The Storm Riders
Writer
Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng, Sony đã có một cuộc chuyển mình ngoạn mục trong thập kỷ qua. Bằng những quyết định tái cơ cấu táo bạo, đôi khi bị cho là "đầy đau đớn", Sony đã thoát khỏi vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt của thị trường điện tử tiêu dùng và vươn lên trở thành một đế chế giải trí hùng mạnh.
Kết quả kinh doanh năm tài chính 2023 cho thấy đồ điện tử chỉ đóng góp 17 tỷ USD, chiếm chưa đến 20% tổng doanh thu của Sony. Hơn một nửa doanh thu đến từ mảng trò chơi điện tử (29 tỷ USD), âm nhạc (11 tỷ USD) và phim ảnh (10 tỷ USD). Lợi nhuận của Sony cũng chủ yếu đến từ mảng giải trí.
Điều này trái ngược hoàn toàn với tình thế khủng hoảng hiện tại của Samsung. Vốn hóa mất hơn 120 tỷ USD chỉ sau 1 năm, cắt giảm lương thưởng hiệu suất nhân viên, thu hẹp lực lượng lao động, nhiều lĩnh vực gióng lên hồi chuông báo động. Chính ông Lee lãnh đạo cao nhất Samsung Electronics đã phải dùng từ "khủng hoảng" để nói về khó khăn trước mắt. Vậy khác biệt giữa Sony và Samsung là gì? Người Nhật đã đi trước ở đâu?
Để đạt được điều này, Sony đã thực hiện ba quyết định quan trọng:
Mặc dù giá cổ phiếu có giảm nhẹ sau đó, nhưng đã tăng trở lại mạnh mẽ nhờ thông tin Sony đang đàm phán mua lại Kadokawa. Vốn hóa thị trường của Sony tiếp tục tăng lên vượt mốc 130 tỷ USD, khi giới tài chính đánh giá thương vụ này là "liều doping" kích thích hoạt động giải trí của tập đoàn, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Giá cổ phiếu có lúc đã đạt mốc cao nhất trong lịch sử 25 năm qua.
Không giống nhiều công ty phụ thuộc vào số ít sản phẩm hoặc chỉ 1 lĩnh vực duy nhất, Sony đã đa dạng hóa nguồn thu giúp giảm thiểu rủi ro và tạo sự ổn định bền vững.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng không ảnh hưởng nhiều đến Sony bây giờ nữa, trái ngược với những khó khăn mà Samsung và LG đang phải đối mặt ngay trước mắt. Người Nhật không cần phải cạnh tranh trực tiếp về giá với các sản phẩm điện tử tiêu dùng của Trung Quốc, mà tập trung vào chất lượng và xây dựng thương hiệu.
Các mảng kinh doanh của họ bổ trợ cho nhau tạo nên một hệ sinh thái trải dài phong phú. Nếu một mảng kinh doanh gặp khó khăn, các mảng khác có thể bù đắp; nếu 1 sản phẩm thất bại thì có ngay sản phẩm thành công khác gánh vác. Ví dụ, nếu Madame Web thua lỗ thì Venom 3 có thể bù đắp; nếu Concord thất bại thì Astro Bot sẽ tỏa sáng. Khi kinh doanh PlayStation chậm lại thì âm nhạc và bán dẫn vươn lên.
Sony đã chuyển dịch từ nhà sản xuất phần cứng sang cung cấp nội dung và dịch vụ, tận dụng lợi thế của mình trong các lĩnh vực giải trí.
Mặc dù tập trung vào giải trí như vậy, Sony vẫn tiếp tục phát triển 1 số sản phẩm công nghệ chất lượng cao, đặc thù mà Trung Quốc khó có thể cạnh tranh:
Kết quả kinh doanh năm tài chính 2023 cho thấy đồ điện tử chỉ đóng góp 17 tỷ USD, chiếm chưa đến 20% tổng doanh thu của Sony. Hơn một nửa doanh thu đến từ mảng trò chơi điện tử (29 tỷ USD), âm nhạc (11 tỷ USD) và phim ảnh (10 tỷ USD). Lợi nhuận của Sony cũng chủ yếu đến từ mảng giải trí.
Điều này trái ngược hoàn toàn với tình thế khủng hoảng hiện tại của Samsung. Vốn hóa mất hơn 120 tỷ USD chỉ sau 1 năm, cắt giảm lương thưởng hiệu suất nhân viên, thu hẹp lực lượng lao động, nhiều lĩnh vực gióng lên hồi chuông báo động. Chính ông Lee lãnh đạo cao nhất Samsung Electronics đã phải dùng từ "khủng hoảng" để nói về khó khăn trước mắt. Vậy khác biệt giữa Sony và Samsung là gì? Người Nhật đã đi trước ở đâu?
Để đạt được điều này, Sony đã thực hiện ba quyết định quan trọng:
- Rút khỏi kinh doanh tấm nền LCD.
- Bán VAIO, rút khỏi thị trường máy tính.
- Thu hẹp kinh doanh smartphone và TV.
