GrabFood đang “ăn trên đầu trên cổ” người dùng Việt Nam

Các ứng dụng (app) đặt đồ ăn lâu nay luôn được quảng cáo là một tiện ích mới của công nghệ đã mang tới sự tiện lợi vượt trội cho người dùng. Song rất ít người tiêu dùng biết được rằng, một số app trong những cái tên trên đang “ăn trên đầu trên cổ’ thực khách.

Sau chiêu bài “tiện ích” là…

“Tiện ích” công nghệ mang đến sự tiện lợi cho người dùng chính là chiêu bài lâu nay được các app đặt đồ ăn sử dụng để quảng cáo, quảng bá và truyền thông đến cộng đồng, khách hàng. Và cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, các phương tiện truyền thông, lâu nay đã có phần nào “u mê” tuyên truyền một chiều có lợi cho các app đặt đồ ăn mà ít nhìn thấy mặt trái của một số app gây ra. Khi tiện ích công nghệ được khai sinh, đưa vào kinh doanh qua con đường cung cấp dịch vụ trên thị trường, “lợi thì có lợi” nhưng nhiều khi người tiêu dùng lại ngày càng bị thiệt nhiều hơn. Thực tế này đang diễn ra tại thị trường Việt Nam, tùy mỗi app với toan tính, chiêu trò khác nhau sẽ “bào” tiền từ người tiêu dùng ở những mức độ khác nhau. Khi cộng đồng người dùng bị phủ một lượng thông tin khổng lồ về tiện ích của app đặt đồ ăn; khi tính tiện ích của dịch vụ này được các app chi ra hàng trăm tỉ đồng để mua bài PR, quảng cáo trên các báo, trang tin, trực tuyến, panô ngoài trời…; nhận thức của cộng đồng về vấn đề này đã bị lèo lái sang hướng phiến diện, không đầy đủ, hay nói cách khác chỉ thuần một màu hồng mà không thấy được vết ố, vết đen với những chiêu trò. Chính vì thế, những những năm qua, lượng người dùng điện thoại sử dụng các app đặt đồ ăn đã không ngừng tăng trưởng mạnh. Môt cuộc khảo sát người dùng ở độ tuổi từ 18-40 vào cuối năm 2021 tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng cho thấy, tỉ lệ sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến đạt mức 83%, tăng từ mức 62% năm 2020. Còn về dung lượng thị trường, hiện có những thống kê đưa ra các con số khác nhau, xuất phát từ cách tính và tiêu chí khác nhau.
GrabFood đang “ăn trên đầu trên cổ” người dùng Việt Nam
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, quy mô thị trường này đạt khoảng 38 triệu USD năm 2020 và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11%/năm trong 5 năm tiếp theo. Trong khi đó theo Kantar TNS, doanh thu của thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt 148 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng trung bình 28,5%/ năm. Doanh số thị trường dự kiến tăng lên mức 449 triệu USD vào năm 2023. Trong đó, mảng doanh thu Restaurant to Consumer Delivery (được hiểu là doanh thu tiền hàng mà thực khách trả cho phía quán/nhà cung cấp đồ ăn) khoảng 117 triệu USD, chiếm 79%; mảng doanh thu Platform to Consumer Delivery (được hiểu là phí dịch vụ vận chuyển, phí ship thực khách phải trả cho nhà cung cấp nền tảng là các app, sau đó các app chia sẻ với tài xế/shipper) khoảng 32 triệu USD (chiếm 21%). Cũng theo nghiên cứu từ Kantar TNS, lượng người sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến năm 2018 là khoảng 5,3 triệu người, chủ yếu thuộc mảng Restaurant to Consumer Delivery (chiếm 92%). Đến năm 2023, số lượng người sử dụng dịch vụ này được dự báo sẽ đạt khoảng 13 triệu người.

