Google giải thích gì về hình ảnh cờ Việt Nam bị bôi trắng tại đảo Trường Sa?

Trên nhiều hội nhóm mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh khu vực bản đồ trên ứng dụng Google Maps, trong đó ở khu vực đảo Trường Sa (Khánh Hoà) nơi đây đã được người dân làm lá cơ Việt Nam khổng lồ bằng gốm và bị Google bôi trắng.
Tình trạng này diễn ra khá lâu và Google vẫn chưa có biện pháp nào để khắc phục lá cờ này. Theo ghi nhận tới tối ngày 11/7 tình trạng trên vẫn diễn ra.
Được biết, theo dữ liệu trên Google Earth, dữ liệu hình ảnh bản đồ hiện tại được chụp trong giai đoạn từ giữa tháng 3/2022. Đáng chú ý, khi kiểm tra vị trí lá cờ trên dịch vụ Apple Maps (tại tọa độ 8⁰38'38.9"N 111⁰55'09.7"E), lá cờ vẫn hiển thị đầy đủ.

Google nói gì về hành vi bôi trắng hình ảnh cờ Việt Nam tại đảo Trường Sa?

Google giải thích gì về hình ảnh cờ Việt Nam bị bôi trắng tại đảo Trường Sa?
Lá cờ Việt Nam bằng gốm này có kích thước 12,5m x 25m, diện tích 310 m2, được ghép từ 310.000 viên gốm cỡ 3cm x 3cm. Mục đích của lá cờ làm bằng gồm này là để mọi người có thể nhìn rõ quốc kỳ Việt Nam khi bay ngang qua hay xem hình ảnh từ vệ tinh trên các dịch vụ bản đồ
Bà Hà Lâm Tú Quỳnh, Giám đốc truyền thông Google châu Á - Thái Bình Dương cho biết: "Google không làm mờ hoặc thay đổi hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi các đối tác thứ ba. Vấn đề liên quan đến hình ảnh đang hiển thị là do chất lượng ảnh kém và chúng tôi đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn".
Google giải thích gì về hình ảnh cờ Việt Nam bị bôi trắng tại đảo Trường Sa?
Hình ảnh lá cờ tại đảo Trường Sa
Vụ việc trên đã gây phẫn nộ trong dư luận, rất nhiều người đã lên tiếng và cảm thấy bức xúc khi hình ảnh cờ Việt Nam thiêng liêng trên đảo Trường Sa, lại bị Google bôi trắng.
Hiện tại, phía bên Google cũng đã ghi nhận sự việc và sẽ tiến hành cập nhật hình ảnh một cách chi tiết và chính xác trên Google Maps.
Đối với nghi vấn sự cố phát sinh do người dùng tự ý chỉnh sửa chi tiết trên bản đồ, đại diện hãng khẳng định người dùng không có quyền can thiệp vào chi tiết hình ảnh được chụp trên Google Earth Pro.
Trên cơ sở trả lời của Google, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã yêu cầu Google nhanh chóng khắc phục.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top