Trung Đào
Writer
Do các lệnh cấm quy mô lớn được áp dụng sau chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, lượng dầu nhập khẩu từ Nga của khối này đã giảm 90% chỉ trong vòng một năm.
Một năm sau, vào tháng 2/2023, lượng nhập khẩu tương tự chỉ còn tổng cộng 1,876 triệu tấn. Vào tháng 3, con số này tiếp tục giảm xuống còn 1,445 triệu tấn.
Khoảng trống lớn nhu cầu nhiên liệu bị thiếu hụt do Nga bỏ lại đã được các quốc gia châu Âu thay thế từ nhiều quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Na Uy, Algeria, Brazil, Angola và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Các con số do Eurostat công bố hôm 19/2 cho thấy tác động của lệnh cấm sâu rộng đối với dầu mỏ của Nga mà các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý áp đặt vào cuối tháng 5/2022 sau các cuộc đàm phán căng thẳng.
Lệnh cấm có "áp lực gấp đôi" vì nó áp dụng cho cả dầu thô vận chuyển bằng đường biển và các sản phẩm tinh chế vận chuyển bằng đường biển, và có hiệu lực lần lượt vào ngày 5/12/2022 và ngày 5/2/2023.
Một loạt thời gian biểu đã được thiết kế để giúp các quốc gia thành viên thích ứng với sự chuyển đổi căn bản và từ bỏ của nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của họ.
Tuy nhiên, lệnh cấm đã miễn trừ dầu nhập khẩu thông qua đường ống Druzhba theo yêu cầu của các quốc gia không giáp biển ở Trung Âu, đáng chú ý nhất là Hungary - yêu cầu của nước này đã trì hoãn việc phê duyệt lệnh cấm cuối cùng.
Trên thực tế, phân tích dữ liệu tháng 3 theo từng quốc gia cho thấy phần lớn dầu thô của Nga vẫn đang được chuyển đến ba quốc gia được kết nối bởi Druzhba: Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc.
Các nhà lãnh đạo EU cam kết sẽ xem xét lại ngoại lệ về đường ống Druzhba gây tranh cãi, nhưng tới nay vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Eurostat cho biết trong thông cáo báo chí: "Tổng lượng dầu nhập khẩu từ Nga không thể bằng 0 do một số ngoại lệ nhất định được nêu trong lệnh cấm, cho phép nhập khẩu hạn chế trong các điều kiện cụ thể".
Tình trạng rối ren trong lĩnh vực năng lượng đã khiến các quốc gia thành viên phải giải phóng một phần dự trữ dầu khẩn cấp của họ trong nỗ lực làm dịu giá thị trường.
Theo Eurostat, tính đến tháng 3/2023, chỉ có năm quốc gia thành viên – Bulgaria, Czechia, Ireland, Latvia và Litva – vẫn có mức dự trữ dầu khẩn cấp quốc gia ở dưới ngưỡng tối thiểu.
Theo ông Boltz, EU ngày càng khẳng định rằng họ có thể xoay xở mà không cần đến lượng khí đốt còn lại từ đường ống dẫn của Nga, nhưng một số quốc gia vẫn nhận khí đốt tự nhiên qua đường ống dẫn, đặc biệt là Hungary. Quốc gia này có thể yêu cầu miễn trừ hoặc không đồng ý với lệnh cấm của EU.
Gazprom đã ngừng công bố số liệu về việc cung cấp khí đốt cho châu Âu. Gã khổng lồ nhiên liệu Nga đã có chứng kiến lượng xuất khẩu sang châu Âu giảm kể từ sau mùa xuân năm ngoái, khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số quốc gia ở châu Âu.
Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan vào tháng 4 và tháng 5/2022, cắt giảm việc vận chuyển khí đốt qua đường ống Nord Stream tới Đức vào tháng 6, sau đó cắt nguồn cung cấp cho Nord Stream vào đầu tháng 9, vài tuần trước khi xảy ra vụ phá hoại bí ẩn đối với các đường ống của Nord Stream ở biển Baltic vào cuối tháng 9/2022.
Nga vẫn chuyển một lượng khí đốt qua các đường ống tới châu Âu thông qua một tuyến đường quá cảnh Ukraine và qua đường ống TurkStream nối từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Ukraine có thể có lý do để vận động EU cấm nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga.
Ông Boltz nói với công ty ICIS chuyên phân tích thị trường hàng hoá cơ bản: "Nếu xét tới việc Nga đang kiếm được 15-25 tỷ USD hàng năm từ việc bán khí đốt và Ukraine chỉ nhận 800 triệu USD tiền vận chuyển, thì việc Ukraine ngừng vận chuyển và ngăn cản Nga nhận số tiền này là điều hợp lý".
