iFixit vừa tiến hành mổ xẻ chiếc iPhone 15 Pro Max hé lộ nhiều chi tiết liên quan đến những thay đổi mới trên điện thoại này gồm cổng sạc mới, khung titan và kính tiềm vọng. Thiết kế của máy cũng được đổi mới, rất dễ tháo lắp nhưng việc sửa chữa bị ngăn cản bởi phần mềm.
iPhone 15 Pro Max có cách thiết kế khác iPhone 15 thường.
Theo iFixit, iPhone 15 và 15 Plus vẫn áp dụng cách thiết kế của iPhone 14. Máy có một khung tăng cứng ở giữa (midframe) để gắn các bộ phận bên trong vào. iPhone 15 Pro và Pro Max cũng mở được từ cả hai hướng nhưng theo cách hoàn toàn trái ngược: tất cả các bộ phận bên trong vẫn ẩn sau màn hình thay vì phía sau tấm kính mặt lưng. Nhưng mặt lưng kính của iPhone 15 Pro và Pro Max giờ đây cũng có thể tháo rời được, giống như iPhone 14.
Mặt trước và sau màn hình của iPhone 15 Pro Max.
Tuy vậy, cách thiết kế của iPhone 15 Pro và Pro Max khiến cho việc thay pin gặp rủi ro hơn một chút so với trên iPhone 14 vì cần tháo màn hình, thành phần rất mỏng manh và đắt tiền. Để lấy được pin và các bộ phận khác của iPhone 15 Pro và Pro Max, bạn phải làm nóng để cạy mở màn hình.
Tại sao 15 Pro và iPhone 15 Pro Max không áp dụng thiết kế của iPhone 14 và iPhone 15 thường? iFixit cho rằng điều đó có thể liên quan đến mảng camera sau lớn hơn. Các máy ảnh nhô ra qua một lỗ khoét ở khung giữa bằng nhôm và có thể không có đủ chỗ cho cách sắp xếp ngược lại.
Ngoài những lợi thế về khả năng tương thích tiện lợi, cổng USB-C mới trên iPhone 15 có thể cung cấp nguồn điện 4,5 watt để sạc cho các thiết bị khác như tai nghe AirPod hay đồng hồ Apple Watch. Đó là một nâng cấp lớn gấp 15 lần so với các điện thoại Lightning trước đây, vốn chỉ có thể cung cấp nguồn điện 0,3 watt để sạc cho thiết bị khác.
iPhone 15 có thể sạc cho thiết bị khác ở công suất 4,5 watt, thay vì 0,3 watt như các iPhone dùng cổng Lightning.
Về cổng sạc USB C của iPhone 15, có hai tin đồn xung quanh cổng sạc này. Đầu tiên là thông tin cho rằng cổng sạc USB C sẽ được gắn với bo mạch chính và chặn không cho sửa ở bên thứ ba. Tuy vậy, iFixit xác nhận tin đồn này không xảy ra và việc hoán đổi hai cổng vẫn duy trì đầy đủ chức năng.
Tin đồn thứ hai là Apple sẽ hạn chế thông lượng của cổng USB-C vì một lý do nào đó. Tin đồn đó hóa ra là vô căn cứ. Vi xử lý A17 bổ sung trình điều khiển USB 3, cho phép thông lượng đạt mức 10Gb, theo chuẩn USB 3.2 thế hệ 2. Vì các mẫu iPhone 15 và 15 Pluss sử dụng lại vi xử lý A16 Bionic cũ hơn nên chúng chỉ hỗ trợ USB 2 và bị giới hạn ở tốc độ truyền giống như các thiết bị trước đó dùng cổng Lightning.
