Lizzie
Writer
Chỉ số giá nhà toàn quốc ở Mỹ của S&P CoreLogic Case-Shiller công bố hôm thứ Ba cho thấy mức tăng 0,6% trong tháng 7 so với tháng trước. So với mức kỷ lục cũng thiết lập vào tháng 7/2022, chỉ số tăng 1%.
Sau khi lập kỷ lục vào tháng 7 năm ngoái, giá nhà ở Mỹ đã có 7 tháng giảm liên tiếp với tổng mức giảm 5% tính đến hết tháng 1 năm nay, một phần do lãi suất ở nước này tăng cao trong cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sau đó, nguồn cung nhà giảm sâu đã đẩy giá nhà tăng liên tục trở lại.
“Đợt tăng giá nhà tính từ tháng 2 đã xoá hết mức giảm trước đó. Tháng 7 này ghi nhận mức kỷ lục mọi thời đại mới của chỉ số giá nhà toàn quốc”, giám đốc Craig Lazzara của S&P Dow Jones Indices cho biết trong một tuyên bố.
Cũng theo ông Lazzara, sự phục hồi của giá nhà ở Mỹ diễn ra trên diện rộng. Như trong tháng 7, có 10 trong số 20 thành phố được lấy mẫu ghi nhận mức giá nhà cao kỷ lục.
Thành phố có giá nhà tăng mạnh nhất trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái là Chicago, với mức tăng 4,4%. Tiếp đó là Cleveland với mức tăng 4% và New York tăng 3,8%. Đây cũng là 3 thành phố có mức tăng giá nhà mạnh nhất ở Mỹ trong tháng 6.
Ngược lại, những thành phố ghi nhận giá nhận giá nhà giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu tập trung ở khu vực phía Tây nước Mỹ. Trong đó, giá nhà giảm mạnh nhất ở Las Vegas, với mức giảm 7,2% trong tháng 7 so với cách đây 1 năm. Ở Phoenix, mức giảm là 6,6%.
Vùng Trung Tây có giá nhà tăng 3,2% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục là khu vực có giá nhà tăng mạnh nhất. Tiếp theo là vùng Đông Bắc với mức tăng 2,3%. Vùng phía Tây chứng kiến giá nhà giảm 3,8%, và vùng phía Nam giảm 3,6%.
Bị đẩy lên bởi nguồn cung nhà giảm xuống thấp, nhưng giá nhà ở Mỹ cũng đang chịu áp lực giảm do lãi suất vay thế chấp nhà tăng cao. Lãi suất bình quân của các khoản vay thế chấp nhà kỳ hạn 30 năm lãi suất cố định trong tháng 8 là hơn 7%, cao nhất trong 20 năm, theo dữ liệu từ Freddie Mac.
Khác với ở Mỹ, giá nhà ở Đức đang giảm mạnh chưa từng thấy. Theo số liệu thống kê mới nhất, trong quý 2 năm nay, giá nhà ở nước này giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ ghi dữ liệu bắt đầu được ghi lại vào năm 2000. So với quý 1, giá nhà ở Đức giảm 1,5%, với mức giảm lớn hơn được ghi nhận ở các thành phố lớn.
Chẳng hạn, ở những thành phố như Berlin, Hamburg và Munich, giá nhà chung cư giảm 9,8%, trong khi giá nhà đơn lập và song lập giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong suốt 1 thập kỷ, lãi suất thấp đã mở đường cho sự tăng trưởng bùng nổ của giá nhà ở Đức, thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng và chi phí xây dựng cũng tăng cao, cơn sốt giá nhà đó đã chấm dứt. Nhiều doanh nghiệp bất động sản ở Đức đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi các thương vụ đóng băng và giá nhà giảm mạnh.
Số giấy phép xây dựng dự án chung cư ở Đức trong tháng 7 đã giảm 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá xây dựng tăng khoảng 9%. Chính phủ Đức đặt mục tiêu xây dựng 400.000 căn hộ chung cư mỗi năm, nhưng gặp nhiều trở ngại trong việc đặt mục tiêu này.
