Linh Pham
Intern Writer
Trào lưu tạo ảnh AI theo phong cách Ghibli đã "gây sốt" trên mạng xã hội, nhiều người dùng đã hào hứng biến ảnh cá nhân thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn của hãng phim hoạt hình nổi tiếng Nhật Bản. Tuy nhiên, việc sử dụng phong cách này để truyền tải một thông điệp chính trị và mục đích kinh doanh đã bị cộng đồng lên án vô cùng mạnh mẽ.
McDonald’s Mexico đang hứng chịu làn sóng phản đối dữ dội sau khi đăng tải loạt hình ảnh AI mô phỏng phong cách phim của Studio Ghibli. Thay vì được ca ngợi như một lời tri ân, chiến dịch này lại bị chỉ trích gay gắt, khi nhiều người cho rằng thương hiệu thức ăn nhanh này đã "chiếm đoạt" nghệ thuật của Ghibli mà không hề xin phép hay ghi nhận.
Hình ảnh trên được tạo bằng AI, lấy cảm hứng từ màu nước đặc trưng của Ghibli để tái hiện không gian và món ăn của McDonald’s. Tuy nhiên, cộng đồng mạng nhanh chóng lên án việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để "bắt trend", nhất là khi Ghibli nổi tiếng với triết lý sáng tạo tôn vinh sự tỉ mỉ, thủ công và nét đẹp của nghệ thuật vẽ tay.
Sự phẫn nộ càng bùng nổ khi nhắc đến Hayao Miyazaki – huyền thoại đứng sau Studio Ghibli, người từng thẳng thắn phản đối nghệ thuật do AI tạo ra, thậm chí gọi nó là "sự xúc phạm đến cuộc sống". Đối với nhiều người hâm mộ, việc một thương hiệu lớn như McDonald’s sử dụng AI để mô phỏng phong cách của Ghibli mà không hề ghi nhận tác giả chẳng khác nào một hành động “đánh cắp” nghệ thuật.
"Ghibli không phải là filter để chạy theo trend" – câu nói đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, thể hiện sự thất vọng của công chúng trước chiến dịch marketing gây tranh cãi này.
Trào lưu tạo ảnh AI theo phong cách Ghibli gần đây đã trở thành xu hướng "gây sốt" trên mạng xã hội, khi hàng loạt người dùng biến ảnh cá nhân thành những tác phẩm mang đậm dấu ấn của hãng phim hoạt hình Nhật Bản. Tuy nhiên, khi phong cách này được Nhà Trắng sử dụng để truyền tải một thông điệp chính trị nghiêm túc, phản ứng từ công chúng không còn là sự thích thú, mà là sự phẫn nộ.
Bão chỉ trích vì lựa chọn "thiếu tinh tế" - Cộng đồng mạng lập tức lên tiếng chỉ trích, cho rằng việc sử dụng phong cách nghệ thuật mang tính mộng mơ, đầy cảm xúc để minh họa một vấn đề nhạy cảm như trục xuất người nhập cư là “thiếu tế nhị”, “kém chuyên nghiệp” và thậm chí “đáng xấu hổ”.
Sự việc này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận lớn về cách chính phủ sử dụng hình ảnh AI, meme và các yếu tố văn hóa đại chúng trong truyền thông chính thức. Dù phong cách Ghibli đang trở thành xu hướng phổ biến trên mạng xã hội, nhưng việc Nhà Trắng áp dụng nó vào một chủ đề nhạy cảm như trục xuất người nhập cư đã khiến nhiều người không khỏi khó chịu.
#cơnsốtGhiblitrênChatGPT
McDonald’s Mexico gặp “bão” chỉ trích vì dùng AI mô phỏng phong cách Ghibli mà không xin phép
McDonald’s Mexico đang hứng chịu làn sóng phản đối dữ dội sau khi đăng tải loạt hình ảnh AI mô phỏng phong cách phim của Studio Ghibli. Thay vì được ca ngợi như một lời tri ân, chiến dịch này lại bị chỉ trích gay gắt, khi nhiều người cho rằng thương hiệu thức ăn nhanh này đã "chiếm đoạt" nghệ thuật của Ghibli mà không hề xin phép hay ghi nhận.

Hình ảnh trên được tạo bằng AI, lấy cảm hứng từ màu nước đặc trưng của Ghibli để tái hiện không gian và món ăn của McDonald’s. Tuy nhiên, cộng đồng mạng nhanh chóng lên án việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để "bắt trend", nhất là khi Ghibli nổi tiếng với triết lý sáng tạo tôn vinh sự tỉ mỉ, thủ công và nét đẹp của nghệ thuật vẽ tay.
Sự phẫn nộ càng bùng nổ khi nhắc đến Hayao Miyazaki – huyền thoại đứng sau Studio Ghibli, người từng thẳng thắn phản đối nghệ thuật do AI tạo ra, thậm chí gọi nó là "sự xúc phạm đến cuộc sống". Đối với nhiều người hâm mộ, việc một thương hiệu lớn như McDonald’s sử dụng AI để mô phỏng phong cách của Ghibli mà không hề ghi nhận tác giả chẳng khác nào một hành động “đánh cắp” nghệ thuật.
"Ghibli không phải là filter để chạy theo trend" – câu nói đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, thể hiện sự thất vọng của công chúng trước chiến dịch marketing gây tranh cãi này.
Nhà Trắng Hứng Bão Chỉ Trích Vì Dùng Ảnh AI Phong Cách Ghibli Minh Họa Vụ Bắt Giữ Người Nhập Cư
Nhà Trắng đang đối mặt với làn sóng phẫn nộ từ dư luận sau khi đăng tải một hình ảnh AI minh họa vụ bắt giữ người nhập cư trái phép – nhưng lại được thể hiện theo phong cách Studio Ghibli, vốn gắn liền với sự hồn nhiên và trong sáng.
Trào lưu tạo ảnh AI theo phong cách Ghibli gần đây đã trở thành xu hướng "gây sốt" trên mạng xã hội, khi hàng loạt người dùng biến ảnh cá nhân thành những tác phẩm mang đậm dấu ấn của hãng phim hoạt hình Nhật Bản. Tuy nhiên, khi phong cách này được Nhà Trắng sử dụng để truyền tải một thông điệp chính trị nghiêm túc, phản ứng từ công chúng không còn là sự thích thú, mà là sự phẫn nộ.
Bão chỉ trích vì lựa chọn "thiếu tinh tế" - Cộng đồng mạng lập tức lên tiếng chỉ trích, cho rằng việc sử dụng phong cách nghệ thuật mang tính mộng mơ, đầy cảm xúc để minh họa một vấn đề nhạy cảm như trục xuất người nhập cư là “thiếu tế nhị”, “kém chuyên nghiệp” và thậm chí “đáng xấu hổ”.
Sự việc này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận lớn về cách chính phủ sử dụng hình ảnh AI, meme và các yếu tố văn hóa đại chúng trong truyền thông chính thức. Dù phong cách Ghibli đang trở thành xu hướng phổ biến trên mạng xã hội, nhưng việc Nhà Trắng áp dụng nó vào một chủ đề nhạy cảm như trục xuất người nhập cư đã khiến nhiều người không khỏi khó chịu.
#cơnsốtGhiblitrênChatGPT