Với sự cải thiện hiệu năng mạnh mẽ của những bộ xử lý đến từ Qualcomm và Samsung Electronics, giới quan tâm đang đổ dồn mọi chú ý vào sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường smartphone Android.
Bộ xử lý ứng dụng Qualcomm Snapdragon 888 cung cấp sức mạnh cho hầu hết các sản phẩm flagship của mọi công ty sản xuất smartphone Android, kể cả dòng Galaxy của Samsung Electronics. Gã khổng lồ Hàn Quốc cũng đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh số smartphone toàn cầu năm 2021.
Samsung Electronics đã sử dụng chipset Exynos 2100 tự phát triển hoặc Snapdragon 888 cho dòng Galaxy S21, tùy thuộc vào khu vực. Cả Snapdragon 888 lẫn Exynos 2100 đều được phát triển dựa trên kiến trúc ARM Cortex-X1 và sản xuất bằng tiến trình 5nm. Đáng tiếc, chúng lại gặp phải trở ngại quá nhiệt và bị “bóp” hiệu năng.
Đối với trường hợp của dòng Galaxy S21, vốn được trang bị Snapdragon 888 và Exynos 2100, kết quả thử nghiệm cho thấy 2 bộ xử lý này hoạt động kém hơn so với dòng Snapdragon 865 – SoC thế hệ trước đó – do quá nóng.
Trong một thử nghiệm 3DMark do một vài trang tin thực hiện, chiếc điện thoại flagship Mi 11 của Xiaomi cũng được trang bị Snapdragon 888 và gặp phải tình trạng quá nhiệt, lên đến 64,5°C, đồng thời tiêu thụ lượng lớn điện năng.
Trong khi đó, Apple đã rất thành công trong việc cải thiện hiệu năng cho các bộ xử lý “cây nhà lá vườn” riêng mình với cái tên Apple Silicon, từ đó kéo dài khoảng cách so với đội ngũ điện thoại Android hùng hậu về mặt hiệu năng bộ xử lý ứng dụng.
Chiếc iPhone 12 Pro được trang bị chipset Apple A14 Bionic ghi nhận 1.603 điểm đơn nhân và 4.177 điểm đa nhân trong ứng dụng benchmark Geekbench. Con số này áp đảo mức 890 điểm cho đơn nhân và 3.179 điểm đối với đa nhân trên Galaxy S20 Ultra, vốn sử dụng con chip Qualcomm Snapdragon 865.
Năm 2021, bất chấp những chỉ trích liên quan đến việc A15 Bionic bên trong dòng iPhone 13 không cải thiện đáng kể so với thế hệ tiền nhiền, các con số benchmark Geekbench đã giải đáp được phần nào thắc mắc. Cụ thể, iPhone 13 Pro Max đạt 1.755 điểm đơn nhân và 5.014 điểm đối với đa nhân. Rõ ràng, iPhone 13 Pro Max vượt trội hơn nhiều so với Galaxy S21 Ultra, vốn được trang bị Exynos 2100 và chỉ đạt 1.110 điểm đối với đơn nhân và 3.499 cho đa nhân.
Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng sự thua kém đối với bộ xử lý của điện thoại Android sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022. Hồi tháng 12/2021, Qualcomm đã công bố con chip thế hệ đầu tiên trong dòng Snapdragon 8. Đây là bộ xử lý di động flagship cho nửa đầu năm 2022. Hiệu năng của Snapdragon 8 Gen 1 đã được cải thiện đáng kể nhằm đối đầu bộ xử lý bên trong iPhone 13. Theo dữ liệu benchmark đối với chiếc smartphone Xiaomi 12 Pro trên Geekbench, con chip này đạt 1.227 điểm đối với đơn nhân và 3.838 cho đa nhân. Thế nhưng, có vẻ như nó vẫn chưa thoát khỏi vấn đề quá nhiệt và hiệu năng/điện năng kém.
Chiếc smartphone Motorola Edge X30 được trang bị Snapdragon 8 Gen 1 và gặp phải tình trạng tỏa nhiệt quá mức khi chạm ngưỡng 58°C trong thử nghiệm 3DMark. Mức tiêu thụ điện năng cao đó cũng sẽ dẫn đến tình trạng hao pin nhanh chóng.
Với việc Exynos 2200 được trang bị công nghệ đồ họa RDNA 2 của AMD, vốn xuất hiện trong những chiếc console chơi game mạnh mẽ, giới công nghệ kỳ vọng Samsung sẽ bứt phá và sử dụng nó trong dòng Galaxy S22 tại nhiều thị trường hơn. Đáng tiếc, theo các nguồn tin, Samsung đang vấp phải các khó khăn về hiệu năng và sản xuất. Samsung Electronics đã hủy bỏ sự kiện Unpacked cho Exynos 2200 vào ngày 11/01, nhưng sau đó lại âm thầm công bố con chip này vào ngày 18/01. Hơn nữa, công ty không tiết lộ mức độ cải thiện đối với CPU và GPU so với thệ hệ trước đó cũng như thông tin xung nhịp cho từng nhân.
Một số nguồn tin trong ngành tiết lộ rằng Samsung đã thất bại trong việc giải quyết tình trạng quá nhiệt cho Exynos 2200 do các vấn đề với tiến trình sản xuất 4nm. Theo nguồn tin từ Ice Universe, Samsung kỳ vọng Exynos 2200 sẽ vượt ngưỡng xung nhịp 1,9GHz khi thực hiện một thử nghiệm tốc độ tính toán, nhưng công ty đã buộc phải giảm xuống mức 1,29GHz do quá nóng.