Mặc dù giá cổ phiếu có giảm nhẹ sau đó, nhưng đã tăng trở lại mạnh mẽ nhờ thông tin Sony đang đàm phán mua lại Kadokawa. Vốn hóa thị trường của Sony tiếp tục tăng lên vượt mốc 130 tỷ USD, khi giới tài chính đánh giá thương vụ này là "liều doping" kích thích hoạt động giải trí của tập đoàn, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Giá cổ phiếu có lúc đã đạt mốc cao nhất trong lịch sử 25 năm qua.
Không giống nhiều công ty phụ thuộc vào số ít sản phẩm hoặc chỉ 1 lĩnh vực duy nhất, Sony đã đa dạng hóa nguồn thu giúp giảm thiểu rủi ro và tạo sự ổn định bền vững.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng không ảnh hưởng nhiều đến Sony bây giờ nữa, trái ngược với những khó khăn mà Samsung và LG đang phải đối mặt ngay trước mắt. Người Nhật không cần phải cạnh tranh trực tiếp về giá với các sản phẩm điện tử tiêu dùng của Trung Quốc, mà tập trung vào chất lượng và xây dựng thương hiệu.
Các mảng kinh doanh của họ bổ trợ cho nhau tạo nên một hệ sinh thái trải dài phong phú. Nếu một mảng kinh doanh gặp khó khăn, các mảng khác có thể bù đắp; nếu 1 sản phẩm thất bại thì có ngay sản phẩm thành công khác gánh vác. Ví dụ, nếu Madame Web thua lỗ thì Venom 3 có thể bù đắp; nếu Concord thất bại thì Astro Bot sẽ tỏa sáng. Khi kinh doanh PlayStation chậm lại thì âm nhạc và bán dẫn vươn lên.
Sony đã chuyển dịch từ nhà sản xuất phần cứng sang cung cấp nội dung và dịch vụ, tận dụng lợi thế của mình trong các lĩnh vực giải trí.
- Trò chơi điện tử: Sony Interactive Entertainment là một trong 4 công ty lớn nhất ngành công nghiệp video game, máy chơi game PlayStation dẫn đầu thị trường home console. Astro Bot vừa giành giải Game of the Year, chiến thắng 4/7 đề cử tại TGA 2024, một minh chứng cho sức mạnh của Sony trong lĩnh vực này.
- Âm nhạc: Sony Music là nhà xuất bản âm nhạc lớn nhất thế giới và là hãng thu âm lớn thứ hai, đồng thời quản lý danh mục tài sản âm nhạc đồ sộ nhất ngành với hơn 6 triệu bài hát bản quyền. Ca khúc Bling-Bang-Bang-Born đã "gây bão" tại Nhật Bản năm vừa qua, đứng đầu bảng xếp hạng Oricon bán niên với hơn 300 triệu lượt nghe trực tuyến, trong khi album Cowboy Carter nhận được 11 đề cử Grammy, kỷ lục album được đề cử nhiều thứ hai trong lịch sử giải thưởng này.
- Phim ảnh: Sony Pictures là một trong Big 5 của Hollywood sở hữu Columbia Pictures, studio chiến thắng hạng mục Best Pictures nhiều nhất lịch sử giải Oscar. Đòng thời là thế lực đứng sau Crunchyroll, nền tảng phát trực tuyến sở hữu kho anime bản quyền lớn nhất hành tinh. Bộ phim It Ends With Us đạt doanh thu phòng vé ấn tượng 350 triệu USD, gấp 14 lần kinh phí sản xuất. Trong khi mùa 4 của TV series siêu anh hùng The Boys đạt kỷ lục hơn 55 triệu lượt xem trên Prime Video.
- Anime: Sony đang củng cố vị thế trên thị trường anime phát triển mạnh mẽ, thông qua Crunchyroll là nền tảng phân phối lớn bên ngoài Nhật Bản và Aniplex là 1 trong những nhà sản xuất anime lớn nhất thế giới. Đầu tư hợp tác với Kadokawa sẽ giúp Sony tiếp cận sâu rộng kho tàng IP và tăng cường năng lực cung cấp anime, game AAA và các sản phẩm giải trí khác. Anime Solo Leveling mùa 1 lọt top 5 anime có rating cao nhất trên Crunchyroll, trong khi Makeine là bộ anime rom-com hay nhất mùa hè vừa qua.
Mặc dù tập trung vào giải trí như vậy, Sony vẫn tiếp tục phát triển 1 số sản phẩm công nghệ chất lượng cao, đặc thù mà Trung Quốc khó có thể cạnh tranh:
- Máy ảnh: Alpha 1 II mới ra mắt.
- TV: Bravia 9 được công nhận rộng rãi là chiếc TV LCD hiển thị đẹp nhất hiện nay.
- Máy chiếu: Máy chiếu home cinema laser 4K HDR Bravia Projector 9 (giá 32.000 USD).
- Màn hình chuyên nghiệp: Màn hình tham chiếu Hollywood TRIMASTER HX BVM-HX1710 với đỉnh sáng 3.000 nit.
- Tai nghe: Tai nghe kiểm âm Hi-Res MDR-M1.