Hơn 30 năm trước, 14/20 công ty vốn hóa lớn nhất thế giới đến từ Nhật Bản, nhưng giờ chẳng còn ai - vì đâu nên nỗi?

Homelander The Seven

I will laser every f****** one of you!
Nhìn vào các con số trong hơn 30 năm qua, thật đáng kinh ngạc khi thấy vị thế của Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản đã suy giảm đáng kể. Vậy tại sao lại có sự tụt hậu lớn như vậy?

Nếu nhìn vào bảng xếp hạng 20 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới năm 1989, thời kỳ đỉnh cao của bong bóng kinh tế và "Made in Japan" được ca ngợi, có tới 14 doanh nghiệp Nhật Bản góp mặt. Tuy nhiên, kể từ đó, sự hiện diện của các doanh nghiệp Nhật Bản liên tục suy giảm. 20 năm trước, vào năm 2004, chỉ còn duy nhất Toyota (vị trí thứ 15) lọt vào top 20.

Và đến năm 2023, không còn cái tên nào của Nhật Bản xuất hiện trong top 20 nữa. Ngay cả Toyota, đầu tàu của nền kinh tế Nhật Bản, cũng chỉ xếp ở vị trí thứ 52. Điều đáng ngạc nhiên là sự thống trị của các doanh nghiệp Mỹ. Năm 1989, chỉ có 5 công ty Mỹ trong top 20, con số này tăng lên 13 vào năm 2004 và 16 vào năm 2023.

1722764305314.png

Nhật Bản từng có nhiều doanh nghiệp dẫn đầu về giá trị vốn hóa thị trường

Mặc dù sự xuất hiện của những tên tuổi mới như Apple, Alphabet, Amazon, Tesla, Nvidia được truyền thông chú ý nhiều, nhưng điều thực sự đáng kinh ngạc là trong số 16 công ty Mỹ trong danh sách năm 2023, có tới 6 công ty đã có mặt từ năm 2004.

Đó là những công ty lâu đời và xuất sắc như:
  • Microsoft
  • General Electric
  • ExxonMobil
  • Johnson & Johnson
  • Coca-Cola
  • Berkshire Hathaway
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, những công ty này đã khéo léo và linh hoạt thay đổi mô hình kinh doanh nhằm duy trì vị thế dẫn đầu. Vậy tại sao các doanh nghiệp Nhật Bản lại liên tục thụt lùi trong hơn 30 năm qua?

Mặc dù nhiều người sẽ cho rằng công ty của họ cũng đang nỗ lực đổi mới và tái cấu trúc, nhưng chỉ có một số ít doanh nghiệp Nhật Bản thực sự nghiêm túc thay đổi. Việc Microsoft, công ty xếp thứ 3 về giá trị vốn hóa thị trường năm 2004, vẫn giữ được vị thế cho tới tận năm 2023 không phải tình cờ.

1722764463317.png

Công ty đầu tàu của nền kinh tế Nhật cũng đã "mất hút" trong top giá trị vốn hóa toàn cầu

Trong 20 năm qua, Microsoft đã trải qua nhiều thăng trầm. Họ từng gặp khủng hoảng khi chậm chân trong việc thích ứng với xu hướng di động và đám mây. Tuy nhiên, CEO Satya Nadella, người nhậm chức vào năm 2014, đã thay đổi hoàn toàn bộ máy hoạt động vốn trì trệ vì những thành công trong quá khứ.

Ông đã từ bỏ chiến lược kinh doanh truyền thống, tập trung vào hệ điều hành riêng và bán phần mềm kèm theo, để chuyển sang cho phép người dùng sử dụng sản phẩm của Microsoft trên các hệ điều hành khác. Họ cũng là một trong những công ty tiên phong áp dụng mô hình kinh doanh theo đăng ký (subscription). Nhờ sự thay đổi mạnh mẽ và táo bạo này, Microsoft đã duy trì được vị thế dẫn đầu của mình.

Tại Nhật Bản, những công ty được đánh giá cao như vậy gồm Sony, Hitachi và Recruit đã thực hiện hàng loạt thay đổi toàn diện. Ở 1 mặt nào đó, họ cải tổ triệt để giống Microsoft từng làm để vực dậy. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp Nhật Bản chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ, duy trì chiến lược và mô hình kinh doanh cũ, tập trung vào "kéo dài sự sống".

Rõ ràng, việc "kéo dài sự sống" không thể mang lại sự "hồi sinh" thực sự.

IR 2024 5.png

Sony là 1 trong những điển hình của doanh nghiệp Nhật Bản trong việc thay đổi mạnh mẽ đã giúp kinh doanh hồi sinh như thế nào

Việc trì hoãn đầu tư vào thiết bị và đào tạo nhân lực, cắt giảm chi phí nhân sự và vận hành, đồng thời yêu cầu nhân viên chịu đựng và nhẫn nhịn chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Mối quan hệ cấp bậc như thời phong kiến vẫn còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, khiến áp lực từ cấp trên rất lớn, nhân viên không dám báo cáo lên cấp trên những vấn đề nghiêm trọng.

Kết quả là, các biện pháp "kéo dài sự sống" đã đạt đến giới hạn.

Hàng loạt vụ bê bối về chất lượng và kiểm tra đã xảy ra tại các tập đoàn lớn của Nhật Bản. Đây chính là "tiếng kêu cứu tuyệt vọng" từ hiện trường bị phớt lờ trong suốt thời gian dài. Hơn nữa, mô hình kinh doanh dựa trên "cải tiến liên tục", "tiết kiệm triệt để" và "nâng cao hiệu quả" vốn từng giúp các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển, cũng đang đạt đến giới hạn.

Tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng, chi phí nhân công tăng cao, khó khăn trong thu hút nhân tài trẻ, cùng giá năng lượng và nguyên vật liệu leo thang, khiến cho mô hình kinh doanh này không còn hiệu quả.

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top