Một số nhà phân tích cho rằng tiến trình sản xuất là nguyên nhân chính gây ra những tranh cãi về hiệu năng đối với các bộ xử lý trên điện thoại Android. Từ năm 2020, Bộ phận Kinh doanh Xưởng đúc của Samsung đảm nhiệm nhiệm vụ sản xuất Qualcomm Snapdragon 888 cũng như những con chip Exynos.
Trong khi đó, những người khác lại chỉ ra rằng vấn đề quá nhiệt và hiệu năng tệ hại nên được đánh giá một cách toàn diện hơn bởi chúng bị ảnh hưởng không chỉ do tiến trình sản xuất mà còn xuất phát từ thiết kế bộ xử lý, thành phần cũng như những hạn chế về hiệu năng của smartphone.
Nguồn: Business Korea
Samsung Electronics đã sử dụng chipset Exynos 2100 tự phát triển hoặc Snapdragon 888 cho dòng Galaxy S21, tùy thuộc vào khu vực. Cả Snapdragon 888 lẫn Exynos 2100 đều được phát triển dựa trên kiến trúc ARM Cortex-X1 và sản xuất bằng tiến trình 5nm. Đáng tiếc, chúng lại gặp phải trở ngại quá nhiệt và bị “bóp” hiệu năng.
Đối với trường hợp của dòng Galaxy S21, vốn được trang bị Snapdragon 888 và Exynos 2100, kết quả thử nghiệm cho thấy 2 bộ xử lý này hoạt động kém hơn so với dòng Snapdragon 865 – SoC thế hệ trước đó – do quá nóng.
Trong một thử nghiệm 3DMark do một vài trang tin thực hiện, chiếc điện thoại flagship Mi 11 của Xiaomi cũng được trang bị Snapdragon 888 và gặp phải tình trạng quá nhiệt, lên đến 64,5°C, đồng thời tiêu thụ lượng lớn điện năng.
Chiếc iPhone 12 Pro được trang bị chipset Apple A14 Bionic ghi nhận 1.603 điểm đơn nhân và 4.177 điểm đa nhân trong ứng dụng benchmark Geekbench. Con số này áp đảo mức 890 điểm cho đơn nhân và 3.179 điểm đối với đa nhân trên Galaxy S20 Ultra, vốn sử dụng con chip Qualcomm Snapdragon 865.
Năm 2021, bất chấp những chỉ trích liên quan đến việc A15 Bionic bên trong dòng iPhone 13 không cải thiện đáng kể so với thế hệ tiền nhiền, các con số benchmark Geekbench đã giải đáp được phần nào thắc mắc. Cụ thể, iPhone 13 Pro Max đạt 1.755 điểm đơn nhân và 5.014 điểm đối với đa nhân. Rõ ràng, iPhone 13 Pro Max vượt trội hơn nhiều so với Galaxy S21 Ultra, vốn được trang bị Exynos 2100 và chỉ đạt 1.110 điểm đối với đơn nhân và 3.499 cho đa nhân.
Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng sự thua kém đối với bộ xử lý của điện thoại Android sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022. Hồi tháng 12/2021, Qualcomm đã công bố con chip thế hệ đầu tiên trong dòng Snapdragon 8. Đây là bộ xử lý di động flagship cho nửa đầu năm 2022. Hiệu năng của Snapdragon 8 Gen 1 đã được cải thiện đáng kể nhằm đối đầu bộ xử lý bên trong iPhone 13. Theo dữ liệu benchmark đối với chiếc smartphone Xiaomi 12 Pro trên Geekbench, con chip này đạt 1.227 điểm đối với đơn nhân và 3.838 cho đa nhân. Thế nhưng, có vẻ như nó vẫn chưa thoát khỏi vấn đề quá nhiệt và hiệu năng/điện năng kém.
Chiếc smartphone Motorola Edge X30 được trang bị Snapdragon 8 Gen 1 và gặp phải tình trạng tỏa nhiệt quá mức khi chạm ngưỡng 58°C trong thử nghiệm 3DMark. Mức tiêu thụ điện năng cao đó cũng sẽ dẫn đến tình trạng hao pin nhanh chóng.
Một số nguồn tin trong ngành tiết lộ rằng Samsung đã thất bại trong việc giải quyết tình trạng quá nhiệt cho Exynos 2200 do các vấn đề với tiến trình sản xuất 4nm. Theo nguồn tin từ Ice Universe, Samsung kỳ vọng Exynos 2200 sẽ vượt ngưỡng xung nhịp 1,9GHz khi thực hiện một thử nghiệm tốc độ tính toán, nhưng công ty đã buộc phải giảm xuống mức 1,29GHz do quá nóng.
Một số nhà phân tích cho rằng tiến trình sản xuất là nguyên nhân chính gây ra những tranh cãi về hiệu năng đối với các bộ xử lý trên điện thoại Android. Từ năm 2020, Bộ phận Kinh doanh Xưởng đúc của Samsung đảm nhiệm nhiệm vụ sản xuất Qualcomm Snapdragon 888 cũng như những con chip Exynos.
Trong khi đó, những người khác lại chỉ ra rằng vấn đề quá nhiệt và hiệu năng tệ hại nên được đánh giá một cách toàn diện hơn bởi chúng bị ảnh hưởng không chỉ do tiến trình sản xuất mà còn xuất phát từ thiết kế bộ xử lý, thành phần cũng như những hạn chế về hiệu năng của smartphone.
Nguồn: Business Korea