấy nó "rất gần với sự tuyệt chủng". Ông nói "Đó là một loài mang tính biểu tượng thực sự ở châu Á và thật xấu hổ khi ngay cả những loài phổ biến như loài này cũng đang phải chịu đựng và suy giảm", đồng thời cũng nói thêm rằng việc khai thác gỗ và các cuộc tấn công có chủ ý của con người là những mối đe dọa lớn nhất đối với loài rắn.
Bruce Young, trưởng nhóm động vật học tại NatureServe, người đồng dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết các loài bò sát bị đe dọa phần lớn được tìm thấy tập trung ở Đông Nam Á, Tây Phi, bắc Madagascar, Bắc Andes và Caribe. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy các loài bò sát bị hạn chế trong môi trường sống khô cằn như sa mạc, đồng cỏ và savan "ít bị đe dọa hơn đáng kể" so với những loài sống trong rừng.
Các hoạt động nông nghiệp, khai thác gỗ, các loài xâm lấn và phát triển đô thị được coi là một trong những mối đe dọa đối với loài bò sát, ngoài ra chúng cũng là mục tiêu của những người săn bắt để buôn bán vật nuôi hoặc giết chúng để làm thức ăn hoặc vì sợ hãi.
Biến đổi khí hậu được phát hiện là mối đe dọa trực tiếp đối với khoảng 10% các loài bò sát. Nhưng đánh giá này có vẻ đang ở mức thấp, vì nó không tính đến các mối đe dọa lâu dài hơn như mực nước biển dâng hoặc các mối nguy hiểm gián tiếp do khí hậu gây ra từ những thứ như dịch bệnh.

Gần 2.000 loài bò sát đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì con người
Các nhà nghiên cứu cũng rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng việc bảo tồn nhằm vào các loài động vật có vú, chim và lưỡng cư cũng đã mang lại lợi ích cho các loài bò sát ở một mức độ nào đó, còn nghiên cứu hiện tại của họ cũng nêu bật nhu cầu bảo tồn khẩn cấp cụ thể đối với một số loài.
Cuộc đánh giá loài bò sát, với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, được ước tính sẽ mất khoảng 15 năm để hoàn thành vì thiếu kinh phí. Các nhà nghiên cứu hy vọng những đánh giá mới sẽ giúp thúc đẩy hành động quốc tế để ngăn chặn sự mất mát đa dạng sinh học. Hiện gần 200 quốc gia hiện đang bị khóa trong các cuộc đàm phán về đa dạng sinh học để cố gắng bảo vệ thiên nhiên, bao gồm cột mốc quan trọng là 30% bề mặt Trái đất được bảo vệ vào năm 2030.
Young nói: "Thông qua những công việc như thế này, chúng tôi muốn nhấn mạnh và quảng bá tầm quan trọng của những sinh vật này. Chúng là một phần của cây sự sống, giống như bất kỳ loài nào khác và đều đáng được chú ý".


>>> Ong mật có thể phân biệt được số chẵn số lẻ?
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top