Hóa ra “nước sốt bí mật” mới là lý do Trung Quốc khó chấp nhận bán TikTok ở Mỹ

Bỉ Ngạn Hoa

Moderator
Mỹ có thể sắp buộc ByteDance, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sở hữu TikTok, phải thoái vốn hoạt động kinh doanh tại Mỹ nếu không sẽ cấm ứng dụng này. Nhưng có vẻ như việc bán sẽ khó xảy ra.
Hóa ra “nước sốt bí mật” mới là lý do Trung Quốc khó chấp nhận bán TikTok ở Mỹ
Hôm thứ Tư (13/3), Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật yêu cầu ByteDance thoái vốn TikTok, nền tảng truyền thông xã hội mà họ sở hữu, trong vòng khoảng sáu tháng nếu muốn dụng này vẫn tồn tại ở Mỹ. Dự luật này chưa phải là luật và cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
Mỹ từ lâu đã cho rằng TikTok gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia vì dữ liệu của Mỹ có thể rơi vào tay chính phủ Trung Quốc.
Các nhà lập pháp ở Mỹ cũng lo ngại về mối quan hệ của ứng dụng video ngắn này với chính phủ Trung Quốc, điều mà ByteDance đã phủ nhận.
Tuy nhiên, nếu dự luật được thông qua, chính phủ Trung Quốc khó có thể chấp thuận việc thoái vốn hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ.
“Vấn đề là chính phủ Trung Quốc khó có thể chấp thuận kiểu mua bán và sáp nhập bắt buộc này,” Paul Triolo, một đối tác liên kết tại công ty tư vấn Albright Stonebridge, nói với hãng tin CNBC hôm thứ Năm (14/3).
“Bất kỳ hình thức thoái vốn nào và sau đó sáp nhập với một công ty khác hoặc mua lại đều phải được chính phủ Trung Quốc chấp thuận. Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ từ chối điều đó và có thể đang khuyên ByteDance rằng họ nên từ chối điều đó”.
Trung Quốc đã nói gì?
Wang Wenbin, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết hôm 14/3 rằng dự luật của Mỹ “đi ngược lại các nguyên tắc cạnh tranh công bằng và các quy tắc thương mại quốc tế”.
“Nếu lấy lý do an ninh quốc gia để đàn áp một cách tùy tiện các công ty xuất sắc của các quốc gia khác thì không có sự công bằng hay công lý nào để nói đến. Đó hoàn toàn là một hành vi trộm cắp logic khi thấy thứ gì đó tốt và cố gắng chiếm lấy nó bằng mọi cách cần thiết.”
Trung Quốc được cho là sẽ ngăn chặn một thỏa thuận, nhất là vì đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này phát sinh.
Năm ngoái, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã yêu cầu ByteDance thoái vốn TikTok nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm. Vào thời điểm đó, Shu Jueting, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết nước này sẽ “kiên quyết phản đối” động thái của Mỹ trong việc ủy quyền bán TikTok.

Thuật toán TikTok là tâm điểm

Điều khiến việc ByteDance thoái vốn càng trở nên phức tạp hơn nữa nằm ở thuật toán của TikTok. Đây là “nước sốt bí mật” của ứng dụng và là công nghệ cho phép ứng dụng đề xuất nội dung cho người dùng để thu hút họ tham gia.
Năm ngoái, khi CFIUS yêu cầu ByteDance bán TikTok, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã nói rằng việc thoái vốn hoặc bán thực chất có nghĩa là xuất khẩu công nghệ này, vốn phải trải qua các thủ tục cấp phép hành chính.
Paul Triolo cho biết, Trung Quốc sẽ phải phê duyệt việc chuyển giao thuật toán như một phần của thương vụ mua bán, một điều có vẻ rất khó xảy ra.
Và thật khó để tưởng tượng hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ có thể tách khỏi thuật toán như thế nào nếu Trung Quốc không muốn điều đó trở thành một phần của thỏa thuận. TikTok cần có thuật toán để hoạt động hiệu quả.
“Thuật toán này là công nghệ do Trung Quốc tự trồng và nhà nước Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng [họ] coi công nghệ như thế này là quan trọng đối với an ninh quốc gia của mình. Do đó, họ sẽ không cho phép công nghệ thuộc loại này của Trung Quốc rời khỏi bờ biển của mình hoặc rơi vào tay các quốc gia mà họ cho là không thân thiện”, Richard Windsor, người sáng lập công ty nghiên cứu Radio Free Mobile, cho biết.
“Điều này khiến việc cắt đứt mối quan hệ giữa ByteDance và TikTok Mỹ trở nên khó khăn hơn vì TikTok Mỹ cần thuật toán để hoạt động, nhưng như vậy sẽ đi ngược lại mong muốn của chính phủ Trung Quốc và luật pháp mà họ đã đưa ra.”

Mức định giá lớn của TikTok

TikTok là một trong những ứng dụng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới, tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với những mạng xã hội lớn khác như Facebook và Instagram.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, TikTok là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ vào năm 2023.
Điều đó khiến TikTok trở thành tài sản nóng. Angelo Zino, phó chủ tịch và nhà phân tích vốn cổ phần cấp cao tại CFRA Research, nói với CNBC rằng chỉ riêng hoạt động kinh doanh của TikTok ở Mỹ “có thể đạt được mức định giá lên tới 60 tỷ USD”.
Tuy nhiên, do vấn đề thuật toán và sự chấp thuận bán TikTok ở Mỹ của chính phủ Trung Quốc dường như không thể xảy ra, nên không có gì đảm bảo rằng việc bán TikTok của Mỹ sẽ đi đến giai đoạn định giá.
>> Thuật toán TikTok có gì mà gây nghiện?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top