Hút cần khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi

Ngày càng có nhiều phụ nữ hút cần sa trong thai kỳ, nhưng một báo cáo mới đây sẽ buộc họ phải suy nghĩ lại về hành động của mình.
Hút cần khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa quá khứ sử dụng cần sa của các bà mẹ, với chứng tự kỷ và rối loạn tâm thần ở trẻ em. Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra tác động của việc sử dụng cần sa đến nhau thai, mức độ lo lắng, hung hăng và tăng động ở trẻ em.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã phân tích 322 cặp mẹ - con tại Thành phố New York, những trường hợp này cũng thuộc một phần dự án nghiên cứu rộng hơn về tình trạng căng thẳng trong thai kỳ. Khi trẻ đạt độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, nồng độ hormone sẽ được đo từ mẫu tóc, điện tâm đồ được sử dụng để đo chức năng tim, còn chức năng hành vi và cảm xúc sẽ được đánh giá dựa trên bảng khảo sát cha mẹ.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng xem xét mô nhau thai được thu thập tại thời điểm sinh nở ở những trường hợp tham gia.
Tiến sĩ Daghni Rajasingam, bác sĩ sản khoa tư vấn và phát ngôn viên của Đại học Royal College of Obstetricians and Gynaecologists tại Vương quốc Anh cho biết: “Nghiên cứu mới này bổ trợ ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy hút cần sa trong thời kỳ mang thai có liên quan đến những hậu quả xấu đến phụ nữ và con cái của họ”.
“Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc sử dụng cần sa trong thời kỳ thai sản có liên quan đến ảnh hưởng phát triển não bộ của thai nhi, thai chết lưu, nhẹ cân và sinh non. Bằng chứng này bổ sung thêm cho những lo ngại về độ an toàn hiện tại, theo đó sử dụng cần sa trong thai kỳ có thể gây nên lo lắng, hung hăng, hiếu động thái quá và nồng độ hormone căng thẳng cortisol cao bất thường ở trẻ em”,
cô nói.

Tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ em​

Nghiên cứu cho thấy con của những bà mẹ sử dụng cần sa trong thời kỳ mang thai sẽ bộc lộ những biểu hiện lo lắng, hung hăng, tăng động và mức độ hormone căng thẳng cortisol cao hơn con của những bà mẹ không sử dụng.
Việc phân tích mô nhau thai, bao gồm việc giải trình tự RNA cho thấy việc sử dụng cần sa của người mẹ có liên quan đến tình trạng biểu hiện thấp của các gen kích hoạt miễn dịch, bao gồm cytokine - các protein có liên quan đến bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh.
“Đây là một nghiên cứu được thiết kế tỉ mỉ, với phương pháp luận và phòng thí nghiệm có thể theo sát tình trạng của trẻ. Điều thú vị là chúng có thể xem xét tín hiệu nhau thai và liên kết những phát hiện đó với kết quả ghi nhận lúc bé”, tiến sĩ Darine El-Chaâr, chuyên gia y học về thai nhi và điều tra viên lâm sàng tại Viện Nghiên cứu Bệnh viện Ottawa ở Canada cho biết.
Các tác giả nghiên cứu cho hay ức chế miễn dịch trong nhau thai liên quan đến việc sử dụng cần sa của người mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong giai đoạn ấu thơ chẳng hạn như mức độ lo lắng tăng cao.
“Chúng tôi biết rằng hoạt chất cannabinoid đóng một vai trò trong việc điều chỉnh căng thẳng, đó là lý do tại sao một số người sử dụng cần sa để giảm lo lắng và thư giãn”, Yoko Nomura, giáo sư tâm lý học tại Trung tâm Sau đại học và Cao đẳng Queens cho hay.
“Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với cần sa trong tử cung có tác dụng ngược lại đối với trẻ em, khiến chúng tăng mức độ lo lắng, hung hăng và hiếu động so với những đứa trẻ không tiếp xúc với cần sa trong thời kỳ mang thai”.
Tuy vậy, nghiên cứu cho thấy tác động đầy đủ của sử dụng cần sa của người mẹ đối với chức năng miễn dịch “không thể được đánh giá chỉ từ biểu hiện gen của nhau thai”.
Hút cần khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi
Nghiên cứu đã tính đến các yếu tố khác có thể giải thích mối liên hệ giữa việc sử dụng cần sa của người mẹ với các biểu hiện ở trên, có thể kể đến như là tuổi của cha mẹ, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, giới tính, tuổi tác và dân tộc của đứa trẻ.
Các tác giả cho biết, nghiên cứu còn một số hạn chế là không thể xác minh tính chính xác của việc sử dụng cần sa, vì thông tin chỉ được cung cấp bởi các cá nhân tham gia nghiên cứu. Các nhà khoa học cũng không thể kiểm tra việc sử dụng cần sa trước và sau khi sinh một cách riêng biệt.
“Đây là nghiên cứu về con người và do đó có nhiều hạn chế vì chúng tôi không thể có được thông tin chi tiết, chẳng hạn như lịch sử sử dụng cần sa. Ngoài ra, chúng tôi không thể kiểm soát các yếu tố đa dạng (ví dụ như lối sống, cách nuôi dạy con cái, di truyền học ...) và sẽ cần một nghiên cứu trên hàng ngàn cá nhân để xác định mức độ liên quan giữa các yếu tố khác nhau đến các hệ đo lường kết quả”, tác giả nghiên cứu Yasmin Hurd cho biết.
Trước những lo ngại ngày càng tăng về việc sử dụng cần sa trong thời kỳ mang thai, thì từ năm 2019, Tổng Y sĩ Hoa Kỳ Jerome Adams đã tuyên bố không nên sử dụng cần sa.
“Khả năng tiếp cận dễ dàng cũng như tác động của nó, cùng với nhận thức sai lệch về sự an toàn của cần sa đang gây nguy hiểm cho nguồn tài nguyên quý giá nhất của chúng ta - thanh thiếu niên”, ông viết.
Các tác động tệ hại của chất kính thích này có thể kéo dài đến tận sau khi sinh nở nếu vẫn tiếp tục sử dụng, Jerome Adams cho hay.
“THC (một trong nhiều hợp chất trong cây cần sa) đã được tìm thấy lưu trong sữa mẹ đến 6 ngày sau lần sử dụng cần sa cuối cùng được ghi nhận. Nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh và dẫn đến chứng tăng động, chức năng nhận thức kém và các hậu quả lâu dài khác. Ngoài ra, khói thuốc cần sa có chứa nhiều thành phần có hại tương tự như khói thuốc lá. Vì thế, không được phép hút cần hoặc thuốc lá gần em bé”.
Nguồn: CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top