Intel giành giật TSMC với Apple để sản xuất chip 3nm

TSMC đang hướng đến mục tiêu sản xuất hàng loạt những con chip tiến trình 3nm vào nửa cuối năm 2022. Do đó, khả năng cao chipset Apple A16 Bionic vẫn được sản xuất trên tiến trình 3nm, thay vì các thông tin 4nm rò rỉ trước đó. Sự khác biệt về số lượng transistor bên trong sẽ quyết định hiệu năng và hiệu quả tiêu thụ năng lượng của mỗi con chip.
Intel giành giật TSMC với Apple để sản xuất chip 3nm
Theo DigiTimes, Intel hiện đang lên kế hoạch sớm đến thăm TSMC, chứ không chỉ gửi tặng những lời chúc đơn giản mừng dịp lễ lớn cuối năm. Intel là một trong những khách hàng lớn nhất của xưởng đúc này (cùng với Apple, AMD, NVIDIA, MediaTek và Qualcomm). Họ muốn đảm bảo TSMC có đủ năng lực sản xuất chip 3nm với số lượng mà Intel cần.

Intel giành giật TSMC​

Thực tế, Intel không phải là một công ty không có nhà máy sản xuất chip (fabless) như Apple. Apple có thể tự thiết kế những con chip của riêng mình nhưng không sở hữu trang thiết bị, cơ sở chế tạo để sản xuất chúng. Và dẫu Intel có những xưởng đúc của riêng mình, thế nhưng, họ lại không thể sản xuất các con chip tiên tiến như TSMC. Hồi tháng 1, có thông tin cho rằng TSMC chuẩn bị áp dụng tiến trình 4nm cho Intel.
Nguồn tin từ DigiTimes cho biết, các giám đốc điều hành cấp cao của Intel hiện đang có kế hoạch đến Đài Loan vào giữa tháng này để “hẹn riêng” với TSMC. Không quá ngạc nhiên khi chủ đề của buổi hẹn này sẽ là năng lực 3nm mà Intel cần.
Buổi gặp này sẽ giúp Intel “tránh giáp mặt" với Apple. Được biết, Apple đã ký 1 thỏa thuận với TSMC, thầu hết dây chuyền sản xuất 3nm thòi gian đầu. Nhiều khả năng, Intel sẽ không thể tận dụng năng lực sản xuất 3nm của TSMC, sớm nhất cho đến năm 2023.
Vẫn chưa rõ liệu buổi hẹn gặp riêng giữa TSMC và Intel có hiệu quả hay không. TSMC hiện là xưởng đúc độc lập lớn nhất thế giới. Năm ngoái, công ty đã đạt được doanh thu 45,51 tỉ USD, tạo ra lợi nhuận ròng 17,60 tỉ USD. Hiện TSMC đang được định giá ở mức 565 tỉ USD.
Giờ đây, khi Apple dần thay thế các bộ xử lý Intel trên dòng Mac, nhà Táo sẽ còn phụ thuộc nhiều hơn vào TSMC. Con chip Apple M1 chứa 16 tỉ transistor, nhiều hơn 1 tỉ transistor so với số lượng bên trong con chip A15 Bionic, vốn được sử dụng trong dòng smartphone flagship iPhone 13 mới nhất.
Intel giành giật TSMC với Apple để sản xuất chip 3nm

Mọi con đường đều dẫn về TSMC​

Mới đây, Apple đã trình làng M1 Pro và M1 Max. Cả hai con chip này đều do TSMC sản xuất dựa trên tiến trình 5nm, sở hữu lần lượt 33,7 tỉ transistor và 57 tỉ transistor bên trong. Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin cũng tiết lộ, Apple dự định sẽ thay thế chip modem 5G của Qualcomm bằng loại tự thiết kế.
Con chip modem 5G mới của Apple sẽ do TSMC sản xuất bằng tiến trình 4nm và sẽ xuất hiện trong dòng iPhone 15 2023. Chắc chắn, Apple vẫn đang ung dung, không phải lo lắng về việc thiếu chip trong tương lai.
Nguồn: Phone Arena
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top