Hàng Trung Quốc "giá rẻ" ồ ạt tràn vào qua TMĐT, ngành sản xuất Hàn Quốc tuyệt vọng kêu cứu

A-Train The Seven

...'cause for once, I didn't hate myself.
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) cho thấy các nhà sản xuất nước này đang phải đối mặt với thách thức lớn từ làn sóng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc. Điều này diễn ra trong bối cảnh lượng hàng tồn kho ở Trung Quốc biến động mạnh, tăng từ 6,94% hồi tháng 10/2020 lên 20,11% vào tháng 4/2022, trước khi giảm xuống 1,68% vào tháng 11/2023 và tăng trở lại 4,67% vào tháng 6/2024.

Báo cáo của KCCI dựa trên khảo sát 2.228 doanh nghiệp sản xuất trên toàn Hàn Quốc, cho thấy 27,6% doanh nghiệp được hỏi đã ghi nhận doanh thu và đơn đặt hàng giảm sút do tác động từ hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Ngoài ra, 42,1% doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về những thiệt hại tiềm ẩn trong tương lai, cho thấy tâm lý bất an lan rộng trong ngành.

Các doanh nghiệp xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 37,6% cho biết hoạt động kinh doanh của họ bị ảnh hưởng bởi hàng giá rẻ Trung Quốc. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với mức 24,7% của các doanh nghiệp nội địa. Ngành pin xe điện là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 61,5% doanh nghiệp cho biết hoạt động kinh doanh của họ đã bị ảnh hưởng. Các ngành khác cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn bao gồm dệt may (46,4%), mỹ phẩm (40,6%), thép và kim loại (35,2%) và thiết bị điện (32,3%).

1723092479152.png


Ngược lại, các ngành như ô tô (22,3%), thiết bị y tế chính xác (21,4%), dược phẩm và sinh học (18,2%), khoáng sản phi kim loại (16,5%) và thực phẩm đồ uống (10,7%) ít bị ảnh hưởng hơn bởi cuộc tấn công giá rẻ này.

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng cho biết những thiệt hại phổ biến nhất là giá bán giảm (52,4%) và giao dịch trên thị trường nội địa giảm (46,2%). Các thiệt hại khác bao gồm giảm doanh số bán hàng tại các thị trường xuất khẩu (23,2%), giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (13,7%) và phải thu hẹp hoặc ngừng kinh doanh do kết quả kinh doanh kém (10,1%).

Để đối phó với thách thức từ hàng giá rẻ Trung Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đưa ra một số chiến lược ứng phó. Cách tiếp cận phổ biến nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng cao (46,9%). Các chiến lược khác bao gồm đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường (32,4%), tìm kiếm và nhắm mục tiêu vào các thị trường xuất khẩu mới (25,1%), giảm chi phí lao động (21,0%) và đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá bằng cách sản xuất trong nước (16,1%). Tuy nhiên, đáng chú ý là 14,2% doanh nghiệp cho biết họ không có chiến lược đối phó nào.

Các doanh nghiệp nội địa cũng kêu gọi chính phủ hỗ trợ để ứng phó với cuộc tấn công giá rẻ kéo dài từ Trung Quốc. Chính sách hỗ trợ cần thiết nhất là các biện pháp bảo hộ ngành sản xuất trong nước (37,4%). Các biện pháp cần thiết khác bao gồm tăng cường hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) (25,1%), hỗ trợ tìm kiếm thị trường mới (15,9%), mở rộng hỗ trợ tài chính thương mại (12,5%) và hỗ trợ tận dụng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) (6,3%).

1723092488646.png


Ông Kang Seok-gu, Trưởng ban Nghiên cứu của KCCI, nhấn mạnh tính cấp bách của tình hình: “Trong khi số vụ kiện chống bán phá giá mà các công ty Hàn Quốc khởi kiện đối với hàng hóa nhập khẩu thường là 5-8 vụ mỗi năm, thì chỉ riêng nửa đầu năm nay đã có 6 vụ việc được đệ trình”. Ông nói thêm: “Khi tranh chấp thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng, chiến lược ứng phó của chính phủ cũng phải thay đổi."

Thực tế, lượng hàng hóa mua trực tiếp từ nước ngoài qua các sàn thương mại điện tử vào Hàn Quốc trong nửa đầu năm nay đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, hàng hóa từ Trung Quốc tăng hơn 74%. Theo số liệu mà Nghị sĩ Park Sung-hoon của Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền nhận được từ Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, đã có 89,17 triệu sản phẩm được nhập khẩu vào Hàn Quốc thông qua thương mại điện tử, tăng 54,9% so với con số 57,57 triệu sản phẩm cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, riêng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng 74,3%, đạt 64,21 triệu sản phẩm. Điều này cho thấy người tiêu dùng Hàn Quốc đang ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tiếp từ Trung Quốc. Theo đó, tỷ lệ hàng hóa Trung Quốc trong tổng lượng hàng hóa mua trực tiếp từ nước ngoài đã tăng từ 64% trong nửa đầu năm ngoái lên 72% trong cùng kỳ năm nay.

1723092518626.png


Tổng giá trị hàng hóa mua trực tiếp từ Trung Quốc đạt 1,57 tỷ USD, tăng 55,5% so với mức 1,01 tỷ USD của nửa đầu năm ngoái. Mức tăng trưởng này thấp hơn mức tăng về số lượng sản phẩm (74,3%), cho thấy người tiêu dùng Hàn Quốc vẫn chuộng hàng Trung Quốc giá rẻ. Tổng giá trị hàng hóa mua trực tiếp từ nước ngoài đạt 2,94 tỷ USD, tăng 18,3%.

Mặc dù gần đây đã xuất hiện những lo ngại về chất lượng và xuất xứ của hàng hóa đặt mua từ các sàn thương mại điện tử Trung Quốc như AliExpress và Temu, song lượng hàng hóa mua trực tiếp từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trong nửa đầu năm nay. Đáng chú ý, lượng hàng hóa mua trực tiếp từ Hồng Kông cũng tăng vọt lên 4,998 triệu sản phẩm, tăng 261,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top