dadieu008
Pearl
Nguồn hàng hạn chế, giá lại cao hơn hàng chính hãng khiến người dùng ít quan tâm đến iPhone 13 xách tay.
"Chưa bao giờ chúng tôi bán iPhone thế hệ mới kém như năm nay", Xuân Trường, chủ một cửa hàng bán điện thoại xách tay ở Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ. "Thông thường, khoảng 2 tháng sau khi iPhone mới ra là thời điểm 'vàng' của hàng iPhone xách tay bởi lượng người mua đông, lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, năm nay khác biệt hoàn toàn", anh nói.
Nhiều cửa hàng không còn iPhone 13 xách tay để bán. Ảnh: Khương Nha
"Đây là năm thị trường iPhone xách tay có nhiều biến động nhất. Giá giảm rất sâu chỉ trong vài ngày khi mới về Việt Nam và đến giờ, nhiều cửa hàng chỉ bán ra số lượng máy đếm trên đầu ngón tay", Ngọc Thanh, một người buôn iPhone xách tay từ 2009, cho biết. Theo anh, Covid-19 làm cho nguồn hàng khan hiếm, trong khi sức ép từ hàng chính hãng khiến những người như anh đang phải chật vật tìm hướng đi mới để duy trì công việc kinh doanh.
Quân Ngô, chủ một cửa hàng chuyên đồ Apple ở quận 10, TP HCM, cho biết anh thường bán iPhone xách tay từ Mỹ mã LL/A, vốn rất được người Việt ưa chuộng, nhưng giá năm nay cao hơn hàng chính hãng từ một đến hai triệu đồng, lại ít model để lựa chọn nên rất khó bán.
Hai năm qua, các hệ thống ủy quyền của Apple được mở ra ngày càng nhiều tại Việt Nam. Mức giá tốt kèm nhiều khuyến mãi khiến người dùng chuyển hướng chọn iPhone chính hãng với mã VN/A. Năm nay, iPhone 13 chính hãng đến tay người dùng trong nước chỉ sau hơn một tháng bán ra toàn cầu, khiến hàng xách tay không còn cơ hội đẩy giá lên cao như trước.
"Lợi thế của iPhone chính hãng là nguồn hàng đa dạng, tình trạng khan hiếm hàng nếu có cũng không kéo dài quá lâu. Chính sách hậu mãi, bảo hành rõ ràng tốt hơn nên rất khó để hàng xách tay có thể cạnh tranh nếu giá không rẻ hơn nhiều và sẵn máy", anh Quân nói và ước tính lượng iPhone cửa hàng anh bán ra giảm 30 đến 40% so với trước.
Khó khăn trong việc bán hàng xách tay cũng là lý do nhiều "dân buôn" tìm cách mua máy chính hãng rồi bán lại với giá chênh lệch để kiếm lời. Anh Thanh cho biết trong ngày mở bán 22/10, anh đã gom khá nhiều iPhone 13 chính hãng, sau đó bán lại do đoán trước tình trạng khan hiếm sẽ xảy ra.
"Hiện các cửa hàng xách tay nhỏ lẻ không thể tự nhập máy chính hãng từ Apple nên số lượng máy gom được phụ thuộc nhiều vào quan hệ, độ nhanh nhạy của người bán", anh Quân Ngô tiết lộ.
Khách chờ bên ngoài một hệ thống bán lẻ iPhone sáng 22/10 tại Hà Nội. Ảnh:Tuấn Hưng
Do nguồn cung iPhone 13 chính hãng không dồi dào, giá trên thị trường chợ đen tăng đột biến ngay trong ngày đầu. Các model có lượng người mua quan tâm nhiều như iPhone 13 màu hồng, 13 Pro và Pro Max màu xanh, dung lượng từ 128 GB được mua bán lại với mức chênh từ 3 triệu đến 6 triệu đồng so với giá niêm yết. Tuy nhiên, giới buôn iPhone nhận định đây chỉ là động thái nhất thời của thị trường và sẽ chấm dứt khi nguồn hàng từ các nhà cung cấp ổn định.
Để duy trì doanh thu sau sự suy giảm của iPhone xách tay, nhiều cửa hàng đang tìm cách phát triển các mảng sản phẩm khác của Apple như máy tính Mac, phụ kiện bởi "cùng tập khách hàng, dễ bán". Anh Thanh tiết lộ từ cuối năm ngoái đã đẩy mạnh việc bán iPhone, Apple Watch đã qua sử dụng để tăng lợi nhuận, thay thế cho việc kinh doanh iPhone hàng mới.
Trong khi đó, nhiều "dân buôn" khác vẫn đang chờ diễn biến mới về nguồn cung iPhone trên toàn cầu để có các phương án kịp thời. "Dự kiến giữa tháng 11, iPhone 13 mã LL/A có hàng nhiều hơn và nếu giá tốt hơn hàng chính hãng, chúng tôi vẫn còn hy vọng", anh Quân Ngô nói.
Đại diện các nhà phân phối iPhone 13 chính hãng tại Việt Nam cho biết nhu cầu người dùng năm nay tăng khoảng 30% so với năm ngoái, nhưng lượng hàng được phân bổ lại thấp hơn. Ngay trong ngày đầu mở bán, nhiều hệ thống không đủ máy giao cho người đặt trước vì Apple cung cấp không đủ số lượng như cam kết. Tình trạng khan hàng được dự kiến kéo dài đến hết tháng 11.
