Tại sự kiện Tuần lễ đổi mới sáng tạo Win-Win của Huawei diễn ra ở Thâm Quyến (Trung Quốc), ông Ryan Ding - chủ tịch nhóm kinh doanh các giải pháp viễn thông của Huawei - đã nhấn mạnh vai trò cần thiết của các nhà mạng trong việc ưu tiên sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời kêu gọi thiết lập hệ thống chỉ tiêu tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng cho toàn ngành trong bài phát biểu về chủ đề "ICT xanh kiến tạo giá trị mới".
Ông Ding giải thích rằng: “Mọi tiến bộ lớn trong lịch sử đều gắn liền với mức độ cải thiện đáng kể về hiệu suất năng lượng trong truyền tải thông tin. Lượng khí thải carbon ngày càng gia tăng do bùng nổ lưu lượng dữ liệu, sẽ trở thành vấn đề toàn cầu cần phải giải quyết trong vòng 5-10 năm tới. Tăng hiệu suất năng lượng sẽ là hướng đi đứng đắn cho tương lai phía trước”.
Ông Ryan Ding phát biểu trong sự kiện Tuần lễ Đổi mới sáng tạo Win-Win của Huawei.
Nghiên cứu độc lập của bên thứ ba ước tính, vào năm 2030, lưu lượng dữ liệu được tạo ra bởi các dịch vụ số dự kiến sẽ tăng gấp 13 lần so với năm 2020. Điều này cho thấy nếu các cải tiến về hiệu suất năng lượng không được thực hiện, mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon của ngành ICT sẽ tăng gấp 2,3 lần. Theo Tổ chức Viễn thông Quốc tế (ITU), ngành ICT sẽ cần giảm ít nhất 45% lượng khí thải carbon vào năm 2030 để đáp ứng mục tiêu của Hiệp định Paris về Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC).
Ông Ryan Ding nhấn mạnh: “Chúng ta đang đối mặt với một thách thức lớn chưa từng có: Khi ngày càng nhiều ngành công nghiệp chuyển đổi số, nhu cầu về dữ liệu sẽ tăng mạnh, dẫn đến năng lượng tiêu thụ tăng vọt. Giữa bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu, ngành ICT phải khẩn trương tạo đỉnh carbon và trung hòa carbon”.
Những cải tiến về hiệu suất năng lượng sẽ mang lại lợi ích cho các nhà mạng theo 3 cách. Đầu tiên, việc chuyển đổi người dùng, nâng cấp trạm phát sóng và giảm thiểu năng lượng mạng sẽ giúp các nhà khai thác tiết kiệm chi phí vận hành. Thứ hai, cải thiện hiệu suất năng lượng sẽ hỗ trợ việc chuyển đổi người dùng 2G và 3G sang các dịch vụ 4G và 5G. Thứ ba, nỗ lực giảm lượng khí thải carbon của các nhà mạng sẽ tác động tích cực đến môi trường, giúp họ hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Để giúp các nhà mạng đạt được 3 mục tiêu này, Huawei đã đề xuất giải pháp 3 lớp: các trạm phát sóng xanh, mạng viễn thông xanh và vận hành xanh. Đầu tiên, các giải pháp nâng cao hiệu xuất năng lượng của trạm phát sóng được phát triển bằng cách áp dụng một thiết kế tích hợp cao của Huawei, sử dụng vật liệu mới và di chuyển các thiết bị chính lẫn bộ cấp nguồn ngoài trời. Thứ hai, kiến trúc mạng tối giản của doanh nghiệp sẽ giúp chuyển tiếp dữ liệu nhanh hơn, hỗ trợ xây dựng các mạng toàn quang (all-optical) thông minh và đơn giản. Cuối cùng, ở cấp độ vận hành, Huawei cung cấp giải pháp cung cấp và phân phối tối ưu hóa, đồng thời giữ cho hiệu suất năng lượng được trực quan hóa và dễ quản lý hơn.
Cho đến nay, Huawei đã triển khai các giải pháp phát triển xanh này cho nhiều nhà khai thác viễn thông tại trên 100 quốc gia. Chẳng hạn ở Đức, giải pháp PowerStar của Huawei đã mang đến khả năng tự tối ưu hóa hiệu suất năng lượng theo cấp độ phút, cải thiện hiệu quả năng lượng cực lớn. Tại Tây Ban Nha, giải pháp kết nối chéo quang học (optical cross-connect - OXC) của Huawei đã được triển khai trên mạng lõi của khách hàng, giúp tăng 81% hiệu suất năng lượng và giảm 29% chi phí. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Huawei mang đến giải pháp trạm phát sóng xanh cho khách hàng, thay thế các phòng thiết bị bằng tủ thiết bị, loại bỏ nhu cầu về phòng và máy điều hòa không khí. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm 19.000 kWh điện cho mỗi trạm phát sóng mỗi năm.
Huawei và các đối tác khai thác đã làm việc cùng nhau để tăng “dấu tay carbon” (carbon handprint) bằng cách trao quyền tăng cường hiệu suất năng lượng bằng các giải pháp ICT cho các ngành công nghiệp vốn sử dụng nhiều carbon. Từ đó, họ có thể giảm phát thải gấp 10 lần. Thực tế, Huawei đã tạo ra nhiều câu chuyện thành công trong các ngành công nghiệp then chốt sử dụng nhiều carbon như cảng, khai thác than và sản xuất thép.
Cuối bài phát biểu, ông Ding kêu gọi thiết lập hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho toàn ngành, tạo khung cơ sở để đo lường hiệu suất năng lượng và hướng dẫn phát triển xanh cho ngành ICT. “Huawei đã sẵn sàng làm việc với các nhà điều hành và cùng tạo ra giá trị mới với ICT xanh”, ông Ding nói khi kết thúc bài chia sẻ.
