Hà Nội thực hiện hai thay đổi lớn bên trong Vành đai 1

Sasha
Sasha
Phản hồi: 0

Sasha

Writer
Cả hai thay đổi này đều hướng đến cải thiện ô nhiễm môi trường khu vực bên trong Vành đai 1.

Cấm xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch lưu thông từ 1/7/2026

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

1752458503970.png

Theo chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn xe máy, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1.

Từ ngày 1/1/2028, không có xe môtô, xe gắn máy và hạn chế xe ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2. Từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội có 7 tuyến vành đai, trong đó có 5 tuyến chính gồm 1, 2, 3, 4, 5 và 2 tuyến hỗ trợ (vành đai 2,5 và 3,5).

1752458530374.png

Vành đai 1 của Hà Nội

Vành đai 1 là tuyến đường huyết mạch, trục chính đô thị kết nối các phường trung tâm và giải quyết nhu cầu di chuyển trong thành phố, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội gồm phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Hoàng Cầu - Voi Phục.

Vai trò của Vành đai 1 không chỉ là tuyến đường giao thông, tuyến đường này còn gắn liền với việc bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử khi đi qua các khu vực biểu tượng như phố cổ Hà Nội.

Vành đai 1 sẽ bao gồm các tuyến đường, phố Trần Khát Chân (ngã ba Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái) - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Ô Chợ Dừa - Đê La Thành - Hoàng Cầu - Đê La Thành - Cầu Giấy - đường Bưởi - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân.

Dự án Vành đai 1 chưa được khép kín do vẫn còn đoạn từ Hoàng Cầu tới Voi Phục đang thi công. Đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài hơn 2,2 km, mặt cắt ngang 50 m, điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa cũ), điểm cuối tại nút giao Voi Phục (quận Ba Đình cũ).

Vì vậy, khi hoàn thành đoạn tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục, đây sẽ là vành đai đầu tiên của Hà Nội được khép kín.

Song hành cùng với cấm xe máy nhiên liệu hóa thạch lưu thông vào Vành đai 1, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Hà Nội tăng lệ phí trước bạ và phí biển số ô xe, xe máy chạy nhiên liệu hóa thạch.

Đây là một giải pháp song song để hạn chế ôtô, xe máy sử dụng xăng, dầu, bên cạnh việc bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn môtô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1, từ ngày 1/1/2028 không có xe môtô, xe gắn máy, hạn chế xe ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Hà Nội sắp cấm nhựa dùng một lần ở nhà hàng, cà phê trong Vành đai 1

Cũng theo Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hà Nội sẽ thí điểm không dùng nhựa một lần tại cửa hàng đồ uống, quán ăn trong Vành đai 1. Việc thí điểm sẽ thực hiện từ Quý IV năm nay và nhân rộng trong những năm tiếp theo.

Sản phẩm nhựa dùng một lần gồm khay, hộp đựng thực phẩm, bát, cốc, ống hút, dụng cụ khác có thành phần nhựa, được thiết kế để dùng một lần. Còn bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là các loại làm từ nhựa PE, PP, PS, PVC, PET, thường lâu phân hủy trong môi trường đất, nước, hoặc bãi chôn lấp.

1752458601434.png

Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 1400 tấn rác thải nhựa thải ra mỗi ngày.

Các sản phẩm nhựa thường được phân loại theo các mã số nhận dạng, từ 1 đến 7, mỗi loại nhựa có đặc tính và phương pháp tái chế khác nhau. Các mã này thường được in dưới đáy các sản phẩm nhựa.

1752458618234.png

PET (Polyethylene Terephthalate) - Số 1: Là nhựa phổ biến trong chai nước, đồ uống. Phương pháp tái chế: Nung chảy và đúc khuôn. PET có thể tái chế nhiều lần, dùng để sản xuất các sản phẩm như áo thun, chăn, thảm.

HDPE (High-Density Polyethylene) - Số 2: Chai lọ nhựa sữa, dầu ăn, các sản phẩm gia dụng. Phương pháp tái chế: Nung chảy và đúc khuôn, tái chế cơ học. Nhựa HDPE sau khi tái chế thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như thùng chứa, hộp đựng, đồ gia dụng, hoặc vỉ nhựa.

PVC (Polyvinyl Chloride) - Số 3: Nhựa mềm dùng trong các sản phẩm như đường ống, vỏ điện thoại. Phương pháp tái chế: Tái chế cơ học (hiếm) và phân hủy hóa học. Tuy nhiên, việc tái chế PVC khá phức tạp và ít phổ biến do khó xử lý các chất phụ gia có trong nhựa này.

LDPE (Low-Density Polyethylene) - Số 4: Túi nhựa, vỏ bọc thực phẩm. Có thể tái chế nhưng ít phổ biến.

PP (Polypropylene) - Số 5: Hộp thực phẩm, vỉ nhựa. Dễ tái chế thành các sản phẩm như thùng chứa, nắp chai.

PS (Polystyrene) - Số 6: Cốc nhựa, hộp xốp. Rất khó tái chế và dễ gây ô nhiễm.

Other (Miscellaneous) - Số 7: Nhựa pha trộn khác. Thường không thể tái chế hoặc khó xử lý.

>> Những tuyến đường ở Hà Nội nói không với xe máy xăng từ tháng 7/2026

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL2hhLW5vaS10aHVjLWhpZW4taGFpLXRoYXktZG9pLWxvbi1iZW4tdHJvbmctdmFuaC1kYWktMS42NDc4NS8=
Top