Hé lộ nguồn gốc quốc hoa nước Úc qua di tích lửa trại 50.000 năm tuổi

nhhgiap

Pearl
Nước Úc luôn chào đón mùa xuân bằng những hàng cây keo nở hoa vàng rực cả một khoảng trời. Giống cây bản địa này có lịch sử tồn tại lên đến 50.000 năm tuổi, tên khoa học là Acacia pycnantha Benth thuộc chi acacia.
Hé lộ nguồn gốc quốc hoa nước Úc qua di tích lửa trại 50.000 năm tuổi
Màu vàng của hoa cộng với màu xanh của lá gợi lên màu sắc đặc trưng của xứ sở chuột túi. Người Úc dùng những nhành cây keo hoa vàng làm đại diện cho quốc gia của mình trong nhiều thập kỷ qua, nổi tiếng trên quốc huy của Khối thịnh vượng chung thời thuộc địa. Cây keo hoa vàng chính thức trở thành quốc hoa vào năm 1988.
Tuy nhiên, mới đây khoa học tìm bằng chứng cho thấy cây keo hoa vàng đã xuất hiện và gây ảnh hưởng đến xã hội loài trước thời kỳ thuộc địa của Úc hàng chục nghìn năm. Một bài báo xuất bản trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học vào cuối năm ngoái viết: đội ngũ nghiên cứu từ trường đại học Tây Úc (UWA) khám phá ra có hơn 100 giống cây keo hoa vàng đã được sử dụng bởi cộng đồng thổ dân Aboriginal ở sa mạc phía tây Úc từ hơn 50.000 năm trước.
Kết hợp với cư dân bản địa người Martu, nhóm nghiên cứu do nhà khảo cổ học Chae Byrne dẫn đầu tiến hành khai quật những địa điểm trú ẩn trên sa mạc đá cổ ở Katjarra (dãy núi Carnarvon) và Karnatukul (còn được gọi là the Serpent's Glen). Nhóm đã sử dụng phương pháp kết hợp giữa khảo cổ học và thực vật học, nhằm phân tích dấu tích sót lại của những người bản địa từng lang thang dưới thời tiết khắc nghiệt ở khu vực này.

Hé lộ nguồn gốc quốc hoa nước Úc qua di tích lửa trại 50.000 năm tuổi
Địa điểm phát hiện tàn tích những ngọn lửa trại cổ đại
Theo Samantha Goerling của ABC News, thuộc đài truyền hình Australia, nhóm nghiên cứu đã tìm ra tàn tích của những ngọn lửa trại tồn tại từ 50.000 trước, ngoài ra còn có hình vẽ bằng que gỗ cùng hạt từ cây keo.
Họ quyết định điều tra kỹ lưỡng các mẫu than thu được. Khi so sánh mẫu than và mẫu cây từ những khu vực xung quanh địa điểm khai quật. Họ phát hiện mẫu cây vẫn còn lưu giữ đặc điểm giải phẫu quan trọng từ tổ tiên của nó sau hàng nghìn năm. Đối chiếu với mẫu than, Ryrne kết luận cây keo hoa vàng được dùng làm vật liệu đốt từ 50.000 năm trước.
Byrne nói trong một thông cáo báo chí của UWA: “Dự án này liên hệ mật thiết đến nghiên cứu di sản bản địa Úc”. Sở dĩ người dân bản địa có thể sinh sống và phát triển trên các sa mạc khô cằn đều nhờ vào loài keo hoa vàng có sức sống mạnh mẽ. “Cây keo không những quan trọng với cuộc sống của người Martu, mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sống của vùng đồng bằng cát và rặng núi đá ở sa mạc phía Tây”, Byrne cho biết.
Ngày này, giống cây này vẫn đang tạo ra lợi ích thiết thực cho người Úc, từ làm củi, làm công cụ, thực phẩm cho đến làm thuốc.


>>> Nguồn gốc truyền thuyết loài kỳ lân.

Nguồn: Smithsonianmag
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top