dieulinh9342
Writer
Chuyên ngành Marketing tại các Trường Đại học những năm gần đây luôn có mức điểm chuẩn nằm ở mức đầu. Chính vì thế, Marketing hiện nay được đánh giá là một trong những chuyên ngành “hot” và được nhiều bạn học sinh quan tâm nhất.
Nhiều bạn học sinh với mong muốn theo học chuyên ngành Marketing bởi sự năng động, sáng tạo và cơ hội rộng mở. Tuy nhiên, cũng rất nhiều bạn học sinh vẫn băn khoăn về việc học Marketing ra trường làm gì và gồm những mảng nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
- Các doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia trong bộ phận Marketing
- Các công ty quảng cáo (Advertising agency)
- Công ty truyền thông (Media agency)
- Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency)
Trên đây là những nơi bạn có thể làm việc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực chuyên môn, nhu cầu thị trường,… Có thể nói Marketing là một ngành “hot” hiện nay nhưng cũng là một ngành có tính cạnh tranh cao nhất, nếu bạn không chịu học hỏi và phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì có thể bị đào thải một cách nhanh chóng.
1. Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu trong Marketing là việc xây dựng chiến lược nhằm tạo dựng hình ảnh thương trong tâm trí khách hàng. Xây dựng thương hiệu sẽ bao gồm việc xác định nhận thức thương hiệu, giá trị cốt lõi, đặt mục tiêu, tạo hình ảnh thương hiệu và giao tiếp thông điệp một cách hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị sản phẩm và tạo dựng một mối quan hệ bền chặt với khách hành. Để thành công và dành lợi thế cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu là công việc vô cùng cần thiết.
2. Quảng cáo
Quảng cáo cũng là một mảng trong ngành Marketing. Đây là có thể hiểu là hoạt động truyền thông nhằm thông báo và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến cộng đồng. Hoạt động quảng cáo sẽ thông qua nhiều phương tiện như truyền hình, radio, báo chí,…. Mục tiêu của quảng cáo là nhằm xây dựng nhận thức thương hiệu, tăng cường hình ảnh, và thúc đẩy hành vi tiêu dùng.
Hình thức quảng cáo Billboard (Nguồn: mxh)
Chiến lược này còn bao gồm sáng tạo nội dung, đo lường hiệu quả, và tập trung vào mục tiêu cuối cùng là tăng cường doanh số bán hàng. Trong thời đại số hóa ngày nay, ngày càng có nhiều cơ hội mở ra trong lĩnh vực quảng cáo. Vì thế đây là một mảng mà các bạn học sinh có thể lựa chọn khi theo học Marketing.
3. Digital Marketing
Digital Marketing là một chiến lược tiếp thị chủ yếu thông qua nền tảng trực tuyến. Bao gồm mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing, SEO, và nhiều hình thức khác. Digital Marketing sẽ tập trung vào việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hoặc thương hiệu.
Digital Marketing chủ yếu qua các nền tảng trực tuyến (Nguồn: mxh)
Digital Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tương tác với một lượng lớn khách hàng trực tuyến và đồng thời cung cấp khả năng đo lường chi tiết về hiệu suất chiến dịch, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
4. Marketing thương mại
Marketing Thương mại là chiến lược tiếp thị nhằm tương tác với các đối tác thương mại trong hệ thống kênh phân phối.
Mục tiêu của Marketing thương mại là tăng cường hiệu suất kinh doanh (Nguồn: mxh)
Marketing thương mại sẽ thông qua những yếu tố như chính sách giá, trưng bày, quản lý phân phối, hợp tác chiến lược, phân tích thị trường, và hỗ trợ tiếp thị,… để giúp tối ưu hóa quá trình phân phối, tăng cường hiệu suất kinh doanh và xây dựng mối quan hệ vững chắc với các đối tác thương mại.
5. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là các công việc, chiến lược cụ thể nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa tổ chức/doanh nghiệp với các bên liên quan như cộng đồng, khách hàng, giới truyền thông,…nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.
Quan hệ công chúng sẽ bao gồm các công việc như quản lý thông điệp, giao tiếp chiến lược, quản lý khủng hoảng, xây dựng cam kết cộng đồng,…
6. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu khách hàng
Nghiên cứu thị trường là việc thu thập và phân tích thông tin về thị trường mục tiêu để hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh và chiến lược tiếp thị. Qua khảo sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu, nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về nhu cầu, xu hướng, và đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
Nếu chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các mảng trong Marketing, bạn có thể quan sát hình ảnh dưới đây:
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc "học Marketing ra trường làm ở đâu và gồm những mảng nào". Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn cho tương lai của mình.
