VNR Content
Pearl
Nối gót Tencent, NetEase, công ty trò chơi điện tử lớn thứ hai của Trung Quốc mới đây đã công khai thể hiện tham vọng với khái niệm metaverse, bất chấp sự hoài nghi từ các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.
Metaverse, khái niệm dùng để chỉ một thế giới ảo có thể tương tác và chia sẻ, được coi là sự phát triển tiếp theo của Internet
Trong một cuộc họp trực tuyến về thu nhập gần đây, ông Đinh Lỗi, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của NetEase cho biết đã chuẩn bị các công nghệ và chiến lược cần thiết để xây dựng metaverse. Khái niệm này được định nghĩa nôm na là một không gian ảo 3D để chia sẻ, nhập vai, nơi mọi người có thể tương tác và giao dịch.
Ông Đinh cho biết: “Metaverse cuối cùng đã xuất hiện và chúng tôi có thể sẽ là người nhanh nhất trong cuộc đua chạm tới nó”.
Nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bao gồm NetEase đã âm thầm đăng ký các nhãn hiệu liên quan đến metaverse trong vài tháng qua. Nhưng cho đến gần đây, vài công ty mới công khai chia sẻ kế hoạch xây dựng metaverse của mình. Đặc biệt, sau khi Facebook đổi tên thành Meta vào tháng trước, khái niệm mới mẻ này càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Tuần trước, Tencent, chủ sở hữu của doanh nghiệp trò chơi điện tử lớn nhất thế giới và siêu ứng dụng WeChat của Trung Quốc, đã lần đầu tiên công khai chiến lược của mình về metaverse. Theo đó, trong một cuộc họp trực tuyến về thu nhập, chủ tịch Lưu Chi Bình (Martin Lau) đã tiết lộ công ty có thể tiếp cận khái niệm này thông qua một số doanh nghiệp, dựa vào thế mạnh chính là trò chơi điện tử và mạng xã hội.
NetEase là công ty tiếp theo sau Tencent công khai thể hiện tham vọng với metaverse
Ông Lưu nói rằng Bắc Kinh có vẻ “không quá ác cảm” với metaverse, mặc dù họ chắc chắn sẽ đưa ra nhiều quy đinh khắt khe xoay quanh việc phát triển khái niệm này.
Cũng vào tuần trước, ba hãng viễn thông lớn của Trung Quốc- China Mobile, China Unicom và China Telecom - đã hợp tác với một số công ty công nghệ để tạo thành nhóm ngành đầu tiên của Trung Quốc dành riêng cho metaverse. Tại buổi lễ thành lập “Ủy ban Công nghiệp Metaverse”, ba gã khổng lồ viễn thông đã thảo luận về kế hoạch tận dụng lợi thế của họ trong cơ sở hạ tầng mạng 5G, trò chơi đám mây và công nghệ thực tế ảo (VR) để định hình metaverse.
Baidu, công ty tìm kiếm web hàng đầu Trung Quốc đã tung ra một nền tảng xã hội thế giới ảo mới có tên Xirang. Động thái này được xem là “bước đột phá hữu hình nhất” cho đến nay của Baidu vào metaverse.
Vào tháng 8, ByteDance, “kỳ lân” công nghệ có giá trị nhất thế giới được và là một ứng cử viên khác trong cuộc đua metaverse của Trung Quốc, đã mua lại công ty khởi nghiệp VR Pico Interactive trong một thỏa thuận ước tính trị giá gần 5 tỷ nhân dân tệ (772 triệu đô la Mỹ).
Theo Bloomberg Intelligence, ngành công nghiệp metaverse được dự báo sẽ đạt giá trị 800 tỷ USD vào năm 2024.
Tuy nhiên, bất chấp sự nhiệt tình của các Big Tech, giới chức Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về sự điên cuồng của thị trường xung quanh metaverse.
Nhật báo Kinh tế tuần trước đã cảnh báo chống lại giao dịch đầu cơ đối với cổ phiếu “khái niệm metaverse”, khiến giá cổ phiếu lao dốc trước khi bù lỗ trong tuần này. Trong một bài bình luận, hãng truyền thông nhà nước cho rằng các nhà kinh doanh bán lẻ không nên vội vàng đổ tiền vào khái niệm “mơ hồ” như metaverse, đây là một dự án đòi hỏi sự đầu tư và phát triển lâu dài.
