Bỉ Ngạn Hoa
Writer
Xe thuần điện đang giành lại thị phần đã mất ở Trung Quốc đại lục khi các công nghệ pin mới làm giảm bớt nỗi lo về phạm vi hoạt động và giá lithium thấp hơn đáng kể khiến người tiêu dùng ngày càng dễ tiếp cận với những chiếc xe thân thiện với môi trường.
Hãng CALT ra mắt pin xe điện thế hệ mới sạc 520 km chỉ trong 5 phút
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, doanh số bán xe thuần điện, còn được gọi là xe điện chạy bằng pin (BEV), đạt 1,93 triệu chiếc trong quý đầu tiên của năm nay, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số bán xe hybrid cắm sạc (PHEV) tăng 46% lên 1,15 triệu chiếc.
Nhà phân tích Paul Gong của công ty nghiên cứu UBS cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 25/4 rằng "Chúng tôi đang chứng kiến sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng với sự quan tâm ngày càng tăng đối với xe thuần điện chạy bằng pin trong năm nay". "Thị phần của xe điện chạy bằng pin đã phục hồi kể từ khi chạm mức thấp nhất mọi thời đại vào giữa năm 2024".
Xe điện bao gồm 3 loại xe phổ biến là xe thuần điện (BEV), xe hybrid cắm sạc (PHEV) và xe công nghệ pin mở rộng phạm vi (EREV). Xe PHEV chạy quãng đường ngắn bằng pin và chuyển sang nhiên liệu cho những chuyến đi dài hơn. Xe EREV sử dụng động cơ điện là chính nhưng có thêm động cơ đốt trong nhỏ có tác dụng như một máy phát điện sạc trực tiếp cho pin, giúp tăng phạm vi di chuyển của xe.
Xe điện thuần điện chiếm 63% tổng số xe điện được giao trong quý trước tại thị trường ô tô và xe điện lớn nhất thế giới, tăng thị phần từ 53% vào tháng 7. Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng cũng lựa chọn xe PHEV và EREV vì lợi thế về chi phí và phạm vi hoạt động. Xe EREV rẻ hơn khoảng 10% so với xe điện thuần túy vào năm ngoái do bộ pin lớn của xe thuần điện có chi phí cao để đạt phạm vi lái tới 500km mới cần sạc.
Tất cả các hãng xe xe điện lớn của Trung Quốc, ngoại trừ Nio, đều đã phát triển xe điện EREV hoặc công bố kế hoạch phát triển xe điện EREV để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nhà máy Gigafactory của Tesla tại Thượng Hải chỉ lắp ráp xe thuần điện gồm Model 3 và Model Y.
“Chúng tôi vẫn tin rằng xe thuần điện là tương lai của ngành công nghiệp”, William Li, CEO của Nio trả lời các phóng viên bên lề Triển lãm ô tô Thượng Hải đang diễn ra vào đầu tuần này. “Khi khoảng cách giá [giữa xe thuần điện và xe PHEV] thu hẹp lại, người mua có lý do để lựa chọn xe điện hoàn toàn để tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu”.
Lithium, một thành phần chính trong pin xe điện, cũng đã trở nên rẻ hơn kể từ cuối năm 2022, giúp giảm chi phí sản xuất xe thuần điện và cho phép các nhà sản xuất ô tô đưa ra mức chiết khấu lớn để cạnh tranh với xe EREV. Lithium hiện có giá chỉ bằng một phần chín mức đỉnh được thiết lập vào tháng 11 năm 2022. Pin chiếm gần 40% chi phí của một chiếc xe điện.
Xe thuần điện BEV được coi là “xanh hơn” so với PHEV và EREV, điều này phản ánh xu hướng tương lai của phương tiện di chuyển. Tại Trung Quốc, xe thuần điện BEV đóng góp 80% tổng doanh số bán xe điện trong năm 2020 và 2021, trước khi mất vị trí dẫn đầu vào tay các đối thủ xe hybrid trong năm ngoái.
Francisco Jose Riberas Mera, chủ tịch điều hành của Gestamp, một nhà sản xuất linh kiện ô tô của Tây Ban Nha, cho biết kể từ đầu năm 2025, các nhà sản xuất ô tô đang đi theo con đường điện với những cải tiến về công nghệ pin mới.
Ông cho biết: "Sẽ rất thú vị khi chứng kiến nhiều đột phá về công nghệ trong công nghệ pin hơn, chẳng hạn như pin thể rắn", đồng thời nói thêm rằng tốc độ điện khí hóa của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu sẽ tăng tốc trong những năm tới.
Tại Triển lãm ô tô Thượng Hải, hãn pin lớn nhất thế giới CALT đã ra mắt pin Shenxing thế hệ thứ hai, có thể cung cấp phạm vi hoạt động 520 km chỉ sau năm phút sạc, chỉ lâu hơn một chút so với việc đổ đầy xăng cho ô tô. Pin này cũng nhanh hơn nhiều so với Tesla, có thể tăng thêm 270 km trong 15 phút.
Nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới CALT cũng đã ký thỏa thuận với năm nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, bao gồm FAW và GAC, để phát triển xe thuần điện áp dụng công nghệ pin có thể hoán đổi của mình. Hoán đổi pin cho phép chủ sở hữu xe điện tương thích đổi một bộ pin đã qua sử dụng lấy một bộ pin đã sạc đầy chỉ trong 100 giây.