>>> “Social marketing” khác gì “Digital marketing”
Nhiều bạn học sinh với mong muốn theo học chuyên ngành Marketing bởi sự năng động, sáng tạo và cơ hội rộng mở. Tuy nhiên, cũng rất nhiều bạn học sinh vẫn băn khoăn về việc học Marketing ra trường làm gì và gồm những mảng nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
Marketing là gì?
Marketing là một lĩnh vực trong kinh doanh và quản lý, bao gồm các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó, tiếp thị sản phẩm và phát triển thương hiệu. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là tạo dựng mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.Học Marketing ra trường làm ở đâu?
Khi học ngành Marketing, ra trường bạn có thể làm việc tại:- Các doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia trong bộ phận Marketing
- Các công ty quảng cáo (Advertising agency)
- Công ty truyền thông (Media agency)
- Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency)
Trên đây là những nơi bạn có thể làm việc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực chuyên môn, nhu cầu thị trường,… Có thể nói Marketing là một ngành “hot” hiện nay nhưng cũng là một ngành có tính cạnh tranh cao nhất, nếu bạn không chịu học hỏi và phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì có thể bị đào thải một cách nhanh chóng.
Ngành Marketing gồm những mảng nào?
Marketing là một ngành rất rộng, trong đó có nhiều mảng khác nhau. Dưới đây là những mảng trong Marketing mà bạn cần biết trước khi quyết định lựa chọn học Marketing:1. Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị sản phẩm và tạo dựng một mối quan hệ bền chặt với khách hành. Để thành công và dành lợi thế cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu là công việc vô cùng cần thiết.
2. Quảng cáo
Quảng cáo cũng là một mảng trong ngành Marketing. Đây là có thể hiểu là hoạt động truyền thông nhằm thông báo và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến cộng đồng. Hoạt động quảng cáo sẽ thông qua nhiều phương tiện như truyền hình, radio, báo chí,…. Mục tiêu của quảng cáo là nhằm xây dựng nhận thức thương hiệu, tăng cường hình ảnh, và thúc đẩy hành vi tiêu dùng.
Chiến lược này còn bao gồm sáng tạo nội dung, đo lường hiệu quả, và tập trung vào mục tiêu cuối cùng là tăng cường doanh số bán hàng. Trong thời đại số hóa ngày nay, ngày càng có nhiều cơ hội mở ra trong lĩnh vực quảng cáo. Vì thế đây là một mảng mà các bạn học sinh có thể lựa chọn khi theo học Marketing.
3. Digital Marketing
Digital Marketing là một chiến lược tiếp thị chủ yếu thông qua nền tảng trực tuyến. Bao gồm mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing, SEO, và nhiều hình thức khác. Digital Marketing sẽ tập trung vào việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hoặc thương hiệu.
Digital Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tương tác với một lượng lớn khách hàng trực tuyến và đồng thời cung cấp khả năng đo lường chi tiết về hiệu suất chiến dịch, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
4. Marketing thương mại
Marketing Thương mại là chiến lược tiếp thị nhằm tương tác với các đối tác thương mại trong hệ thống kênh phân phối.
Marketing thương mại sẽ thông qua những yếu tố như chính sách giá, trưng bày, quản lý phân phối, hợp tác chiến lược, phân tích thị trường, và hỗ trợ tiếp thị,… để giúp tối ưu hóa quá trình phân phối, tăng cường hiệu suất kinh doanh và xây dựng mối quan hệ vững chắc với các đối tác thương mại.
5. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là các công việc, chiến lược cụ thể nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa tổ chức/doanh nghiệp với các bên liên quan như cộng đồng, khách hàng, giới truyền thông,…nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.
Quan hệ công chúng sẽ bao gồm các công việc như quản lý thông điệp, giao tiếp chiến lược, quản lý khủng hoảng, xây dựng cam kết cộng đồng,…
6. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là việc thu thập và phân tích thông tin về thị trường mục tiêu để hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh và chiến lược tiếp thị. Qua khảo sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu, nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về nhu cầu, xu hướng, và đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
Nếu chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các mảng trong Marketing, bạn có thể quan sát hình ảnh dưới đây:
>>> “Social marketing” khác gì “Digital marketing”