Intel đổ 95 tỷ USD vào sản xuất chất bán dẫn ở châu Âu

Tập đoàn Intel có kế hoạch xây dựng các cơ sở sản xuất chip mới ở châu Âu với trị giá lên tới 95 tỷ USD. Mục tiêu là hướng đến việc tăng năng lực sản xuất trước nhu cầu chip đang tăng cao trên thế giới.
Theo KED Global, giám đốc điều hành Intel, Pat Gelsinger, cho biết công ty đang lên kế hoạch cho hai nhà máy sản xuất chip tại châu Âu. Thậm chí, họ có thể mở rộng hơn nữa trong khoảng 10 năm tới với số tiền đầu tư lên tới 80 tỷ Euro. Những cơ sở sản xuất mới sẽ đáp ứng nhu cầu chip đang tăng cao trong các lĩnh vực như máy tính, ô tô và nhiều thiết bị khác.
Intel đổ 95 tỷ USD vào sản xuất chất bán dẫn ở châu Âu
Tại một sự kiện của ngành công nghiệp ô tô ở Munich, Pat Gelsinger cho biết: “Cần có tư duy lớn và táo bạo để đáp ứng nhu cầu về bán dẫn trong kỷ nguyên mới”.
Đối thủ Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, cho biết sẽ chi ngân sách kỷ lục 100 tỷ USD trong 3 năm tới, nhằm tăng cường năng lực sản xuất. Tháng trước, Samsung Electronics cũng cho biết có kế hoạch tăng đầu tư thêm 205 tỷ USD trong vòng 3 năm tới, một phần để theo đuổi vị trí dẫn đầu lĩnh vực đúc chip.
'Cơn khát' chip toàn cầu đã ảnh hưởng đặc biệt đến ngành ô tô. Tuần trước, Ford Motor Co. và General Motors Co. cho biết đang cắt giảm sản lượng vì chip khan hiếm. Tập đoàn Toyota cũng cho biết sẽ cắt giảm sản lượng 40% trên toàn thế giới vào tháng 9.
Intel cho biết họ nhà máy ở Ireland sẽ tập trung cho lĩnh vực chip tự động. Họ đang thành lập một nhóm thiết kế chip để giúp các công ty khác điều chỉnh thiết kế để sử dụng chip của Intel.
Theo ông Gelsinger, thị trường chip xe hơi dự kiến sẽ tăng lên 115 tỷ USD trong thập kỷ tới, gấp đôi quy mô hiện tại. Công ty cho biết hoạt động kinh doanh sản xuất chip theo hợp đồng của Intel đã thu hút khách hàng tiềm năng ở châu Âu, bao gồm cả các công ty ô tô.
Giám đốc điều hành Daimler AG, Ola Källenius, nói với The Wall Street Journal rằng công ty hiện đang liên hệ trực tiếp với các nhà sản xuất chip để theo dõi nguồn cung. Ông dự đoán nguồn cung chip vẫn thiếu hụt nghiêm trọng vào năm 2023.
Ông Gelsinger hôm thứ Ba dự đoán rằng thị trường chip xe hơi sẽ tăng hơn gấp đôi vào cuối thập kỷ này. Ông cho biết chất bán dẫn sẽ chiếm hơn 20% chi phí vật liệu cho các mẫu xe phân khúc cao cấp mới, tăng từ 4% của năm 2019, khi chúng được bổ sung các tính năng hỗ trợ lái mới, màn hình cảm ứng hào nhoáng và các tính năng khác đòi hỏi nhiều sức mạnh xử lý hơn.
Việc mở rộng sản xuất của Intel ở châu Âu là một phần trong nỗ lực để biến công ty thành một thế lực sản xuất chip theo hợp đồng lớn, việc sản xuất chất bán dẫn không chỉ cho mục đích của riêng mình mà còn cho các công ty như gã khổng lồ Qualcomm Inc. và nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Amazon. com Inc. Nỗ lực của Intel được bắt đầu hồi tháng Ba. Họ cam kết xây dựng hai nhà máy ở Arizona với chi phí 20 tỷ USD. Sau đó, công ty cũng có một kế hoạch mở rộng sản xuất trị giá 3,5 tỷ USD ở New Mexico.
Ông Gelsinger cho biết, Intel có thể xây dựng đến 8 nhà máy ở địa điểm mới tại châu Âu. Intel cũng có kế hoạch khảo sát địa điểm cho một nhà máy mới ở Mỹ vào cuối năm nay. Intel tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền các nước châu Âu và Mỹ bằng cách cam kết đảm bảo nguồn cung các linh kiện quan trọng trong tương lai đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong quá khứ, các nước phương Tây thường chỉ hỗ trợ khá hạn chế đối với các nhà máy sản xuất chip (ngay cả khi châu Á cạnh tranh bằng các hình thức như miễn thuế, cho thuê đất miễn phí dài hạn). Điều đó dẫn đến sự chuyển dịch trong ngành sang Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore trong vài thập kỷ qua. Năm 1990, Mỹ chiếm 37% sản lượng chip toàn cầu nhưng hiện con số này đã tăng lên 12% (theo ước tính của Boston Consulting Group vào năm ngoái).
Ông Gelsinger đã đối thoại với các chính trị gia hàng đầu ở Brussels và các nước EU trong những tháng gần đây để giành được hỗ trợ tài chính cho sự mở rộng của Intel. Trợ cấp sẽ làm cho một nhà máy ở châu Âu cạnh tranh được với hoạt động sản xuất với chi phí thấp ở các nước châu Á.
Ông cũng tiết lộ công ty mình đang có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực xe tự hành. Ông cho biết Mobileye, một công ty Israel được mua lại vào năm 2017 với giá 15 tỷ USD, sẽ bắt đầu thử nghiệm dịch vụ robotaxi ở Israel và Đức vào năm tới. Tại Đức, họ sẽ hợp tác với công ty cho thuê xe hơi khổng lồ Sixt SE để mở các dịch vụ chia sẻ xe ở Đức và các nước châu Âu khác vào cuối thập kỷ này.

Nguồn: Ked Global
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top