VNR Content
Pearl
Từ nhiều năm nay, iPhone rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người dùng liên tục gặp khó khi liên tục bị hãng từ chối tiếp nhận bảo hành đối với iPhone lỗi màn hình, với lý do "đã can thiệp ngoài", dù sản phẩm vẫn nguyên vẹn và vẫn còn thời hạn bảo hành chính hãng (12 tháng).
Theo đó, từ đầu tháng 5, nhiều người dùng phản ánh tình trạng iPhone 13 Pro, Pro Max mua chính hãng tại Việt Nam (mã máy VN/A) bị lỗi màn hình xanh, trắng, nhưng khi mang tới đại lý uỷ quyền (AAR) lẫn trung tâm bảo hành uỷ quyền (ASP) đều bị từ chối bảo hành, với lý do máy "đã bị can thiệp từ bên ngoài" hoặc "đã bị sửa đổi trái phép".
Những chiếc iPhone bị lỗi màn dù không rơi vỡ vẫn không được bảo hành
Tuy nhiên, những người dùng này khẳng định thiết bị họ mua về hoàn toàn chưa bị gây hư hỏng bởi tác động ngoại lực, không có "dấu vết" như cấn móp, nứt vỡ. "Máy dùng hoàn toàn bình thường và tôi chưa từng can thiệp hay sửa chữa bất kỳ chi tiết nào", một người dùng bức xúc chia sẻ.
Theo ghi nhận, thời gian gần đây tình trạng iPhone 13 Pro, Pro Max bị lỗi màn hình đang ngày càng phổ biến và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đại diện một ASP tiết lộ, chỉ riêng tháng 5 đã tiếp nhận 10 trường hợp iPhone 13 Pro Max bị lỗi màn hình, và tất cả đều bị từ chối bảo hành sau khi gửi tới trung tâm của Apple Việt Nam.
Vị đại diện này cũng cho biết, khi kiểm tra sơ bộ máy tại đơn vị thì không phát hiện dấu hiệu can thiệp bên ngoài, nhưng Apple vẫn trả về kết quả "đã can thiệp trái phép" và từ chối bảo hành.
Bất lực khi việc bảo hành iPhone đi vào ngõ cụt, nhiều người dùng đã phải tìm cách tự cứu lấy chính mình khi tìm đến những đơn vị sửa chữa bên thứ ba, không được Apple uỷ quyền.
Một trong những cách phổ biến được dùng để "cứu" những iPhone bị lỗi màn là câu dây đồng. Theo đó, nguyên nhân khiến iPhone bị lỗi màn được xác định là đứt cổ cáp do quá nhiệt trong quá trình sử dụng tần số quét 120Hz. Người thợ sửa sẽ hàn dây đồng siêu mảnh nối giữa 2 phần mạch linh kiện màn hình để giúp máy hiển thị lại.
Một chiếc iPhone được câu dây đồng
Cách sửa này có ưu điểm là rẻ, xử lý nhanh chóng, không cần phải tốn tới 8-10 triệu đồng để thay màn hình, nhưng nhược điểm là không rõ độ bền ra sao, và tuỳ chọn 120Hz cũng sẽ mất luôn, chỉ dùng được 60Hz.
Hiện tại, Apple lẫn Apple Việt Nam là công ty đại diện tại thị trường vẫn giữ im lặng về vấn đề này. Được biết, khi báo Thanh Niên liên hệ, phía Apple xác nhận có ghi nhận các trường hợp trên, nhưng không đưa ra bất kỳ phản hồi nào liên quan đến bảo hành cũng như quyền lợi của người dùng.
Theo đó, từ đầu tháng 5, nhiều người dùng phản ánh tình trạng iPhone 13 Pro, Pro Max mua chính hãng tại Việt Nam (mã máy VN/A) bị lỗi màn hình xanh, trắng, nhưng khi mang tới đại lý uỷ quyền (AAR) lẫn trung tâm bảo hành uỷ quyền (ASP) đều bị từ chối bảo hành, với lý do máy "đã bị can thiệp từ bên ngoài" hoặc "đã bị sửa đổi trái phép".
Tuy nhiên, những người dùng này khẳng định thiết bị họ mua về hoàn toàn chưa bị gây hư hỏng bởi tác động ngoại lực, không có "dấu vết" như cấn móp, nứt vỡ. "Máy dùng hoàn toàn bình thường và tôi chưa từng can thiệp hay sửa chữa bất kỳ chi tiết nào", một người dùng bức xúc chia sẻ.
Theo ghi nhận, thời gian gần đây tình trạng iPhone 13 Pro, Pro Max bị lỗi màn hình đang ngày càng phổ biến và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đại diện một ASP tiết lộ, chỉ riêng tháng 5 đã tiếp nhận 10 trường hợp iPhone 13 Pro Max bị lỗi màn hình, và tất cả đều bị từ chối bảo hành sau khi gửi tới trung tâm của Apple Việt Nam.
Vị đại diện này cũng cho biết, khi kiểm tra sơ bộ máy tại đơn vị thì không phát hiện dấu hiệu can thiệp bên ngoài, nhưng Apple vẫn trả về kết quả "đã can thiệp trái phép" và từ chối bảo hành.
Bất lực khi việc bảo hành iPhone đi vào ngõ cụt, nhiều người dùng đã phải tìm cách tự cứu lấy chính mình khi tìm đến những đơn vị sửa chữa bên thứ ba, không được Apple uỷ quyền.
Một trong những cách phổ biến được dùng để "cứu" những iPhone bị lỗi màn là câu dây đồng. Theo đó, nguyên nhân khiến iPhone bị lỗi màn được xác định là đứt cổ cáp do quá nhiệt trong quá trình sử dụng tần số quét 120Hz. Người thợ sửa sẽ hàn dây đồng siêu mảnh nối giữa 2 phần mạch linh kiện màn hình để giúp máy hiển thị lại.
Cách sửa này có ưu điểm là rẻ, xử lý nhanh chóng, không cần phải tốn tới 8-10 triệu đồng để thay màn hình, nhưng nhược điểm là không rõ độ bền ra sao, và tuỳ chọn 120Hz cũng sẽ mất luôn, chỉ dùng được 60Hz.
Hiện tại, Apple lẫn Apple Việt Nam là công ty đại diện tại thị trường vẫn giữ im lặng về vấn đề này. Được biết, khi báo Thanh Niên liên hệ, phía Apple xác nhận có ghi nhận các trường hợp trên, nhưng không đưa ra bất kỳ phản hồi nào liên quan đến bảo hành cũng như quyền lợi của người dùng.