Pin của 15 Pro Max là 4422 mAh
Pin của 15 Pro Max là 4422 mAh, tăng thêm 2,3% so với 4323 mAh của 14 Pro Max. Tương tự, 15 Pro tăng 2,3% lên 3274 mAh so với 3200 mAh của 14 Pro. Đây không phải là mức tăng đáng mong chờ vì A17 Pro rất khát điện. Các báo cáo ban đầu cho thấy iPhone 15 Pro và Pro Max hoạt động nhanh nóng và kéo theo thời lượng pin giảm tương ứng.
iPhone 15 Pro Max nhẹ hơn 19 gam so với iPhone 14 Pro Max
Thành phần kim loại lớn nhất trong iPhone là khung bên ngoài. Việc Apple chuyển sang khung titan giúp máy nhẹ hơn vài gam và đạt được một số ưu thế về tiếp thị.
Với việc chuyển sang khung titan, trọng lượng của iPhone 15 Pro Max giảm được 9% so với thế hệ tiền nhiệm. Tuy vậy, iFixit cho rằng việc giảm trọng lượng ở bên cạnh (khung) điện thoại tạo ra “cảm giác” nhẹ hơn nhiều so với mức giảm trọng lượng thực tế.
Titanium là vật liệu cấp không gian, được sử dụng trong những trường hợp bạn sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho những vật liệu siêu bền và nhẹ. Chất liệu titan được sử dụng trong máy bay trinh sát siêu nhanh SR-71 Blackbird nổi tiếng. Trở lại năm 2001, Apple đã sản xuất PowerBook G4 bằng titan.
Các nhà sản xuất có xu hướng tránh xa titan nếu có thể, bởi vật liệu này không chỉ đắt mà nó còn nổi tiếng là khó gia công. Vì vậy, mặc dù titan có ý nghĩa đối với lớp vỏ bên ngoài nhưng nó không tạo ra sự khác biệt cho khung tăng cứng ở giữa, một bộ phận nhôm ẩn nhưng phức tạp về mặt cơ học mà tất cả các bộ phận bên trong điện thoại đều gắn vào. Nhưng làm thế nào để bạn giữ được khung tăng cứng ở giữa bằng nhôm và sử dụng titan cho phần bo bên ngoài?
Đó là một quá trình cơ nhiệt được gọi là liên kết khuếch tán trạng thái rắn. Đây là quá trình trong đó hai kim loại khác nhau được nung nóng rất nóng, sau đó ép thật mạnh vào nhau. Đây không phải là một ý tưởng mới: nung nóng kim loại và ép chúng lại với nhau là cách mà các thợ rèn đã làm trong hàng nghìn năm qua. Nhưng ngày nay, nó khá hiếm. Theo Wikipedia, do chi phí tương đối cao, liên kết khuếch tán thường được sử dụng cho các công việc khó hoặc không thể hàn bằng các phương tiện khác.
Liên kết khuếch tán trạng thái rắn là quy trình phức tạp. Nó làm nóng kim loại lên tới 1700 độ C, xấp xỉ điểm nóng chảy của thép. Và sau đó oxy được hút hết ra ngoài, tạo ra môi trường chân không, rồi tiến hành ép vật liệu lại với nhau với lực ép 100 tấn. Công thức của Apple sẽ không khớp chính xác với công thức này, nhưng nó đủ cho thấy đây là một quá trình cực kỳ phức tạp và tốn kém, thường chỉ giới hạn ở các bộ phận hàng không vũ trụ được sản xuất nhỏ chứ không phải sản xuất hàng loạt smartphone. Với trường hợp của Apple, phải nói là họ sử dụng rất nhiều máy để gắn kết khung nhôm bên trong với lớp vỏ titan bên ngoài của iPhone 15 Pro và Pro Max.
Ở khía cạnh tái chế, iFixit cho rằng titan sẽ khó tái chế hơn.
Hai mặt bo mạch của iPhone 15 Pro Max
Trên iPhone 15 Pro Max, vi xử lý tích hợp là Apple A17 Pro trên tiến trình 3nm được xếp lớp dưới bộ nhớ SK Hynix DDR5. Bộ nhớ trong 256GB là Kioxia (trước là Toshiba).
Con chip Apple A17 Pro được sản xuất trên tiến trình 3nm hiện đại nhất của TSMC hiện nay. Theo dự đoán trong thời gian tới, khó có con chip nào đủ sức cạnh tranh bởi Apple đã mua hết công suất cho cả năm của TSMC.
