dieulinh9342
Writer
Hang Táu là một thung lũng trên cao nguyên Tà Số. Nơi được mệnh danh là làng nguyên thủy trên cao nguyên Mộc Châu với cuộc sống “3 không” - không điện lưới, không sóng điện thoại, không wifi.
Nằm sâu trong lòng cao nguyên Mộc Châu hùng vĩ, Hang Táu được nhiều du khách yêu thích bởi vẻ đẹp hoang sơ và mộc mạc.
Làng "nguyên thủy" Hang Táu trên cao nguyên Tà Số
Hang Táu theo tiếng địa phương có nghĩa là bãi đất trống hay cái lòng chảo. Cách trung tâm thị trấn Mộc Châu chừng 20km. Đây là nơi cư trú lâu đời của hơn 20 hộ người H'Mông, bao quanh bốn bề là núi rừng Tây Bắc hùng vĩ. Quãng đường lên Hang Táu sẽ là một trải nghiệm vô cùng độc đáo với du khách trước khi bước vào ngôi làng nguyên thủy này.
Hang Táu được bao quanh bởi núi rừng Tây Bắc hùng vĩ
Những con đường ở Hang Táu tuy ngắn nhưng cũng không dễ gì vượt qua bởi sự cheo leo, hiểm trở. Những con dốc đi lên thì dựng ngược, xuống thì sâu hun hút có lẽ đã trở thành nỗi ám ảnh của các du khách khi ghé thăm nơi đây. Hai bên mặt đường bị xói lở, trơ ra rãnh đá lổn nhổn cũng làm tăng lên sự hiểm trở của nơi rừng núi hoang sơ này. Đây là lí do cho việc du khách không nên tự lái xe lên Hang Táu mà cần có sự hỗ trợ của những tay lái bản địa cừ khôi.
Những con đường đầy đá mọc lổn nhổn
Những tay lái bản địa cừ khôi
Nhưng bù lại, đây là cung đường rất mãn nhãn cho du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên phong phú. Du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn núi, đồng xanh hay những thung lũng mận trắng, cải vàng,….
Khi bước vào cổng làng Hang Táu, khách du dường như có thể cảm nhận được sự bình yên đến lạ kì, khác biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài hay không gian núi rừng Tây Bắc hùng vĩ.
Những ngôi nhà đơn sơ trú ngụ trong Hang Táu
Dưới sườn núi là những mái nhà của những hộ dân nơi đây, ngày ngày làm ăn và sinh sống. Có những em nhỏ đôi má đỏ hây, hồn nhiên nô đùa dưới bãi cỏ, không ngần ngại khi du khách hỏi thăm.
Lợn, gà, dê, bò cũng đi thủng thẳng quanh những phiến đá nhấp nhô mang đến một cảm giác vô cùng bình yên và giản dị khi ghé thăm Hang Táu. Đó là cái cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, ghi lại những thước phim đẹp nhất của bản làng nguyên thủy này.
Cuộc sống của người dân tại Hang Táu
Khi chưa nhiều người biết đến thì cuộc sống của người dân Hang Táu chỉ lặng lẽ, ít giao tiếp với bên ngoài. Sống chủ yếu dựa vào việc tự cung, tự cấp. Với chủ trương xây dựng bản du lịch cộng đồng Tà Số của UBND huyện Mộc Châu bắt đầu từ năm 2020 thì Hang Táu đã ngày càng được nhiều người biết đến nhiều hơn.
Số lượng du khách ghé thăm để trải nghiệm cuộc sống “3 không” nơi đây ngày càng đông, vì thế Hang Táu cũng đã hình thành một số dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách.
Những hộ dân nơi đây cũng tham gia vào làm du lịch, phát triển địa phương bằng các dịch vụ như cho thuê trang phục, thuê ngựa, bán đồ lưu niệm hay đặc sản địa phương,…
Người dân tham gia du lịch bằng các dịch vụ cho thuê ngựa, trang phục,...