"Chưa bao giờ chúng tôi bán iPhone thế hệ mới kém như năm nay", Xuân Trường, chủ một cửa hàng bán điện thoại xách tay ở Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ. "Thông thường, khoảng 2 tháng sau khi iPhone mới ra là thời điểm 'vàng' của hàng iPhone xách tay bởi lượng người mua đông, lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, năm nay khác biệt hoàn toàn", anh nói.
"Đây là năm thị trường iPhone xách tay có nhiều biến động nhất. Giá giảm rất sâu chỉ trong vài ngày khi mới về Việt Nam và đến giờ, nhiều cửa hàng chỉ bán ra số lượng máy đếm trên đầu ngón tay", Ngọc Thanh, một người buôn iPhone xách tay từ 2009, cho biết. Theo anh, Covid-19 làm cho nguồn hàng khan hiếm, trong khi sức ép từ hàng chính hãng khiến những người như anh đang phải chật vật tìm hướng đi mới để duy trì công việc kinh doanh.
Quân Ngô, chủ một cửa hàng chuyên đồ Apple ở quận 10, TP HCM, cho biết anh thường bán iPhone xách tay từ Mỹ mã LL/A, vốn rất được người Việt ưa chuộng, nhưng giá năm nay cao hơn hàng chính hãng từ một đến hai triệu đồng, lại ít model để lựa chọn nên rất khó bán.
Hai năm qua, các hệ thống ủy quyền của Apple được mở ra ngày càng nhiều tại Việt Nam. Mức giá tốt kèm nhiều khuyến mãi khiến người dùng chuyển hướng chọn iPhone chính hãng với mã VN/A. Năm nay, iPhone 13 chính hãng đến tay người dùng trong nước chỉ sau hơn một tháng bán ra toàn cầu, khiến hàng xách tay không còn cơ hội đẩy giá lên cao như trước.
"Lợi thế của iPhone chính hãng là nguồn hàng đa dạng, tình trạng khan hiếm hàng nếu có cũng không kéo dài quá lâu. Chính sách hậu mãi, bảo hành rõ ràng tốt hơn nên rất khó để hàng xách tay có thể cạnh tranh nếu giá không rẻ hơn nhiều và sẵn máy", anh Quân nói và ước tính lượng iPhone cửa hàng anh bán ra giảm 30 đến 40% so với trước.
Khó khăn trong việc bán hàng xách tay cũng là lý do nhiều "dân buôn" tìm cách mua máy chính hãng rồi bán lại với giá chênh lệch để kiếm lời. Anh Thanh cho biết trong ngày mở bán 22/10, anh đã gom khá nhiều iPhone 13 chính hãng, sau đó bán lại do đoán trước tình trạng khan hiếm sẽ xảy ra.
"Hiện các cửa hàng xách tay nhỏ lẻ không thể tự nhập máy chính hãng từ Apple nên số lượng máy gom được phụ thuộc nhiều vào quan hệ, độ nhanh nhạy của người bán", anh Quân Ngô tiết lộ.
Do nguồn cung iPhone 13 chính hãng không dồi dào, giá trên thị trường chợ đen tăng đột biến ngay trong ngày đầu. Các model có lượng người mua quan tâm nhiều như iPhone 13 màu hồng, 13 Pro và Pro Max màu xanh, dung lượng từ 128 GB được mua bán lại với mức chênh từ 3 triệu đến 6 triệu đồng so với giá niêm yết. Tuy nhiên, giới buôn iPhone nhận định đây chỉ là động thái nhất thời của thị trường và sẽ chấm dứt khi nguồn hàng từ các nhà cung cấp ổn định.
Để duy trì doanh thu sau sự suy giảm của iPhone xách tay, nhiều cửa hàng đang tìm cách phát triển các mảng sản phẩm khác của Apple như máy tính Mac, phụ kiện bởi "cùng tập khách hàng, dễ bán". Anh Thanh tiết lộ từ cuối năm ngoái đã đẩy mạnh việc bán iPhone, Apple Watch đã qua sử dụng để tăng lợi nhuận, thay thế cho việc kinh doanh iPhone hàng mới.
Trong khi đó, nhiều "dân buôn" khác vẫn đang chờ diễn biến mới về nguồn cung iPhone trên toàn cầu để có các phương án kịp thời. "Dự kiến giữa tháng 11, iPhone 13 mã LL/A có hàng nhiều hơn và nếu giá tốt hơn hàng chính hãng, chúng tôi vẫn còn hy vọng", anh Quân Ngô nói.
Đại diện các nhà phân phối iPhone 13 chính hãng tại Việt Nam cho biết nhu cầu người dùng năm nay tăng khoảng 30% so với năm ngoái, nhưng lượng hàng được phân bổ lại thấp hơn. Ngay trong ngày đầu mở bán, nhiều hệ thống không đủ máy giao cho người đặt trước vì Apple cung cấp không đủ số lượng như cam kết. Tình trạng khan hàng được dự kiến kéo dài đến hết tháng 11.