Thay vì chọn một loạt thành phần thấu kính được điều khiển bằng nam châm điện, họ đã thiết kế một thành phần duy nhất được gọi là “kính tiềm vọng” phản chiếu ánh sáng nhiều lần để mô phỏng tiêu cự 120mm.
Thách thức vật lý mà các nhà thiết kế camera trên điện thoại thông minh không ngừng nỗ lực giải quyết là độ dày của hệ thống ống kính. Việc sử dụng kính tiềm vọng cho phép họ dịch chuyển cảm biến một chút khỏi ống kính.
Kính tiềm vọng là thiết bị để quan sát mọi thứ qua chướng ngại vật. Trong trường hợp này, chướng ngại vật chính là chiếc máy ảnh. Các gương phản chiếu ánh sáng sang một bên, cho phép tiêu cự lớn hơn giữa ống kính phía trước và điểm lấy nét trên cảm biến.
Cụm camera sau của iPhone 15 Pro Max
Cụm camera trước và module Face ID
Ngoài ống kính tiềm vọng mới, các cảm biến trên camera chính và camera góc siêu rộng của 15 Pro Max dường như có cùng kích thước với 14 Pro Max năm ngoái. Điều đó cho thấy bất kỳ sự cải thiện nào về chất lượng hình ảnh đều liên quan nhiều đến vi xử lý A17 mới chứ không phải là phần cứng của camera.
Chiếc vít cố định cụm camera sau của iPhone 15 Pro Max (trên) và iPhone 14 Pro (dưới) nhìn như bố con.
Theo iFixit, điều họ bất ngờ khi mở camera của iPhone 15 Pro Max là các vít cố định camera lớn hơn đáng kể so với trước đây.
Không chỉ camera, nhiều bộ phận khác của iPhone 15 Pro Max cũng yêu cầu phải kết nối như màn hình, cảm biến Face ID, pin, cụm camer sau, cổng sạc và cối sạc không dây.
Với yêu cầu ghép nối các linh kiện, các cửa hàng sửa chữa và thợ sửa iPhone 15 sẽ phải “ghép nối” bộ phận đó với điện thoại thông qua công cụ Cấu hình hệ thống của Apple.
Để thực hiện việc này, người sửa phải mua linh kiện chính hãng từ Apple, nhập số sê-ri của thiết bị rồi ghép nối bộ phận linh kiện mới với điện thoại bằng cách liên hệ với Apple. Nếu bạn sử dụng linh kiện thay thế hoặc linh kiện từ iPhone khác, bạn sẽ nhận được các thông báo cảnh báo iPhone của bạn có chứa các linh kiện không chính hãng ngay cả khi nó hoạt động bình thường.
Apple ngày càng tăng số linh kiện phải ghép nối trên iPhone.
Theo iFixit, Apple ngày càng tăng số lượng linh kiện cần ghép nối, trong đó iPhone 15 Pro Max là chiếc iPhone yêu cầu ghép nối nhiều linh kiện nhất trong các máy iPhone hiện nay.
Theo iFixit, dòng iPhone 15 được thiết kế sáng tạo, có thể mở từ cả phía trước và phía sau. Cách Apple đưa lớp bao titan vào khung máy của iPhone 15 Pro và Pro Max thực sự ấn tượng, mang lại cảm giác cầm nhẹ hơn mức giảm trọng lượng thực tế dù chất liệu này dễ móp và xước hơn so với khung thép.
Thiết kế tốt, sáng tạo và dễ tháo lắp nhưng yêu cầu ghép nối linh kiện bằng phần mềm lại là thứ khiến cho việc sửa chữa trở nên khó khăn. iPhone là sản phẩm dẫn đầu thị trường nhưng Apple đang tụt lại phía sau về khả năng sửa chữa. Khoảng cách này hoàn toàn do Apple tự gây ra, với một thiết kế phần cứng hoàn toàn có thể tháo ra sửa chữa dễ dàng nhưng lại bị phá hoại bởi yêu cầu ghép nối các bộ phận và hiệu chỉnh qua mạng cực kỳ phức tạp.