Cắt giảm 90% nhập khẩu dầu
Vào tháng 2/2022, EU đã mua 15,189 triệu tấn dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga, chẳng hạn như dầu diesel, dầu hỏa và xăng.Một năm sau, vào tháng 2/2023, lượng nhập khẩu tương tự chỉ còn tổng cộng 1,876 triệu tấn. Vào tháng 3, con số này tiếp tục giảm xuống còn 1,445 triệu tấn.
Khoảng trống lớn nhu cầu nhiên liệu bị thiếu hụt do Nga bỏ lại đã được các quốc gia châu Âu thay thế từ nhiều quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Na Uy, Algeria, Brazil, Angola và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Các con số do Eurostat công bố hôm 19/2 cho thấy tác động của lệnh cấm sâu rộng đối với dầu mỏ của Nga mà các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý áp đặt vào cuối tháng 5/2022 sau các cuộc đàm phán căng thẳng.
Lệnh cấm có "áp lực gấp đôi" vì nó áp dụng cho cả dầu thô vận chuyển bằng đường biển và các sản phẩm tinh chế vận chuyển bằng đường biển, và có hiệu lực lần lượt vào ngày 5/12/2022 và ngày 5/2/2023.
Một loạt thời gian biểu đã được thiết kế để giúp các quốc gia thành viên thích ứng với sự chuyển đổi căn bản và từ bỏ của nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của họ.
Tuy nhiên, lệnh cấm đã miễn trừ dầu nhập khẩu thông qua đường ống Druzhba theo yêu cầu của các quốc gia không giáp biển ở Trung Âu, đáng chú ý nhất là Hungary - yêu cầu của nước này đã trì hoãn việc phê duyệt lệnh cấm cuối cùng.
Các nhà lãnh đạo EU cam kết sẽ xem xét lại ngoại lệ về đường ống Druzhba gây tranh cãi, nhưng tới nay vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Eurostat cho biết trong thông cáo báo chí: "Tổng lượng dầu nhập khẩu từ Nga không thể bằng 0 do một số ngoại lệ nhất định được nêu trong lệnh cấm, cho phép nhập khẩu hạn chế trong các điều kiện cụ thể".
Tình trạng rối ren trong lĩnh vực năng lượng đã khiến các quốc gia thành viên phải giải phóng một phần dự trữ dầu khẩn cấp của họ trong nỗ lực làm dịu giá thị trường.
Theo Eurostat, tính đến tháng 3/2023, chỉ có năm quốc gia thành viên – Bulgaria, Czechia, Ireland, Latvia và Litva – vẫn có mức dự trữ dầu khẩn cấp quốc gia ở dưới ngưỡng tối thiểu.
Cấm vận khí đốt
Oil Price dẫn các nguồn tin cho biết, Walter Boltz - cố vấn năng lượng của chính phủ Áo - nói rằng Liên minh Châu Âu có thể cấm nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga vào cuối năm nay.Theo ông Boltz, EU ngày càng khẳng định rằng họ có thể xoay xở mà không cần đến lượng khí đốt còn lại từ đường ống dẫn của Nga, nhưng một số quốc gia vẫn nhận khí đốt tự nhiên qua đường ống dẫn, đặc biệt là Hungary. Quốc gia này có thể yêu cầu miễn trừ hoặc không đồng ý với lệnh cấm của EU.
Gazprom đã ngừng công bố số liệu về việc cung cấp khí đốt cho châu Âu. Gã khổng lồ nhiên liệu Nga đã có chứng kiến lượng xuất khẩu sang châu Âu giảm kể từ sau mùa xuân năm ngoái, khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số quốc gia ở châu Âu.
Nga vẫn chuyển một lượng khí đốt qua các đường ống tới châu Âu thông qua một tuyến đường quá cảnh Ukraine và qua đường ống TurkStream nối từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Ukraine có thể có lý do để vận động EU cấm nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga.
Ông Boltz nói với công ty ICIS chuyên phân tích thị trường hàng hoá cơ bản: "Nếu xét tới việc Nga đang kiếm được 15-25 tỷ USD hàng năm từ việc bán khí đốt và Ukraine chỉ nhận 800 triệu USD tiền vận chuyển, thì việc Ukraine ngừng vận chuyển và ngăn cản Nga nhận số tiền này là điều hợp lý".