Hơn 1 triệu người Mỹ có thể đã mất khứu giác vĩnh viễn vì COVID-19

Một nghiên cứu vừa được thực hiện cách đây chưa lâu nhằm đánh giá những hậu quả mà COVID-19 để lại trên cơ thể bệnh nhân, khiến cuộc sống của họ có những thay đổi nhất định, đã cho thấy một kết quả gây sốc: các bệnh nhân có xu hướng mắc một triệu chứng gọi là “chứng mất khứu giác” (anosmia). Cụ thể, nghiên cứu ước tính có đến 1,6 triệu người Mỹ phải đối mặt với chứng mất khứu giác mạn tính kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi bị lây nhiễm virus corona.
Chứng mất khứu giác có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp như COVID-19. Nhưng phải đến gần đây, các nhà nghiên cứu mới khẳng định chứng mất khứu giác là một triệu chứng rõ ràng của COVID-19, và triệu chứng này thậm chí còn khá phổ biến ở những ca bệnh nhẹ. Thông thường, mất khứu giác đi kèm với mất vị giác, bởi hai giác quan này phụ thuộc khá nhiều vào nhau. Đôi lúc, một người bệnh còn có thể bị rối loạn chức năng khứu giác (parosmia), khiến mọi mùi vị thường ngày bỗng trở nên khó chịu như mùi rác, mùi cống, hay những loại mùi hương khó ngửi khác.
Nghiên cứu đã ước tính rằng có từ 30% đến 80% bệnh nhân từng mắc COVID-19 có khả năng bị mất khứu giác ở một mức độ nào đó. Nhưng phần lớn trong số đó (lên đến 90%) sẽ lấy lại được khứu giác trong sớm nhất là 2 tuần, có thể bởi quá trình nhiễm trùng không làm tổn thương dây thần kinh khứu giác mà là những tế bào hỗ trợ cho nó. Bởi có quá nhiều người bị lây nhiễm COVID-19, do đó một biến chứng tưởng như tương đối hiếm gặp như mất khứu giác mạn tính cũng có thể ảnh hưởng đến vô số người.

Hơn 1 triệu người Mỹ có thể đã mất khứu giác vĩnh viễn vì COVID-19
Nghiên cứu mới nói trên được đăng tải trên tờ JAMA Otolaryngology - Head & Neck Surgery, là một trong những nghiên cứu đầu tiên nhằm đánh giá thiệt hại của chứng mất khứu giác mạn tính liên quan COVID-19 tại Mỹ.
Trong vài tháng qua, tôi và các đồng nghiệp để ý thấy một sự tăng lên đáng kể số lượng các bệnh nhận tìm hỗ trợ y tế liên quan tình trạng rối loạn chức năng khứu giác” - theo tác giả nghiên cứu Jay Piccirillo, một chuyên gia về tai mũi họng tại Đại học Washington và là biên tập tại tờ JAMA Otolaryngology.
Piccirillo và nhóm của ông đã nghiên cứu hàng loạt ca bệnh, dựa trên dự báo về tình hình lây lan của COVID-19, khả năng một người mắc chứng mất khứu giác do nhiễm bệnh, và nguy cơ xảy ra mất khứu giác mạn tính. Theo đó, từ 700.000 - 1,6 triệu người Mỹ (tính đến tháng 8/2021) đã gặp phải tình trạng mất hoặc thay đổi khứu giác kéo dài hơn 6 tháng do hậu quả của COVID019. Kết quả này bao gồm những người bị rối loạn chức năng khứu giác, dù nhóm này không có số lượng cụ thể. Có khả năng những con số kia chưa phản ánh chính xác thực tế - theo tác giả - và đại dịch cũng chưa kết thúc, vẫn còn nhiều người Mỹ khác có thể bị nhiễm COVID-19 trong nhiều tháng sắp tới.
Có những liệu pháp chữa trị được cho là sẽ giúp cải thiện cơ hội hồi phục từ chứng mất khứu giác liên quan COVID, như tập ngửi, và hiện các nhà nghiên cứu cũng đang tổ chức những đợt thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra các liệu pháp chữa trị mới này. Nhưng đối với những người không đủ may mắn vẫn gặp phải khó khăn trong việc ngửi nhiều tháng sau khi khỏi bệnh, khả năng hồi phục là khá thấp.
Hầu hết các trường hợp (khoảng 90%) bị mất khứu giác liên quan virus đã khỏi trong vòng 2 tuần - bao gồm COVID-19. Khả năng hồi phục rối loạn khứu giác về lâu dài (trên 6 tháng) là không tích cực. Chưa đến 20% có thể hồi phục khứu giác sau 6 tháng”, Piccirillo nói. Cuối cùng, ông nhấn mạnh thêm rằng, khoảng 5% tổng số ca mất khứu giác sẽ mất vĩnh viễn một phần hoặc toàn bộ khứu giác!
Đã có nhiều tác động trực tiếp lẫn gián tiếp của đại dịch, từ hàng triệu người chết vì COVID-19 cho đến sự tái xuất hiện của nhiều căn bệnh khác. Nhưng mất khứu giác vĩnh viễn có lẽ là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất về lâu dài mà người bệnh gặp phải.
Tham khảo:
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top