Trong khi đó, một nhóm các công ty công nghệ niêm yết tại Trung Quốc tự xưng là nhà xây dựng metaverse đã thu hút sự giám sát từ các sàn giao dịch chứng khoán ở Thâm Quyến và Thượng Hải. Cơ quan quản lý đã gửi thư điều tra tới các công ty này, yêu cầu giải trình chi tiết về sự tham gia của họ vào metaverse.
Tháng trước, một tổ chức tư vấn nhà nước liên kết với Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo về những rủi ro an ninh quốc gia liên quan đến metaverse, bao gồm rủi ro an ninh mạng và “bá quyền công nghệ”. Theo Think Tank, các nước đang phát triển ngày càng phụ thuộc vào các công nghệ do các nước phát triển xây dựng và metaverse có thể mở rộng khoảng cách đó.
Các tập đoàn công nghệ lớn Trung Quốc đổ dồn về vũ trụ ảo khiến giới chức nước này lo ngại
Mio Kato, người sáng lập LightStream Research, công ty tư vấn tài chính tập trung vào châu Á, cho biết, đối với hầu hết các công ty, công nghệ đằng sau metaverse vẫn còn “rất thô sơ” và dường như “chủ yếu ở giai đoạn thử nghiệm”.
Theo ông Kato, mặc dù sở hữu 40% Epic, Tencent vẫn xếp sau Sony Group và Epic Games, những người dẫn đầu hiện tại trong metaverse. Tuy nhiên, khoản đầu tư của Tencent vào Wave, một nhà tổ chức hòa nhạc trực tuyến của Mỹ đã đánh dấu một ứng dụng đầy hứa hẹn của khái niệm metaverse. Ông Kato chia sẻ: “Một điều tích cực mà Tencent cần chú ý là buổi hòa nhạc của Justin Bieber được tổ chức trên Wave thứ Năm.”
Kato cũng nói thêm, chuỗi buổi hòa nhạc trong Fortnite với sự tham gia biểu diễn của rapper người Mỹ Travis Scott và ngôi sao nhạc pop Ariana Grande, cho thấy nhà sản xuất trò chơi của Mỹ đang vượt xa hầu hết người chơi trong lĩnh vực metaverse.
Nguồn: South China Morning Post
Trong một cuộc họp trực tuyến về thu nhập gần đây, ông Đinh Lỗi, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của NetEase cho biết đã chuẩn bị các công nghệ và chiến lược cần thiết để xây dựng metaverse. Khái niệm này được định nghĩa nôm na là một không gian ảo 3D để chia sẻ, nhập vai, nơi mọi người có thể tương tác và giao dịch.
Ông Đinh cho biết: “Metaverse cuối cùng đã xuất hiện và chúng tôi có thể sẽ là người nhanh nhất trong cuộc đua chạm tới nó”.
Nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bao gồm NetEase đã âm thầm đăng ký các nhãn hiệu liên quan đến metaverse trong vài tháng qua. Nhưng cho đến gần đây, vài công ty mới công khai chia sẻ kế hoạch xây dựng metaverse của mình. Đặc biệt, sau khi Facebook đổi tên thành Meta vào tháng trước, khái niệm mới mẻ này càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Tuần trước, Tencent, chủ sở hữu của doanh nghiệp trò chơi điện tử lớn nhất thế giới và siêu ứng dụng WeChat của Trung Quốc, đã lần đầu tiên công khai chiến lược của mình về metaverse. Theo đó, trong một cuộc họp trực tuyến về thu nhập, chủ tịch Lưu Chi Bình (Martin Lau) đã tiết lộ công ty có thể tiếp cận khái niệm này thông qua một số doanh nghiệp, dựa vào thế mạnh chính là trò chơi điện tử và mạng xã hội.
Ông Lưu nói rằng Bắc Kinh có vẻ “không quá ác cảm” với metaverse, mặc dù họ chắc chắn sẽ đưa ra nhiều quy đinh khắt khe xoay quanh việc phát triển khái niệm này.