Hệ thống chỉ tiêu hiệu suất năng lượng NCIe do Huawei đề xuất đã được Nhóm nghiên cứu 5 của Lĩnh vực Tiêu chuẩn viễn thông thuộc Tổ chức Viễn thông quốc tế (ITU-T SG5) phê duyệt và hiện trong quá trình tham vấn cộng đồng.
Tuần lễ Đổi mới sáng tạo Win-Win của Huawei đang diễn ra từ ngày 18/7 đến ngày 21/7 tại Thâm Quyến, Trung Quốc với sự tham gia của các nhà khai thác viễn thông toàn cầu, các chuyên gia trong ngành và các nhà lãnh đạo.
Ông Ding giải thích rằng: “Mọi tiến bộ lớn trong lịch sử đều gắn liền với mức độ cải thiện đáng kể về hiệu suất năng lượng trong truyền tải thông tin. Lượng khí thải carbon ngày càng gia tăng do bùng nổ lưu lượng dữ liệu, sẽ trở thành vấn đề toàn cầu cần phải giải quyết trong vòng 5-10 năm tới. Tăng hiệu suất năng lượng sẽ là hướng đi đứng đắn cho tương lai phía trước”.
Nghiên cứu độc lập của bên thứ ba ước tính, vào năm 2030, lưu lượng dữ liệu được tạo ra bởi các dịch vụ số dự kiến sẽ tăng gấp 13 lần so với năm 2020. Điều này cho thấy nếu các cải tiến về hiệu suất năng lượng không được thực hiện, mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon của ngành ICT sẽ tăng gấp 2,3 lần. Theo Tổ chức Viễn thông Quốc tế (ITU), ngành ICT sẽ cần giảm ít nhất 45% lượng khí thải carbon vào năm 2030 để đáp ứng mục tiêu của Hiệp định Paris về Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC).
Ông Ryan Ding nhấn mạnh: “Chúng ta đang đối mặt với một thách thức lớn chưa từng có: Khi ngày càng nhiều ngành công nghiệp chuyển đổi số, nhu cầu về dữ liệu sẽ tăng mạnh, dẫn đến năng lượng tiêu thụ tăng vọt. Giữa bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu, ngành ICT phải khẩn trương tạo đỉnh carbon và trung hòa carbon”.
Những cải tiến về hiệu suất năng lượng sẽ mang lại lợi ích cho các nhà mạng theo 3 cách. Đầu tiên, việc chuyển đổi người dùng, nâng cấp trạm phát sóng và giảm thiểu năng lượng mạng sẽ giúp các nhà khai thác tiết kiệm chi phí vận hành. Thứ hai, cải thiện hiệu suất năng lượng sẽ hỗ trợ việc chuyển đổi người dùng 2G và 3G sang các dịch vụ 4G và 5G. Thứ ba, nỗ lực giảm lượng khí thải carbon của các nhà mạng sẽ tác động tích cực đến môi trường, giúp họ hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Cho đến nay, Huawei đã triển khai các giải pháp phát triển xanh này cho nhiều nhà khai thác viễn thông tại trên 100 quốc gia. Chẳng hạn ở Đức, giải pháp PowerStar của Huawei đã mang đến khả năng tự tối ưu hóa hiệu suất năng lượng theo cấp độ phút, cải thiện hiệu quả năng lượng cực lớn. Tại Tây Ban Nha, giải pháp kết nối chéo quang học (optical cross-connect - OXC) của Huawei đã được triển khai trên mạng lõi của khách hàng, giúp tăng 81% hiệu suất năng lượng và giảm 29% chi phí. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Huawei mang đến giải pháp trạm phát sóng xanh cho khách hàng, thay thế các phòng thiết bị bằng tủ thiết bị, loại bỏ nhu cầu về phòng và máy điều hòa không khí. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm 19.000 kWh điện cho mỗi trạm phát sóng mỗi năm.
Huawei và các đối tác khai thác đã làm việc cùng nhau để tăng “dấu tay carbon” (carbon handprint) bằng cách trao quyền tăng cường hiệu suất năng lượng bằng các giải pháp ICT cho các ngành công nghiệp vốn sử dụng nhiều carbon. Từ đó, họ có thể giảm phát thải gấp 10 lần. Thực tế, Huawei đã tạo ra nhiều câu chuyện thành công trong các ngành công nghiệp then chốt sử dụng nhiều carbon như cảng, khai thác than và sản xuất thép.
Cuối bài phát biểu, ông Ding kêu gọi thiết lập hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho toàn ngành, tạo khung cơ sở để đo lường hiệu suất năng lượng và hướng dẫn phát triển xanh cho ngành ICT. “Huawei đã sẵn sàng làm việc với các nhà điều hành và cùng tạo ra giá trị mới với ICT xanh”, ông Ding nói khi kết thúc bài chia sẻ.
Hệ thống chỉ tiêu hiệu suất năng lượng NCIe do Huawei đề xuất đã được Nhóm nghiên cứu 5 của Lĩnh vực Tiêu chuẩn viễn thông thuộc Tổ chức Viễn thông quốc tế (ITU-T SG5) phê duyệt và hiện trong quá trình tham vấn cộng đồng.
Tuần lễ Đổi mới sáng tạo Win-Win của Huawei đang diễn ra từ ngày 18/7 đến ngày 21/7 tại Thâm Quyến, Trung Quốc với sự tham gia của các nhà khai thác viễn thông toàn cầu, các chuyên gia trong ngành và các nhà lãnh đạo.