Đã đến lúc Apple phải bắt đầu suy nghĩ khác đi.
Kiến trúc thiết kế
Trong nhiều năm, smartphone đã được thiết kế theo kiểu: mở từ mặt trước thì thay pin khó hoặc mở từ mặt sau thì thay màn hình khó. Apple đã giải quyết được vấn đề này với iPhone 14 năm ngoái, cho phép điện thoại mở được từ mặt trước và mặt sau. Đây là một thay đổi lớn về thiết kế của iPhone 14 so với các thế hệ trước đó.Theo iFixit, iPhone 15 và 15 Plus vẫn áp dụng cách thiết kế của iPhone 14. Máy có một khung tăng cứng ở giữa (midframe) để gắn các bộ phận bên trong vào. iPhone 15 Pro và Pro Max cũng mở được từ cả hai hướng nhưng theo cách hoàn toàn trái ngược: tất cả các bộ phận bên trong vẫn ẩn sau màn hình thay vì phía sau tấm kính mặt lưng. Nhưng mặt lưng kính của iPhone 15 Pro và Pro Max giờ đây cũng có thể tháo rời được, giống như iPhone 14.
Tuy vậy, cách thiết kế của iPhone 15 Pro và Pro Max khiến cho việc thay pin gặp rủi ro hơn một chút so với trên iPhone 14 vì cần tháo màn hình, thành phần rất mỏng manh và đắt tiền. Để lấy được pin và các bộ phận khác của iPhone 15 Pro và Pro Max, bạn phải làm nóng để cạy mở màn hình.
Tại sao 15 Pro và iPhone 15 Pro Max không áp dụng thiết kế của iPhone 14 và iPhone 15 thường? iFixit cho rằng điều đó có thể liên quan đến mảng camera sau lớn hơn. Các máy ảnh nhô ra qua một lỗ khoét ở khung giữa bằng nhôm và có thể không có đủ chỗ cho cách sắp xếp ngược lại.
Cổng USB-C
Là hãng nổi tiếng với việc tự đi theo một con đường riêng nhưng cuối cùng Apple cũng phải khuất phục trước sức ép của châu Âu và chuyển sang dùng cổng USB C trên dòng iPhone 15.Về cổng sạc USB C của iPhone 15, có hai tin đồn xung quanh cổng sạc này. Đầu tiên là thông tin cho rằng cổng sạc USB C sẽ được gắn với bo mạch chính và chặn không cho sửa ở bên thứ ba. Tuy vậy, iFixit xác nhận tin đồn này không xảy ra và việc hoán đổi hai cổng vẫn duy trì đầy đủ chức năng.
Tin đồn thứ hai là Apple sẽ hạn chế thông lượng của cổng USB-C vì một lý do nào đó. Tin đồn đó hóa ra là vô căn cứ. Vi xử lý A17 bổ sung trình điều khiển USB 3, cho phép thông lượng đạt mức 10Gb, theo chuẩn USB 3.2 thế hệ 2. Vì các mẫu iPhone 15 và 15 Pluss sử dụng lại vi xử lý A16 Bionic cũ hơn nên chúng chỉ hỗ trợ USB 2 và bị giới hạn ở tốc độ truyền giống như các thiết bị trước đó dùng cổng Lightning.
Pin của 15 Pro Max là 4422 mAh, tăng thêm 2,3% so với 4323 mAh của 14 Pro Max. Tương tự, 15 Pro tăng 2,3% lên 3274 mAh so với 3200 mAh của 14 Pro. Đây không phải là mức tăng đáng mong chờ vì A17 Pro rất khát điện. Các báo cáo ban đầu cho thấy iPhone 15 Pro và Pro Max hoạt động nhanh nóng và kéo theo thời lượng pin giảm tương ứng.
