thuha19051234
Pearl
Con người có đôi lúc sẽ cư xử theo những cách rất kỳ lạ, chúng ta dễ dàng bộc lộ cảm xúc bên trong của mình trong những lúc yếu đuối. Chỉ cần quan sát hành vi của một ai đó, chúng ta có thể biết được khi nào họ đang đau đớn, thất vọng hoặc khó chịu. Vì vậy, nhiều người chọn cố gắng giấu đi cảm xúc của mình, nhưng liệu đó có phải cách hay? Nhiều loài động vật khác hiếm khi thể hiện những thay đổi hành vi có thể nhìn thấy được khi chúng gặp khó khăn. Các bác sĩ thú y và người chăm sóc động vật thường phải dựa vào các dấu hiệu như thay đổi huyết áp, nhịp tim hoặc nồng độ hormone để biết được cơn đau hoặc căng thẳng. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học đã điều tra lý do chúng ta giao tiếp bằng cơ thể, khuôn mặt và bàn tay. Họ nhận thấy những tín hiệu này đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội.
Từ lâu, chúng ta đã hiểu trải nghiệm căng thẳng và hành vi có mối liên hệ với nhau. Chẳng hạn, khi ai đó căng thẳng, họ có nhiều khả năng thể hiện những gì gọi là hành vi tự định hướng. Chúng ta chạm tay vào mặt, cắn móng tay, sờ soạng các đồ vật hay nghịch tóc mình. Các dạng hành vi căng thẳng rất giống nhau cũng được ghi nhận ở khỉ và loài vượn, điều này bổ sung thêm bằng chứng mà chúng xuất hiện qua thời gian và tiến hóa từ một tổ tiên chung. Tuy nhiên, cách những người khác nhìn nhận những hành vi liên quan đến sự căng thẳng này vẫn là một bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu. Vẫn còn rất nhiều những thắc mắc như: Mọi người thậm chí có nhận thấy những hành vi này ở những người khác không? Chúng ta có thể phát hiện ra khi nào người khác đang cảm thấy căng thẳng không? Điều đó làm thay đổi ấn tượng của chúng ta về họ như thế nào? Để tìm hiểu những vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng sẽ cần gây căng thẳng nhẹ ở những người tình nguyện nhằm điều tra những hành vi ở họ. Những người tình nguyện này có 3 phút để chuẩn bị cho một buổi thuyết trình và phỏng vấn xin việc, ngay sau đó là bài kiểm tra toán đầy thử thách. Không ngạc nhiên, phần lớn những người tham gia đều bị căng thẳng. Các nhà nghiên cứu đã chiếu một đoạn phim về những tình nguyện viên bị căng thẳng này cho một nhóm người mới và cho phép đánh giá dựa trên những câu hỏi như: người này đang căng thẳng đến mức nào? Kết quả cho chúng ta biết mọi người trông như thế nào khi họ căng thẳng và mọi người nghĩ gì về họ. Nhưng hóa ra, con người khá giỏi trong việc nhận biết khi ai đó đang cảm thấy căng thẳng. Một cá nhân được báo cáo là càng căng thẳng, thì những người khác càng nghĩ rằng họ đang bị căng thẳng - một mối quan hệ tuyến tính rõ ràng. Đúng như dự đoán, các hành vi tự định hướng dường như đóng một vai trò quan trọng. Một cá nhân càng tạo ra nhiều hành vi này, thì họ càng bị đánh giá là căng thẳng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng đây không phải là những tín hiệu tinh tế chỉ những người bạn thân mới có thể phát hiện được, vì trong nghiên cứu, những người người hoàn toàn xa lạ đưa ra đánh giá về những tình nguyện viên.
Việc người khác có thể phát hiện dễ dàng khi chúng ta đang căng thẳng là bằng chứng cho thấy những hành vi mà người bị căng thẳng đang làm hoạt động giống như các loại giao tiếp không lời khác (chẳng hạn như nét mặt, cử chỉ), tuy đó là một thực tế vẫn chưa được ủng hộ cho đến nay. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm thấy mối liên hệ có thể được chứng minh được giữa hành vi căng thẳng và nhận thức về căng thẳng. Việc những người bị đánh giá là căng thẳng hơn cũng được coi là những người yếu đuối nhất, và có thể có thể giải thích tại sao chúng ta tạo ra những dấu hiệu này ngay từ đầu và tại sao chúng lại phát triển. Ấn tượng đầu tiên của mọi người đối với những người đang có dấu hiệu căng thẳng không phải là tiêu cực, mà trên thực tế lại là tích cực. Chúng ta có thể mong đợi mọi người tận dụng lợi thế của những kẻ yếu, và chính xác thì việc thể hiện khía cạnh dễ bị tổn thương của bạn sẽ khuyến khích sự hỗ trợ và gắn kết xã hội. Loài người là động vật bậc cao có ý thức, có tính hợp tác cao hơn bất kỳ loài động vật nào khác, chúng ta cũng bị thu hút bởi những người trung thực và trạng thái tâm trí của họ. Không có gì trung thực hơn là giao tiếp khi bạn yếu đuối. Nghiên cứu khác cũng cho thấy căng thẳng có thể là một điều tốt và nên được chấp nhận như một điều tất yếu. Não bộ của chúng ta phát triển để giải quyết các thách thức trong môi trường và căng thẳng nhẹ mang đến một thách thức lành mạnh để giữ cho tâm trí của bạn được kích thích. Giao tiếp khi đang căng thẳng được khuyến khích, hãy thể hiện cảm xúc của bạn, dù tốt hay xấu. Đừng quá cố gắng trong việc che giấu mức độ căng thẳng của bạn trong buổi thuyết trình hoặc cuộc phỏng vấn lớn đó. Giao tiếp một cách trung thực và tự nhiên thông qua hành vi của bạn trên thực tế có thể để lại ấn tượng tích cực cho người khác. Nguồn sciencealert