Tuy du lịch tại địa phương ngày càng phát triển nhưng mọi thứ ở nơi đây đều giữ được những nét truyền thống vốn có của nó. Người dân bản địa vẫn mặc trang phục truyền thống, sống bằng trồng trọt và chăn nuôi, phụ thuộc vào đất đai và thiên nhiên như bản sắc vốn từ trước đến nay.
Hang Táu không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và cuộc sống "3 không" độc đáo mà còn là biểu tượng của sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Sự phát triển bền vững của du lịch tại Hang Táu không chỉ mang lại cơ hội kinh tế cho người dân địa phương mà còn góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống trong suốt những thập kỷ qua.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Nằm sâu trong lòng cao nguyên Mộc Châu hùng vĩ, Hang Táu được nhiều du khách yêu thích bởi vẻ đẹp hoang sơ và mộc mạc.
Hang Táu theo tiếng địa phương có nghĩa là bãi đất trống hay cái lòng chảo. Cách trung tâm thị trấn Mộc Châu chừng 20km. Đây là nơi cư trú lâu đời của hơn 20 hộ người H'Mông, bao quanh bốn bề là núi rừng Tây Bắc hùng vĩ. Quãng đường lên Hang Táu sẽ là một trải nghiệm vô cùng độc đáo với du khách trước khi bước vào ngôi làng nguyên thủy này.
Những con đường ở Hang Táu tuy ngắn nhưng cũng không dễ gì vượt qua bởi sự cheo leo, hiểm trở. Những con dốc đi lên thì dựng ngược, xuống thì sâu hun hút có lẽ đã trở thành nỗi ám ảnh của các du khách khi ghé thăm nơi đây. Hai bên mặt đường bị xói lở, trơ ra rãnh đá lổn nhổn cũng làm tăng lên sự hiểm trở của nơi rừng núi hoang sơ này. Đây là lí do cho việc du khách không nên tự lái xe lên Hang Táu mà cần có sự hỗ trợ của những tay lái bản địa cừ khôi.
Nhưng bù lại, đây là cung đường rất mãn nhãn cho du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên phong phú. Du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn núi, đồng xanh hay những thung lũng mận trắng, cải vàng,….
Khi bước vào cổng làng Hang Táu, khách du dường như có thể cảm nhận được sự bình yên đến lạ kì, khác biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài hay không gian núi rừng Tây Bắc hùng vĩ.
Dưới sườn núi là những mái nhà của những hộ dân nơi đây, ngày ngày làm ăn và sinh sống. Có những em nhỏ đôi má đỏ hây, hồn nhiên nô đùa dưới bãi cỏ, không ngần ngại khi du khách hỏi thăm.
Lợn, gà, dê, bò cũng đi thủng thẳng quanh những phiến đá nhấp nhô mang đến một cảm giác vô cùng bình yên và giản dị khi ghé thăm Hang Táu. Đó là cái cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, ghi lại những thước phim đẹp nhất của bản làng nguyên thủy này.
Khi chưa nhiều người biết đến thì cuộc sống của người dân Hang Táu chỉ lặng lẽ, ít giao tiếp với bên ngoài. Sống chủ yếu dựa vào việc tự cung, tự cấp. Với chủ trương xây dựng bản du lịch cộng đồng Tà Số của UBND huyện Mộc Châu bắt đầu từ năm 2020 thì Hang Táu đã ngày càng được nhiều người biết đến nhiều hơn.
Số lượng du khách ghé thăm để trải nghiệm cuộc sống “3 không” nơi đây ngày càng đông, vì thế Hang Táu cũng đã hình thành một số dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách.
Những hộ dân nơi đây cũng tham gia vào làm du lịch, phát triển địa phương bằng các dịch vụ như cho thuê trang phục, thuê ngựa, bán đồ lưu niệm hay đặc sản địa phương,…
Tuy du lịch tại địa phương ngày càng phát triển nhưng mọi thứ ở nơi đây đều giữ được những nét truyền thống vốn có của nó. Người dân bản địa vẫn mặc trang phục truyền thống, sống bằng trồng trọt và chăn nuôi, phụ thuộc vào đất đai và thiên nhiên như bản sắc vốn từ trước đến nay.
Nguồn ảnh: Sưu tầm