Theo truyền thông Trung Quốc, công ty đúc chip lớn nhất nước này chuẩn bị rót vốn 7,5 tỷ USD cho 1 nhà máy mới ở Thiên Tân, chuyên xử lý tấm wafer 12 inch. Theo hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải, nó có công suất 100.000 tấm wafer 12 inch mỗi tháng, dựa trên tiến trình từ 28 nanomet đến 180 nanomet.
SMIC sẽ vận hành nhà máy thông qua 1 thỏa thuận hợp tác với chính quyền quận Tây Thanh thuộc Thiên Tân, vốn điều lệ đăng kí ban đầu là 5 tỷ USD. Dự kiến, nhà máy sẽ sản xuất chip phục vụ các khách hàng trong ngành viễn thông, xe hơi, điện tử tiêu dùng,... Hầu như các sản phẩm như tủ lạnh, xe hơi, nồi cơm điện,... vẫn đang dùng công nghệ cũ, chưa cần tới tiến trình tiến tiến như 5nm hay 7nm, do vậy nhu cầu đối với các dây chuyền 28nm trở lên vẫn còn rất dồi dào.
Dây chuyền mới nằm trong kế hoạch mở rộng công suất hoạt động tại các thành phố lớn của công ty, bao gồm Thượng Hải Thâm Quyến, Bắc Kinh,... SMIC đang là công ty đúc chip lớn nhất Trung Quốc, song vẫn chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường đúc chip nội địa và chưa thể sánh với Samsung Foundry hay TSMC.
Doanh thu của SMIC là 1,9 tỷ USD trong quý gần nhất, tăng trưởng 41,6%. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng giảm tới 25% xuống còn 514 triệu USD. Theo đồng CEO Zhao Haijun của SMIC, lợi nhuận ròng giảm vì nhu cầu đối với chip smartphone đã chậm lại. “Nhu cầu về smartphone giảm dần khiến giá một số loại chip cũng giảm theo” - CEO Zhao cho hay.
Hiện tại, Trung Quốc đang trong cuộc chiến cạnh tranh công nghệ chip với Mỹ. Cả thế giới cũng đang dốc nhiều tỷ USD đầu tư cho bán dẫn, với các công ty như Intel, Samsung, TSMC đều tuyên bố các khoản rót vốn hàng chục tỷ USD trong thời gian tới. Nhà máy 7,5 tỷ USD của SMIC chính là động thái rút ngắn khoảng cách của công ty này, giảm bớt lệ thuộc vào nước ngoài. Song, năng lực của họ vẫn còn rất hạn chế.
>>> Nhà máy chip 20 tỷ USD của Intel cần 7.500 nhân công xây dựng.
SMIC sẽ vận hành nhà máy thông qua 1 thỏa thuận hợp tác với chính quyền quận Tây Thanh thuộc Thiên Tân, vốn điều lệ đăng kí ban đầu là 5 tỷ USD. Dự kiến, nhà máy sẽ sản xuất chip phục vụ các khách hàng trong ngành viễn thông, xe hơi, điện tử tiêu dùng,... Hầu như các sản phẩm như tủ lạnh, xe hơi, nồi cơm điện,... vẫn đang dùng công nghệ cũ, chưa cần tới tiến trình tiến tiến như 5nm hay 7nm, do vậy nhu cầu đối với các dây chuyền 28nm trở lên vẫn còn rất dồi dào.
Doanh thu của SMIC là 1,9 tỷ USD trong quý gần nhất, tăng trưởng 41,6%. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng giảm tới 25% xuống còn 514 triệu USD. Theo đồng CEO Zhao Haijun của SMIC, lợi nhuận ròng giảm vì nhu cầu đối với chip smartphone đã chậm lại. “Nhu cầu về smartphone giảm dần khiến giá một số loại chip cũng giảm theo” - CEO Zhao cho hay.
Hiện tại, Trung Quốc đang trong cuộc chiến cạnh tranh công nghệ chip với Mỹ. Cả thế giới cũng đang dốc nhiều tỷ USD đầu tư cho bán dẫn, với các công ty như Intel, Samsung, TSMC đều tuyên bố các khoản rót vốn hàng chục tỷ USD trong thời gian tới. Nhà máy 7,5 tỷ USD của SMIC chính là động thái rút ngắn khoảng cách của công ty này, giảm bớt lệ thuộc vào nước ngoài. Song, năng lực của họ vẫn còn rất hạn chế.
>>> Nhà máy chip 20 tỷ USD của Intel cần 7.500 nhân công xây dựng.