VNR Content
Pearl
Giá dầu thô thế giới rạng sáng ngày 10/3 đột ngột giảm sâu và quay về thời điểm cách đây một tuần trước thông tin sản lượng sản xuất dầu có thể tăng trong thời gian sắp tới. Cụ thể, giá dầu WTI đã giảm 12%, tức hơn 15 USD, xuống còn 108,7 USD/thùng. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ cuối tháng 11/2021. Đầu tuần này, dầu WTI đã từng chạm mức 130 USD/thùng, cao nhất trong 13 năm qua.
Tương tự, dầu Brent cũng giảm 13% tức 16,8 USD, xuống còn 111,1 USD/thùng, mức giảm sâu nhất kể từ tháng 4/2020. Trong tuần này, giá dầu Brent đã có lúc đạt 139 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2008.
Giá dầu thế giới quay trở về ngưỡng đầu tháng 3. Ảnh: Trading Economics
Giá dầu giảm sâu bắt nguồn từ việc Iraq và UAE cho biết các nước này có thể tăng sản lượng nếu OPEC + yêu cầu, theo Reuters.
“Mức giá 130 USD/thùng khiến thị trường dầu mỏ chìm trong tâm lý lo sợ gián đoạn nguồn cung từ Nga. Việc OPEC không có động thái và tình hình tại Ukraine leo thang chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Mọi thứ giờ đã được đảo ngược ở một mức độ nào đó”, John Kilduff, nhà phân tích của Again Capital, nhận xét.
Trong diễn biến gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga vào thị trường Mỹ hôm 8/3.
Anh là quốc gia tiếp theo có hạn chế riêng đối với hoạt động nhập khẩu dầu của Nga, đồng thời cho biết sẽ loại bỏ dần hàng hóa nhập khẩu của nước này vào cuối năm nay. Liên minh châu Âu mới đây cũng công bố kế hoạch giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Tương tự, dầu Brent cũng giảm 13% tức 16,8 USD, xuống còn 111,1 USD/thùng, mức giảm sâu nhất kể từ tháng 4/2020. Trong tuần này, giá dầu Brent đã có lúc đạt 139 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2008.
Giá dầu giảm sâu bắt nguồn từ việc Iraq và UAE cho biết các nước này có thể tăng sản lượng nếu OPEC + yêu cầu, theo Reuters.
“Mức giá 130 USD/thùng khiến thị trường dầu mỏ chìm trong tâm lý lo sợ gián đoạn nguồn cung từ Nga. Việc OPEC không có động thái và tình hình tại Ukraine leo thang chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Mọi thứ giờ đã được đảo ngược ở một mức độ nào đó”, John Kilduff, nhà phân tích của Again Capital, nhận xét.
Trong diễn biến gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga vào thị trường Mỹ hôm 8/3.
Anh là quốc gia tiếp theo có hạn chế riêng đối với hoạt động nhập khẩu dầu của Nga, đồng thời cho biết sẽ loại bỏ dần hàng hóa nhập khẩu của nước này vào cuối năm nay. Liên minh châu Âu mới đây cũng công bố kế hoạch giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.