Hiệp hội xây dựng nhà ở Đức GdW, tổ chức đại diện cho 3.000 doanh nghiệp, đã lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng và kêu gọi Chính phủ hỗ trợ các công ty xây dựng. Chính phủ Đức dự kiến sẽ đưa ra một gói hỗ trợ cho ngành xây dựng vào cuối tháng này, sau khi công bố một số biện pháp như giảm bớt các thủ tục hành chính đối với ngành.
Sau khi lập kỷ lục vào tháng 7 năm ngoái, giá nhà ở Mỹ đã có 7 tháng giảm liên tiếp với tổng mức giảm 5% tính đến hết tháng 1 năm nay, một phần do lãi suất ở nước này tăng cao trong cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sau đó, nguồn cung nhà giảm sâu đã đẩy giá nhà tăng liên tục trở lại.
“Đợt tăng giá nhà tính từ tháng 2 đã xoá hết mức giảm trước đó. Tháng 7 này ghi nhận mức kỷ lục mọi thời đại mới của chỉ số giá nhà toàn quốc”, giám đốc Craig Lazzara của S&P Dow Jones Indices cho biết trong một tuyên bố.
Cũng theo ông Lazzara, sự phục hồi của giá nhà ở Mỹ diễn ra trên diện rộng. Như trong tháng 7, có 10 trong số 20 thành phố được lấy mẫu ghi nhận mức giá nhà cao kỷ lục.
Thành phố có giá nhà tăng mạnh nhất trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái là Chicago, với mức tăng 4,4%. Tiếp đó là Cleveland với mức tăng 4% và New York tăng 3,8%. Đây cũng là 3 thành phố có mức tăng giá nhà mạnh nhất ở Mỹ trong tháng 6.
Ngược lại, những thành phố ghi nhận giá nhận giá nhà giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu tập trung ở khu vực phía Tây nước Mỹ. Trong đó, giá nhà giảm mạnh nhất ở Las Vegas, với mức giảm 7,2% trong tháng 7 so với cách đây 1 năm. Ở Phoenix, mức giảm là 6,6%.
Vùng Trung Tây có giá nhà tăng 3,2% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục là khu vực có giá nhà tăng mạnh nhất. Tiếp theo là vùng Đông Bắc với mức tăng 2,3%. Vùng phía Tây chứng kiến giá nhà giảm 3,8%, và vùng phía Nam giảm 3,6%.
Bị đẩy lên bởi nguồn cung nhà giảm xuống thấp, nhưng giá nhà ở Mỹ cũng đang chịu áp lực giảm do lãi suất vay thế chấp nhà tăng cao. Lãi suất bình quân của các khoản vay thế chấp nhà kỳ hạn 30 năm lãi suất cố định trong tháng 8 là hơn 7%, cao nhất trong 20 năm, theo dữ liệu từ Freddie Mac.
Khác với ở Mỹ, giá nhà ở Đức đang giảm mạnh chưa từng thấy. Theo số liệu thống kê mới nhất, trong quý 2 năm nay, giá nhà ở nước này giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ ghi dữ liệu bắt đầu được ghi lại vào năm 2000. So với quý 1, giá nhà ở Đức giảm 1,5%, với mức giảm lớn hơn được ghi nhận ở các thành phố lớn.
Trong suốt 1 thập kỷ, lãi suất thấp đã mở đường cho sự tăng trưởng bùng nổ của giá nhà ở Đức, thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng và chi phí xây dựng cũng tăng cao, cơn sốt giá nhà đó đã chấm dứt. Nhiều doanh nghiệp bất động sản ở Đức đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi các thương vụ đóng băng và giá nhà giảm mạnh.
Số giấy phép xây dựng dự án chung cư ở Đức trong tháng 7 đã giảm 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá xây dựng tăng khoảng 9%. Chính phủ Đức đặt mục tiêu xây dựng 400.000 căn hộ chung cư mỗi năm, nhưng gặp nhiều trở ngại trong việc đặt mục tiêu này.
Hiệp hội xây dựng nhà ở Đức GdW, tổ chức đại diện cho 3.000 doanh nghiệp, đã lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng và kêu gọi Chính phủ hỗ trợ các công ty xây dựng. Chính phủ Đức dự kiến sẽ đưa ra một gói hỗ trợ cho ngành xây dựng vào cuối tháng này, sau khi công bố một số biện pháp như giảm bớt các thủ tục hành chính đối với ngành.