Hai câu nói của Socrates cực kỳ sâu sắc

Đoàn Thúy Hà

Editor
Thành viên BQT
Triết gia người Hy Lạp cổ đại Socrates (470-399 TCN) được coi là một trong những người đã sáng tạo ra nền triết học phương Tây, và là nhà triết gia đạo đức đầu tiên của nền tư tưởng đạo đức phương Tây.

Ông là một nhân vật rất bí ẩn, ông không viết ra bất cứ điều gì, mọi thông tin về ông được biết đến chủ yếu thông qua các tác phẩm do những tác giả cổ đại cùng thời kể lại, trong đó nổi bật nhất chính là hai môn sinh của ông là Plato và Xenophon.

Socrates có một sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đối với những triết gia sau thời kỳ cổ đại và hiện đại. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và văn hóa đại chúng miêu tả về ông đã khiến ông trở thành một trong những hình tượng được biết đến rộng rãi nhất trong nền tư tưởng triết học phương Tây.

Ông có phải là một người ngay thẳng và chính trực như sử gia Xenophon đã mô tả? Liệu ông có phải là nhà triết học đạo đức tiên phong vẽ nên những cuộc đối thoại như triết gia Plato đã thể hiện trong các ghi chép? Và liệu ông có phải là người đã đúc rút triết học từ thiên đường rồi đưa nó vào từng trái tim, từng ngôi nhà như nhà văn và chính trị gia người La Mã Kikeron đã khẳng định?

Mọi giả thuyết và kết luận đều có thể xảy ra vì Socrates không để lại bất kỳ tài liệu nào liên quan đến các bài giảng của ông. Những người sống gần gũi ông và những người quan tâm đã viết lại cho ông.
1718719472946.png
Bản chất đôi khi trái ngược với những giả thuyết và kết luận. Do vậy, cái tên “vấn đề Socrates”, hay “nghi vấn Socrates” vẫn là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Dù các học giả có đưa ra giả thuyết và kết luận ra sao, Socrates cũng đã để lại một di sản văn hóa liên quan đến bản chất và cuộc sống của con người.

Tri thức về thế giới tự nhiên bên ngoài, nếu không có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống con người, cũng chỉ là thứ yếu. Mọi tri thức có liên quan đến bản chất và cuộc sống của con người đều đáng được sở hữu và cần phải được tích luỹ. Theo cách nói của Socrates, “cuộc sống vô minh thì không đáng để sống”.

GNOTHI SE AFTON: Tự biết mình​

Nhiều người đã cố gắng luận giải cụm từ này để hiểu được ý nghĩa sâu sắc nhất. Không mấy khó khăn để hiểu chúng nhưng để biết rõ chính xác một người có hiểu được nội hàm hay không thì phải thông qua hành động của người ấy.

“Gnothi se afton” có nghĩa là “tự biết mình”. Một người ý thức được sự tồn tại và hành động của bản thân cũng sẽ hiểu người khác. Ở cấp độ đơn giản hơn, đó là sự khám phá thói quen của một người là tốt hay xấu, liệu người đó có khả năng học hỏi và cải thiện bản thân trong suốt cuộc đời của mình hay không.

Tự biết mình, hoàn toàn biết rõ bản chất ý thức lẫn vô thức của chính mình, là động cơ tạo nên năng lực, sự tiết độ và thành đạt. Các cá nhân gặp phải khó khăn trong đời phần lớn bởi vì họ không thực sự hiểu biết được bản chất, khả năng, giới hạn, động cơ cũng như toàn bộ cung bậc tính cách của chính mình.

Quá trình tìm hiểu bản thân đòi hỏi không ít nỗ lực. Nói cho cùng, tự biết mình là biết mọi lẽ thiện lương trong đời.

EN OIDA OTI OUDEN OIDA: Tôi biết rằng tôi không biết gì​

Cụm từ trong tiếng Hy Lạp dịch sát nghĩa hơn là: “Tôi chỉ biết một điều, và điều đó là tôi không biết gì”. Socrates không có ý nói rằng ông không biết gì, mà là con người không thể biết bất cứ điều gì một cách chắc chắn tuyệt đối mặc dù ông có thể cảm thấy tự tin về một số điều nhất định. Socrates khám phá bản thân và càng khám phá, ông càng nhận ra rằng sự hiểu biết của ông là hữu hạn.

Dòng tư tưởng này của Socrates tương tự với triết học phương Đông, Đức Phật Thích Ca từng nói: “Ta đời này chưa có giảng Pháp nào hết” sau khi đã giảng cho các đệ tử của ngài về chân lý của vũ trụ trong nhiều năm. Thực ra, Đức Phật Thích Ca muốn nói rằng, đạt đến tầng Như Lai như ông, ông chưa thể thấy được chân lý tối hậu của vũ trụ, Pháp tối hậu của vũ trụ là gì.

Dù chúng ta tìm hiểu về nền triết học nào thì chúng cũng đều có một điểm giống nhau: hiểu biết và khám phá bản thân.

Một người hiểu biết về bản thân có thể tránh được nhiều tình huống xấu, không may xảy đến. Câu chuyện về Daedalus dưới đây như một lời nhắc nhở chúng ta về những giới hạn của con người.

Daedalus là một nghệ nhân vô cùng khéo léo – khéo léo đến mức người ta cho rằng ông có thể tạo ra mọi thứ giống như thật. Vua Minos nhốt Daedalus trong một tòa tháp để không cho ông biết về một mê cung nổi tiếng trên đảo Crete ở Hy Lạp. Daedalus và con trai Icarus muốn thoát khỏi hòn đảo Crete và họ chỉ có thể trốn thoát bằng cách bay.

Vì vậy, Daedalus đã làm hai đôi cánh. Ông cảnh báo Icarus không nên bay quá cao, vì sức nóng của mặt trời sẽ làm tan chảy sáp, cũng không bay quá thấp vì bọt biển sẽ làm ướt đôi cánh khiến chúng không bay được nữa. Như vậy, hai cha con đã bay đi. Họ băng qua Samos, Delos và Lebynthos, cậu bé Icarus bắt đầu bay vút lên như thể cậu đã chạm tới thiên đường.

Ánh nắng chói chang khiến lớp sáp nối những chiếc lông mềm và rơi ra. Icarus rơi xuống biển. Daedalus đã khóc, ai oán về kỹ nghệ của mình, ông gọi vùng đất gần nơi Icarus rơi xuống đại dương là Icaria để tưởng nhớ con trai.

Không hiểu rõ bản thân, như Icarus đã không nghe lời khuyên tận tâm của cha, con người thường cho rằng chúng ta biết tất cả mọi thứ, nên luôn phải đối mặt với những tình huống rất khó khăn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top