“Ăn trên đầu trên cổ” người tiêu dùng

Tiện ích đặt đồ ăn qua app đã và đang được quảng cáo “ru ngủ” người tiêu dùng và khiến họ không hoặc khó phát hiện ra rằng, có một số app giở chiêu trò “chặt đẹp” người dùng, ở mức khó tin đến không ngờ. Một số trường hợp đã được xác minh cho thấy, Grab đã không chỉ “ăn trên đầu trên cổ” người tiêu dùng/khách hàng mà còn “ăn” thêm chiết khấu ở nhiều phía khác như nhà hàng/chủ quán và tài xế/shipper. Đơn cử đơn hàng thứ nhất, khách hàng đặt mua 2 bát phở đùi gà tại Quán miến phở gà 43 Mạc Đỉnh Chi (Quận 1) ship đến đường Bến Vân Đồn (Quận 4, TPHCM), giá mỗi bát phở đặt qua ứng dụng GrabFood là 58.000 đồng, tổng giá 2 bát là 116.000 đồng. Hầu hết khách hàng sẽ nghĩ rằng, mức giá đó là giá gốc của quán, nên sẽ vui vẻ chấp nhận hoặc không có ý kiến gì. Tuy nhiên trên thực tế không phải vậy. Bởi mỗi bát phở đùi gà nếu thực khách ăn tại Quán miến phở gà 43 Mạc Đỉnh Chi chỉ có giá 45.000 đồng. Như vậy, Grab đã nâng giá một cách “dã man” lên tới 13.000 đồng mỗi bát, tương ứng mức nâng 28,88%. Chưa hết, quãng đường trong đơn hàng được Grab tính là 4,1km với mức phí 24.000 đồng, trong khi Google Maps xác định quãng đường di chuyển là 3km. Như vậy tổng đơn hàng người tiêu dùng phải trả là 140.000 đồng, tính ra giá mỗi bát phở đùi gà là 70.000 đồng, trong khi giá gốc tại quán là 45.000 đồng. Sở dĩ khách hàng phải trả thêm tới 25.000 đồng cho mỗi bát, tương ứng mức tăng 55,55%, là vì phải chịu cảnh “một cổ 2 tròng”, bị Grab vừa nâng giá và vừa thu phí giao hàng. Cũng trong trường hợp này, nếu khách hàng chỉ đặt mua 1 bát phở, thì tổng số tiền phải trả lên tới 82.000 đồng, mức trả thêm là 37.000 đồng, tương ứng 82,22%. Còn nếu mua 3 bát, phí ship trên mỗi bát theo đó được giảm xuống, khách hàng phải trả cho mỗi bát là 66.000 đồng, cao hơn giá ăn tại quán 21.000 đồng. Sự dao động về giá trên mỗi bát phở đặt qua GrabFood tùy thuộc vào số bát phở đặt mua, theo đó phí ship trên mỗi bát sẽ thay đổi. Tuy nhiên về khoảng nâng giá thì không có gì thay đổi, bản chất là Grab vẫn “ăn trên đầu trên cổ” người tiêu dùng 28,88%. Đơn cử đơn hàng thứ hai, cũng tại quán trên, thực khách đặt mua 1 bát phở đùi gà và 1 bát phở gà loại thường, mức giá lần lượt được Grab nâng lên là 58.000 đồng và 50.000 đồng, tổng tiền 108.000 đồng. Tuy nhiên như đã nói, Grab đã tùy tiện nâng giá để ăn một khoảng chênh lệch lớn từ người tiêu dùng. Trường hợp ở đây, bát phở gà loại thường bị Grab nâng giá vô tội vạ từ mức 40.000 đồng (mức giá thực khách phải trả khi ăn tại quán) lên 50.000 đồng, tức tăng đến 25%. Tính chung, nếu thực khách ăn tại quán hoặc mua trực tiếp tại quán thì tổng số tiền phải trả chỉ là 85.000 đồng. Như vậy, Grab với sự nâng giá tùy tiện đã bỏ túi 23.000 đồng, tương ứng 27%, chưa kể phí ship khách hàng phải trả riêng. Song còn bất ngờ hơn, số tiền thực tế sau đó Grab chi trả lại cho phía chủ quán chỉ là 83.160 đồng chứ không phải 85.000 đồng, nghĩa là Grab “ăn” thêm của phía quán 1.840 đồng. Và tất nhiên là Grab cũng “ăn” ở đầu thứ ba chính là phía tài xế. Tỉ lệ tài xế Grab bị chiết khấu hiện nay chiếm khoảng 33% trong tổng phí ship, trong đó bao gồm một phần nhỏ khoảng vài phần trăm (%) là thuế thu hộ cho nhà nước. Dạ Thảo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
mình thấy nhiều quán trên Grab giá phù hợp mà. Do mình lựa chọn quán thôi. Nhiều quán trên grab giá cao hơn khi mua trực tiếp. Nhưng có quán giá phù hợp. Vì áp dụng khuyến mãi, thấy rẻ hơn cả ở ngoài quán
 
Vấn đề ở đây là tính minh bạch bạn ah. Ở quán bạn trả 50k thì tôi sẽ báo bạn 50k, phí dịch vụ của tôi tính 100k hay 200k cũng không quan trọng miễn là người tiêu dùng chấp nhận; tôi đàm phán với quán chỉ trả 40k cũng là lợi thế của tôi và tôi được hưởng. Tuy nhiên, khi giá quán là 50k mà báo cho người tiêu dùng là 60k thì là không minh bạch. Tương tự như vậy, trong quán ăn hải sản, bạn có thể chọn mua hải sản mang về, mua và ăn tại chỗ, thậm chí một số quán còn cho phép bạn mang hải sản từ chỗ khác đến và tính công làm và chỗ ngồi. Lựa chọn thế nào là của bạn, miễn là bạn được cung cấp đầy đủ thông tin để quyết định.
 
Làm thêm bài viết về SHOPPEEFOOD nữa tác giả oi. App này cũng coi thường khách hàng và ăn tren đầu trên cổ 3 phía như grab vây. Đã vậy khi ky hop đồng với tài xế thì bắt buoc phải co xe gắn máy khi lam viêc thì luôn tính phí ship với tài xế bằng đường đi bộ nên tinh trang tài xế chay xe ngược chiều nhiều cũng từ đây mà ra. Tài xế đã gop ý nhiều lần rồi mà vẫn kg thay đổi gì hết. Biết thêm chi tiết thì liên hệ mình nha
 
Từ ngữ nghe nặng nề quá, sao lại gọi là ăn trên đầu trên cổ được. Anh muốn đảm bảo đúng giá gốc thì ra quán mà ăn, còn muốn đem tận nhà thì trả thêm phí dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Ví dụ như hải sản mua ở chợ giá 450K đem về nhà tự nấu, nhưng vào quán 800K có người nấu sẵn phục vụ, thế thôi. Yên tâm, người thu nhập thấp sẽ rất hạn chế đặt đồ ăn qua app. Cũng chẳng mấy khi người ta đặt hàng nhu yếu phẩm qua app đâu, toàn đồ ăn ngon thôi.
 
Thành viên mới đăng
Top