Hàn Quốc bác bỏ cáo buộc viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, vừa tái khẳng định lập trường về việc Hàn Quốc sẽ không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, bác bỏ thông tin cho rằng Seoul sẽ cung cấp đạn pháo cho Ukraine thông qua Mỹ.
Hàn Quốc bác bỏ cáo buộc viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine
Dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ, CNN đưa tin Washington dự định mua 100.000 viên đạn pháo từ các nhà sản xuất vũ khí Hàn Quốc để cung cấp cho Ukraine. Đầu tháng này, Wall Street Journal, cũng đưa ra một báo cáo tương tự.
Đầu tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Lee Jong-sup và người đồng cấp Mỹ, Lloyd Austin đã đồng ý về nguyên tắc tiến hành thỏa thuận pháo binh trong cuộc hội đàm của họ ở Washington, D.C.
Đại tá Lục quân Moon Hong-sik, quyền phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh: “Lập trường của chúng tôi vẫn giữ nguyên".
Hiện tại, Bộ Quốc phòng Mỹ và các nhà sản xuất Hàn Quốc đang đàm phán về thỏa thuận này và người dùng cuối được cho là Mỹ.
Lời giải thích của Bộ quốc phòng Hàn Quốc được đưa ra khi chính quyền Yoon Suk-yeol đã tái khẳng định quan điểm. Đó là chọn tập trung vào việc cung cấp viện trợ nhân đạo để tránh rạn nứt quan hệ ngoại giao với Nga. Trên thực tế hồi tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo bất kỳ sự trợ giúp nào từ Hàn Quốc cho Ukraine sẽ là dấm chấm hết cho quan hệ song phương giữa Seoul và Moscow.
Báo cáo của CNN dựa trên thông tin từ một quan chức Mỹ giấu tên cho rằng, điều đó không có nghĩa là chính phủ Mỹ đã xác nhận Hàn Quốc sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
Thông tin này cũng được đưa ra trong bối cảnh, có thông tin cho rằng Mỹ sắp hết vũ khí để gửi tới Kiev và một trong những hạn chế đối với kho dự trữ vũ khí của Mỹ là đạn pháo 155 ly hiện đang được sử dụng trên chiến trường Ukraine.
So với Mỹ, kho dự trữ vũ khí của Hàn Quốc đủ lớn do Hàn Quốc và Triều Tiên về cơ bản vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Nhờ đó các nhà sản xuất Hàn Quốc vẫn tiếp tục sản xuất đạn dược.

Hàn Quốc không thể kiểm soát người dùng vũ khí cuối cùng​

Trước những báo cáo về việc Hàn Quốc có thể cung cấp vũ khí, ngày càng có nhiều đồn đoán rằng, phía Hàn Quốc có thể đã đàm phán với Mỹ mà không biết rằng vũ khí xuất khẩu của họ sẽ được chuyển sang Ukraine.
Hàn Quốc bác bỏ cáo buộc viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine
Shin Jong-woo, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Diễn đàn An ninh và Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng, thật vô lý khi tò mò về việc nước nào mới là quốc gia sẽ dùng số đạn dược đó.
Shin chia sẻ: “Nếu Mỹ mua đạn pháo từ chúng tôi dựa trên thỏa thuận Mỹ sẽ là người sử dụng cuối cùng, nhưng sau đó họ thay đổi ý định và chuyển chúng sang Ukraine, chúng tôi sẽ không thể đưa ra quyết định sau khi đã bán chúng. Lý thuyết một lần là người dùng cuối, mãi mãi là người dùng cuối không phải lúc nào cũng đúng trong cộng đồng quốc tế”.
Theo Shin, hàng chục khẩu AHS Krab của Ba Lan, loại pháo tự hành 155 mm sử dụng khung gầm của K-9 Thunder do Hàn Quốc sản xuất, một loại pháo tự hành 155 mm khác đã được gửi tới Ukraine.
Ngoài ra, súng tiểu liên giảm thanh K-7, một loại vũ khí khác do Hàn Quốc sản xuất từng xuất khẩu sang Indonesia trước đây bị phát hiện trưng bày tại triển lãm vũ khí ở Iran vào năm 2020 dù quốc gia Trung Đông này cần sự chấp thuận của Liên hợp quốc.
Bằng chứng là Krabs đã có mặt ở Ukraine để chống lại quân Nga và súng K-7 đã được tìm thấy ở Iran. Các nước xuất khẩu có rất ít lựa chọn ngay cả khi người dùng cuối làm điều gì đó bất hợp pháp với hàng xuất khẩu của họ.
>>> Trung Quốc trình làng UAV sát thủ có thể bay 10.000 km và mang theo tên lửa
Nguồn: Koreatimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top