Hết Tết Trung thu, bánh trung thu không bán được biến đi đâu?

Tết Trung thu, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng, diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 theo Âm lịch hằng năm. Đây là một lễ hội truyền thống lâu đời bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng đến hiện tại đã phát triển và lan rộng ở hàng loạt quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore...
Nhắc đến Tết Trung thu thì tất nhiên không thể thiếu bánh trung thu. Thực tế thì trước thời điểm Rằm tháng 8 Âm lịch phải cả tháng, bánh trung thu đã bắt đầu xuất hiện trên khắp các con phố và siêu thị, để người ta có thể mua về ăn hoặc làm quà biếu đối tác, người thân. Nhưng bạn có để ý rằng khi Tết Trung thu đi qua thì những chiếc bánh trung thu ấy cũng ngay lập tức biến mất hay không? Hàng trăm nghìn, hàng triệu chiếc bánh ấy đã biến đi đâu?

Người ta làm gì với bánh trung thu không bán được?​

Dạo một vòng trên mạng, bạn sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những đại lý bán bánh trung thu treo biển đại hạ giá, "mua 1 tặng 4" vào đúng ngày Tết Trung thu. Đây là cơ hội cuối cùng để họ có thể bán những chiếc bánh này, vì về cơ bản sau khi Tết Trung thu qua đi chẳng ai có nhu cầu mua chúng nữa. Đặc biệt tại các siêu thị lớn, chúng sẽ được gom lại thành một khu vực ở vị trí bắt mắt để ai đi qua cũng phải nhìn thấy một lần.
Hết Tết Trung thu, bánh trung thu không bán được biến đi đâu?
Bức ảnh "bánh trung thu sốt cà chua" từng khiến cộng đồng mạng xôn xao vài năm về trước
Theo chia sẻ của nhiều nhân viên bán hàng, dù có bao nhiêu bánh trung thu thì sau ngày Rằm tháng 8 Âm lịch cũng sẽ không bán nữa. Những chiếc bánh còn sót lại sẽ được rút khỏi kệ ngay trong tối hôm đó, sau đó chuyển về cho nhà sản xuất xử lý. Một số nơi có thể có chính sách tặng hoặc bán rẻ cho nội bộ nhân viên, nhưng tiêu hủy vẫn là lựa chọn phổ biến nhất.
Hết Tết Trung thu, bánh trung thu không bán được biến đi đâu?
Ở thị trường lớn như Trung Quốc, nơi số lượng bánh trung thu tồn dư có thể lên đến hàng triệu cái, đôi khi để tiết kiệm thì một số nhà sản xuất sẽ có các hình thức "tái chế". Cụ thể, các hộp quà đẹp mắt sẽ được giữ lại để tái sử dụng cho năm sau, còn bánh sẽ được tách rời để bán với giá rẻ. Với hạn sử dụng có thể từ 30-90 ngày, các nhà sản xuất sẽ cố gắng hết sức để đẩy số hàng tồn kho trước khi tiêu hủy, không bán được ở thành phố thì chuyển về thị trấn và các vùng nông thôn.
Sau đó, nếu lượng hàng tồn vẫn còn lớn, số bánh trung thu còn lại sẽ được bán cho các công ty để làm thức ăn chăn nuôi, phổ biến nhất là thức ăn cho lợn. Nhưng vì các công ty sản xuất bánh trung thu hiện nay chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, nhu cầu thị trường đã được dự đoán kỹ từ trước, số lượng bánh tồn dư cần tiêu hủy thường không nhiều như bạn tưởng.

>>Những hình ảnh khiến chúng ta hoài niệm về Trung thu xưa

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top