Hunsen quyết tâm xây kênh đào Funan Techo, Việt Nam nên có kế sách gì?

Theo báo Campuchia Khmer Times, ngày 16/5/2024, ông Hun Sen, cựu Thủ tướng và hiện là Chủ tịch Thượng viện Campuchia, đã kêu gọi chính phủ nước này xây dựng kênh đào Funan Techo (Phù Nam Techo) càng sớm càng tốt vì lợi ích kinh tế và để chấm dứt những tranh luận xung quanh dự án này.

1715913772903.png

Ông Hun Sen lập luận rằng kênh đào sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Campuchia bằng cách giảm chi phí vận chuyển, đồng thời đóng vai trò hệ thống thủy lợi cho khu vực Tây Nam, giúp tăng sản lượng và nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ chống lũ lụt, và thúc đẩy du lịch.

Trước đó, Campuchia dự kiến khởi công dự án trị giá 1,7 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ vào cuối năm 2023, với kênh dài 180km, sâu 5,4m, rộng 80-100m, có thể đón tàu 1.000 tấn, kết nối thủ đô Phnom Penh với tỉnh Kep và hoạt động vào năm 2028.

Sau khi các báo trong nước đưa tin này, trên mạng nhiều người cho rằng việc Campuchia xây dựng kênh đào này là không cản nổi, vì vậy chúng ta tốt nhất nên chuẩn bị các phương án để tránh tác động của kênh đào này sau khi đi vào hoạt động. Và cư dân mạng đã đưa ra các "kế sách" mình lượm lặt dưới đây, có những ý kiến vô thưởng vô phạt, nhưng cũng có ý kiến đáng để cân nhắc:

Về địa lý thì sông Mekong chảy qua nước bạn Lào trước khi qua Campuchia. Mình nên làm dự án kinh tế nho nhỏ hợp tác kinh tế giữa 2 nước, nắn dòng Mekong về miền Trung mình. Giờ mình nên bắt đầu khảo sát, lên kế hoạch và ký kết với bạn Lào.

Ý kiến này có vẻ hay ho nhưng khó thành hiện thực, vì địa hình miền trung nước ta giáp Lào là địa hình đồi núi hiểm trở, nên việc mở kênh đào còn phức tạp hơn làm đường hầm dưới biển.

Không chờ đợi nữa, ảnh hưởng thế nào ta cũng có thể hình dung ra được. Giờ ta chỉ có 3 phương án.
  • Đắp đập, đào hồ trữ nước.
  • Tìm thêm một đường dẫn nước khác vào ĐBSCL.
  • Sáng chế các cống ngăn mặn thành các cống lọc mặn.
Họ đã quyết đào kênh thì chúng ta cũng phải đào hồ, đắp đập để trữ nước. Đừng để rơi vào thế bị động.

Nói thì dễ rồi. Đồng bằng Sông Cửu Long xây hồ trữ nước bao nhiêu mới đủ?
Việt Nam mình không thể ngồi không mà trông chờ. Xem xét học hỏi cách mở rộng đất ven biển của Singapore, cách trị thủy của Hà Lan (các công trình thủy lợi ven biển của Hà Lan được thiết kế với tần suất chịu thiên tai đến 1/1.250 và thậm chí đến 1/10.000). Cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long (thậm chí tất cả các khu vực ven biển) cần sớm xây dựng tổng sơ đồ thiết kế, trong đó bao gồm phương hướng giải pháp, lộ trình và kế hoạnh cụ thể, hàng năm để xây dựng các hệ thống ao, đìa, hồ điều hòa, hồ trữ nước; kênh, mương; âu thuyền, công trình phục vụ tách nước mưa khỏi nước thải dẫn về hồ điều hòa; đê, đập, cống, cửa ngăn/xả nước... liên kết với nhau trong tổng thể, kèm theo đó là các hệ thống quan trắc, đo lường và điều khiển vận hành tự động.. Việc xây dựng các công trình này đồng thời cũng có tác động tích cực thúc đẩy đầu tư công và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ để có được nền quốc phòng tự chủ và vững mạnh.

Tốt nhất là mình tiến hành làm ngay việc xây các đập ngăn ở các cửa sông, không cho nước ngọt đổ hết ra biển, đồng thời không cho nước biển xâm nhập vào sông. Tất nhiên là phải thiết kế sao cho kiểm soát được nước ra hay nước vào sông. Vậy là ổn.

Tất nhiên, mình nghĩ rằng các nhà quản lý, các nhà khoa học đã vào cuộc rồi. Hy vọng, các nhà khoa học sẽ tìm ra được giải pháp thích đáng để bảo vệ vựa lúa của đất nước. #funantechoảnhhưởng
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top