Hãng CALT ra mắt pin xe điện thế hệ mới sạc 520 km chỉ trong 5 phút
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, doanh số bán xe thuần điện, còn được gọi là xe điện chạy bằng pin (BEV), đạt 1,93 triệu chiếc trong quý đầu tiên của năm nay, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số bán xe hybrid cắm sạc (PHEV) tăng 46% lên 1,15 triệu chiếc.
Nhà phân tích Paul Gong của công ty nghiên cứu UBS cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 25/4 rằng "Chúng tôi đang chứng kiến sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng với sự quan tâm ngày càng tăng đối với xe thuần điện chạy bằng pin trong năm nay". "Thị phần của xe điện chạy bằng pin đã phục hồi kể từ khi chạm mức thấp nhất mọi thời đại vào giữa năm 2024".
Xe điện bao gồm 3 loại xe phổ biến là xe thuần điện (BEV), xe hybrid cắm sạc (PHEV) và xe công nghệ pin mở rộng phạm vi (EREV). Xe PHEV chạy quãng đường ngắn bằng pin và chuyển sang nhiên liệu cho những chuyến đi dài hơn. Xe EREV sử dụng động cơ điện là chính nhưng có thêm động cơ đốt trong nhỏ có tác dụng như một máy phát điện sạc trực tiếp cho pin, giúp tăng phạm vi di chuyển của xe.
Xe điện thuần điện chiếm 63% tổng số xe điện được giao trong quý trước tại thị trường ô tô và xe điện lớn nhất thế giới, tăng thị phần từ 53% vào tháng 7. Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng cũng lựa chọn xe PHEV và EREV vì lợi thế về chi phí và phạm vi hoạt động. Xe EREV rẻ hơn khoảng 10% so với xe điện thuần túy vào năm ngoái do bộ pin lớn của xe thuần điện có chi phí cao để đạt phạm vi lái tới 500km mới cần sạc.
Tất cả các hãng xe xe điện lớn của Trung Quốc, ngoại trừ Nio, đều đã phát triển xe điện EREV hoặc công bố kế hoạch phát triển xe điện EREV để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nhà máy Gigafactory của Tesla tại Thượng Hải chỉ lắp ráp xe thuần điện gồm Model 3 và Model Y.
“Chúng tôi vẫn tin rằng xe thuần điện là tương lai của ngành công nghiệp”, William Li, CEO của Nio trả lời các phóng viên bên lề Triển lãm ô tô Thượng Hải đang diễn ra vào đầu tuần này. “Khi khoảng cách giá [giữa xe thuần điện và xe PHEV] thu hẹp lại, người mua có lý do để lựa chọn xe điện hoàn toàn để tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu”.
Lithium, một thành phần chính trong pin xe điện, cũng đã trở nên rẻ hơn kể từ cuối năm 2022, giúp giảm chi phí sản xuất xe thuần điện và cho phép các nhà sản xuất ô tô đưa ra mức chiết khấu lớn để cạnh tranh với xe EREV. Lithium hiện có giá chỉ bằng một phần chín mức đỉnh được thiết lập vào tháng 11 năm 2022. Pin chiếm gần 40% chi phí của một chiếc xe điện.

Xe thuần điện BEV được coi là “xanh hơn” so với PHEV và EREV, điều này phản ánh xu hướng tương lai của phương tiện di chuyển. Tại Trung Quốc, xe thuần điện BEV đóng góp 80% tổng doanh số bán xe điện trong năm 2020 và 2021, trước khi mất vị trí dẫn đầu vào tay các đối thủ xe hybrid trong năm ngoái.
Francisco Jose Riberas Mera, chủ tịch điều hành của Gestamp, một nhà sản xuất linh kiện ô tô của Tây Ban Nha, cho biết kể từ đầu năm 2025, các nhà sản xuất ô tô đang đi theo con đường điện với những cải tiến về công nghệ pin mới.
Ông cho biết: "Sẽ rất thú vị khi chứng kiến nhiều đột phá về công nghệ trong công nghệ pin hơn, chẳng hạn như pin thể rắn", đồng thời nói thêm rằng tốc độ điện khí hóa của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu sẽ tăng tốc trong những năm tới.
Tại Triển lãm ô tô Thượng Hải, hãn pin lớn nhất thế giới CALT đã ra mắt pin Shenxing thế hệ thứ hai, có thể cung cấp phạm vi hoạt động 520 km chỉ sau năm phút sạc, chỉ lâu hơn một chút so với việc đổ đầy xăng cho ô tô. Pin này cũng nhanh hơn nhiều so với Tesla, có thể tăng thêm 270 km trong 15 phút.
Nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới CALT cũng đã ký thỏa thuận với năm nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, bao gồm FAW và GAC, để phát triển xe thuần điện áp dụng công nghệ pin có thể hoán đổi của mình. Hoán đổi pin cho phép chủ sở hữu xe điện tương thích đổi một bộ pin đã qua sử dụng lấy một bộ pin đã sạc đầy chỉ trong 100 giây.