Vỏ titan
iPhone 15 Pro Max mới nặng 221 gam, nhẹ hơn 19 gam so với iPhone 14 Pro Max. Bạn sẽ chi bao nhiêu để tiết kiệm được 19 gam? Khoảng 4-5 triệu đồng. Bạn sẽ được gì khi giảm nhiều trọng lượng như vậy khỏi điện thoại của mình?Thành phần kim loại lớn nhất trong iPhone là khung bên ngoài. Việc Apple chuyển sang khung titan giúp máy nhẹ hơn vài gam và đạt được một số ưu thế về tiếp thị.
Với việc chuyển sang khung titan, trọng lượng của iPhone 15 Pro Max giảm được 9% so với thế hệ tiền nhiệm. Tuy vậy, iFixit cho rằng việc giảm trọng lượng ở bên cạnh (khung) điện thoại tạo ra “cảm giác” nhẹ hơn nhiều so với mức giảm trọng lượng thực tế.
Titanium là vật liệu cấp không gian, được sử dụng trong những trường hợp bạn sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho những vật liệu siêu bền và nhẹ. Chất liệu titan được sử dụng trong máy bay trinh sát siêu nhanh SR-71 Blackbird nổi tiếng. Trở lại năm 2001, Apple đã sản xuất PowerBook G4 bằng titan.
Các nhà sản xuất có xu hướng tránh xa titan nếu có thể, bởi vật liệu này không chỉ đắt mà nó còn nổi tiếng là khó gia công. Vì vậy, mặc dù titan có ý nghĩa đối với lớp vỏ bên ngoài nhưng nó không tạo ra sự khác biệt cho khung tăng cứng ở giữa, một bộ phận nhôm ẩn nhưng phức tạp về mặt cơ học mà tất cả các bộ phận bên trong điện thoại đều gắn vào. Nhưng làm thế nào để bạn giữ được khung tăng cứng ở giữa bằng nhôm và sử dụng titan cho phần bo bên ngoài?
Đó là một quá trình cơ nhiệt được gọi là liên kết khuếch tán trạng thái rắn. Đây là quá trình trong đó hai kim loại khác nhau được nung nóng rất nóng, sau đó ép thật mạnh vào nhau. Đây không phải là một ý tưởng mới: nung nóng kim loại và ép chúng lại với nhau là cách mà các thợ rèn đã làm trong hàng nghìn năm qua. Nhưng ngày nay, nó khá hiếm. Theo Wikipedia, do chi phí tương đối cao, liên kết khuếch tán thường được sử dụng cho các công việc khó hoặc không thể hàn bằng các phương tiện khác.
Liên kết khuếch tán trạng thái rắn là quy trình phức tạp. Nó làm nóng kim loại lên tới 1700 độ C, xấp xỉ điểm nóng chảy của thép. Và sau đó oxy được hút hết ra ngoài, tạo ra môi trường chân không, rồi tiến hành ép vật liệu lại với nhau với lực ép 100 tấn. Công thức của Apple sẽ không khớp chính xác với công thức này, nhưng nó đủ cho thấy đây là một quá trình cực kỳ phức tạp và tốn kém, thường chỉ giới hạn ở các bộ phận hàng không vũ trụ được sản xuất nhỏ chứ không phải sản xuất hàng loạt smartphone. Với trường hợp của Apple, phải nói là họ sử dụng rất nhiều máy để gắn kết khung nhôm bên trong với lớp vỏ titan bên ngoài của iPhone 15 Pro và Pro Max.
Ở khía cạnh tái chế, iFixit cho rằng titan sẽ khó tái chế hơn.
Linh kiện điện tử
Từ lâu đã có tin đồn Apple tự phát triển chip sóng (modem) riêng nhưng trên iPhone 15 series thì linh kiện này vẫn chưa xuất hiện. Chip sóng của iPhone 15 series là Snapdragon X70 cao cấp của Qualcomm. Theo Qualcomm, chip sóng này được hỗ trợ bởi AI để quản lý chùm tia và điều chỉnh ăng-ten.Trên iPhone 15 Pro Max, vi xử lý tích hợp là Apple A17 Pro trên tiến trình 3nm được xếp lớp dưới bộ nhớ SK Hynix DDR5. Bộ nhớ trong 256GB là Kioxia (trước là Toshiba).