Cũng vào tuần trước, ba hãng viễn thông lớn của Trung Quốc- China Mobile, China Unicom và China Telecom - đã hợp tác với một số công ty công nghệ để tạo thành nhóm ngành đầu tiên của Trung Quốc dành riêng cho metaverse. Tại buổi lễ thành lập “Ủy ban Công nghiệp Metaverse”, ba gã khổng lồ viễn thông đã thảo luận về kế hoạch tận dụng lợi thế của họ trong cơ sở hạ tầng mạng 5G, trò chơi đám mây và công nghệ thực tế ảo (VR) để định hình metaverse.
Baidu, công ty tìm kiếm web hàng đầu Trung Quốc đã tung ra một nền tảng xã hội thế giới ảo mới có tên Xirang. Động thái này được xem là “bước đột phá hữu hình nhất” cho đến nay của Baidu vào metaverse.
Vào tháng 8, ByteDance, “kỳ lân” công nghệ có giá trị nhất thế giới được và là một ứng cử viên khác trong cuộc đua metaverse của Trung Quốc, đã mua lại công ty khởi nghiệp VR Pico Interactive trong một thỏa thuận ước tính trị giá gần 5 tỷ nhân dân tệ (772 triệu đô la Mỹ).
Theo Bloomberg Intelligence, ngành công nghiệp metaverse được dự báo sẽ đạt giá trị 800 tỷ USD vào năm 2024.
Tuy nhiên, bất chấp sự nhiệt tình của các Big Tech, giới chức Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về sự điên cuồng của thị trường xung quanh metaverse.
Nhật báo Kinh tế tuần trước đã cảnh báo chống lại giao dịch đầu cơ đối với cổ phiếu “khái niệm metaverse”, khiến giá cổ phiếu lao dốc trước khi bù lỗ trong tuần này. Trong một bài bình luận, hãng truyền thông nhà nước cho rằng các nhà kinh doanh bán lẻ không nên vội vàng đổ tiền vào khái niệm “mơ hồ” như metaverse, đây là một dự án đòi hỏi sự đầu tư và phát triển lâu dài.
Trong khi đó, một nhóm các công ty công nghệ niêm yết tại Trung Quốc tự xưng là nhà xây dựng metaverse đã thu hút sự giám sát từ các sàn giao dịch chứng khoán ở Thâm Quyến và Thượng Hải. Cơ quan quản lý đã gửi thư điều tra tới các công ty này, yêu cầu giải trình chi tiết về sự tham gia của họ vào metaverse.
Tháng trước, một tổ chức tư vấn nhà nước liên kết với Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo về những rủi ro an ninh quốc gia liên quan đến metaverse, bao gồm rủi ro an ninh mạng và “bá quyền công nghệ”. Theo Think Tank, các nước đang phát triển ngày càng phụ thuộc vào các công nghệ do các nước phát triển xây dựng và metaverse có thể mở rộng khoảng cách đó.
Mio Kato, người sáng lập LightStream Research, công ty tư vấn tài chính tập trung vào châu Á, cho biết, đối với hầu hết các công ty, công nghệ đằng sau metaverse vẫn còn “rất thô sơ” và dường như “chủ yếu ở giai đoạn thử nghiệm”.
Theo ông Kato, mặc dù sở hữu 40% Epic, Tencent vẫn xếp sau Sony Group và Epic Games, những người dẫn đầu hiện tại trong metaverse. Tuy nhiên, khoản đầu tư của Tencent vào Wave, một nhà tổ chức hòa nhạc trực tuyến của Mỹ đã đánh dấu một ứng dụng đầy hứa hẹn của khái niệm metaverse. Ông Kato chia sẻ: “Một điều tích cực mà Tencent cần chú ý là buổi hòa nhạc của Justin Bieber được tổ chức trên Wave thứ Năm.”
Kato cũng nói thêm, chuỗi buổi hòa nhạc trong Fortnite với sự tham gia biểu diễn của rapper người Mỹ Travis Scott và ngôi sao nhạc pop Ariana Grande, cho thấy nhà sản xuất trò chơi của Mỹ đang vượt xa hầu hết người chơi trong lĩnh vực metaverse.
Nguồn: South China Morning Post