Con chip Apple A17 Pro được sản xuất trên tiến trình 3nm hiện đại nhất của TSMC hiện nay. Theo dự đoán trong thời gian tới, khó có con chip nào đủ sức cạnh tranh bởi Apple đã mua hết công suất cho cả năm của TSMC.
Máy ảnh
Nâng cấp lớn cho máy ảnh năm nay là ống kính tiềm vọng "tứ lăng kính", tăng khả năng zoom quang của iPhone từ 2x lên 5x. Về mặt kỹ thuật, S23 Ultra vẫn đi trước rất nhiều với khả năng zoom 10 lần, nhưng cách các kỹ sư của Apple đạt được mức zoom 5x lại đặc biệt thú vị. Lăng kính tứ giác, một cách nói hoa mỹ để nói về bốn thấu kính, là một từ do nhóm tiếp thị của Apple phát minh ra, nhưng nó có vẻ rất hay!Thách thức vật lý mà các nhà thiết kế camera trên điện thoại thông minh không ngừng nỗ lực giải quyết là độ dày của hệ thống ống kính. Việc sử dụng kính tiềm vọng cho phép họ dịch chuyển cảm biến một chút khỏi ống kính.
Kính tiềm vọng là thiết bị để quan sát mọi thứ qua chướng ngại vật. Trong trường hợp này, chướng ngại vật chính là chiếc máy ảnh. Các gương phản chiếu ánh sáng sang một bên, cho phép tiêu cự lớn hơn giữa ống kính phía trước và điểm lấy nét trên cảm biến.
Ngoài ống kính tiềm vọng mới, các cảm biến trên camera chính và camera góc siêu rộng của 15 Pro Max dường như có cùng kích thước với 14 Pro Max năm ngoái. Điều đó cho thấy bất kỳ sự cải thiện nào về chất lượng hình ảnh đều liên quan nhiều đến vi xử lý A17 mới chứ không phải là phần cứng của camera.
Theo iFixit, điều họ bất ngờ khi mở camera của iPhone 15 Pro Max là các vít cố định camera lớn hơn đáng kể so với trước đây.
Thiết kế tuyệt vời bị hủy hoại bởi yêu cầu ghép nối các bộ phận
iFixit cho biết họ đã hoán đổi camera trước giữa hai máy iPhone 15 Pro Max nhưng các máy ảnh này không hoạt động. Lý do là vì Apple yêu cầu bộ phận này phải được ghép nối (pair) với thiết bị ban đầu của nó.Không chỉ camera, nhiều bộ phận khác của iPhone 15 Pro Max cũng yêu cầu phải kết nối như màn hình, cảm biến Face ID, pin, cụm camer sau, cổng sạc và cối sạc không dây.
Với yêu cầu ghép nối các linh kiện, các cửa hàng sửa chữa và thợ sửa iPhone 15 sẽ phải “ghép nối” bộ phận đó với điện thoại thông qua công cụ Cấu hình hệ thống của Apple.
Để thực hiện việc này, người sửa phải mua linh kiện chính hãng từ Apple, nhập số sê-ri của thiết bị rồi ghép nối bộ phận linh kiện mới với điện thoại bằng cách liên hệ với Apple. Nếu bạn sử dụng linh kiện thay thế hoặc linh kiện từ iPhone khác, bạn sẽ nhận được các thông báo cảnh báo iPhone của bạn có chứa các linh kiện không chính hãng ngay cả khi nó hoạt động bình thường.
Theo iFixit, Apple ngày càng tăng số lượng linh kiện cần ghép nối, trong đó iPhone 15 Pro Max là chiếc iPhone yêu cầu ghép nối nhiều linh kiện nhất trong các máy iPhone hiện nay.
Khả năng sửa chữa
Cả bốn máy iPhone 15 Pro Max, 15 Pro, 15 Plus và 15 đều đạt điểm 4/10 về mức độ sửa chữa, tương tự iPhone 14.Đã đến lúc Apple phải bắt đầu suy nghĩ khác đi.