iPhone 16 có tốc độ làm mới 60Hz là sự thiếu tôn trọng thực sự từ Apple

Bỉ Ngạn Hoa

Moderator
Tại sao vào năm 2024, iPhone 16 và iPhone 16 Plus lại dùng màn hình với tốc độ làm mới (tần số quét) 60Hz? Thật là nhỏ nhen và keo kiệt khi Apple tiếp tục làm như vậy với khách hàng của mình. Nói đến con số tốc độ làm mới màn hình 60Hz, có thể một số bạn sẽ tự hỏi tại sao điều đó lại quan trọng?

1726294375719.png

Lợi ích của tần số quét nhanh hơn

Có hai lợi ích chính mà người dùng iPhone 16 và 16 Plus sẽ bỏ lỡ khi màn hình của hai điện thoại này chỉ có tốc độ làm mới 60Hz.

Lợi ích đầu tiên của tốc độ làm mới màn hình cao là trải nghiệm người dùng tốt hơn. Tần số quét nhanh hơn đi kèm với trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Với tốc độ làm mới nhanh hơn, trải nghiệm sử dụng trở nên mượt mà và trôi chảy hơn. Cuộn qua các cài đặt, trang web, hình ảnh sẽ mượt mà và thú vị hơn.

Khi bạn chuyển từ màn hình 60Hz sang tốc độ làm mới cao hơn, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt ngay lập tức. Khi bạn điều hướng và vuốt, mọi thứ sẽ mượt mà hơn theo đúng nghĩa đen.

Lợi ích lớn thứ hai là lợi ích về sức khỏe. Tốc độ làm mới cao hơn giúp giảm mỏi mắt. Điều này dẫn đến trải nghiệm xem thoải mái hơn.

Mắt bạn có thể nhận ra những nhấp nháy nhỏ và giật hình mà tốc độ làm mới 60Hz sẽ hiển thị khi cuộn. Với tốc độ làm mới 60Hz, nội dung chuyển động nhanh có thể trông mờ.

Vì vậy, cuộn nhanh hoặc xem chuỗi hành động sẽ là ví dụ về trường hợp hình ảnh có vẻ mờ khi màn hình cố gắng theo kịp hành động.

Với tốc độ làm mới 120Hz, hình ảnh làm mới nhanh gấp đôi do đó theo kịp các chuyển động nhanh hơn.

Apple cần ngừng lừa dối khách hàng

Vấn đề là tốc độ làm mới 60Hz không tệ. Nhiều điện thoại hiện nay vẫn dùng màn hình 60Hz nhưng điều tệ hại là một chiếc điện thoại thông minh giá khởi điểm 23 triệu đồng (iPhone 6) và 26 triệu đồng (iPhone 6 Plus) lại có tốc độ làm mới 60Hz.

Trong khi đó, nhìn sang Android, chiếc Xiaomi Redmi 12 giá 3 triệu đồng đã có màn hình với tốc độ làm mới 90Hz hay chiếc Samsung A15 giá 4,5 triệu đồng cũng có màn hình 90Hz. Đó là những mức giá chỉ bằng 1/7 của iPhone 16.

Đây không phải là sự so sánh ngang hàng giữa hai sản phẩm bởi vì iPhone 16 nhanh hơn, mạnh hơn, có camera tốt hơn và thiết kế chất lượng hơn nhiều những điện thoại Android kể trên. Nhưng thật kỳ lạ khi một thiết bị giá 3 triệu đồng lại có tốc độ làm mới cao hơn một thiết bị giá 23 triệu đồng.

Vậy, điều gì có thể khiến Apple không đưa tốc độ làm mới cao hơn vào iPhone 16 và iPhone 16 Plus cơ bản?

Tốc độ làm mới màn hình cao không thể ảnh hưởng nhiều đến thời lượng pin. Có rất nhiều thiết bị có tốc độ làm mới cao và thời lượng pin tốt, trong đó có những thiết bị đến từ Apple. Vậy thì rõ ràng Apple biết cách cân bằng cả hai, duy trì thời lượng pin tốt trong khi vẫn cung cấp tốc độ làm mới màn hình cao.

Tốc độ làm mới cao hơn đã phổ biến trên smartphone trong một thời gian dài. Vì vậy, chi phí để thêm tính năng đó vào iPhone 16 và iPhone 16 Plus có lẽ sẽ không làm tăng quá nhiều chi phí sản xuất.

Nếu Xiaomi và Samsung có thể thêm tốc độ làm mới cao hơn vào một thiết bị giá 3-4 triệu đồng, Apple có thể đã tìm ra cách.

Và nếu Apple muốn phân biệt iPhone 16/16 Plus với các bản iPhone 16 Pro/Pro Max, công ty có thể đã đưa vào tốc độ làm mới 90Hz cho iPhone 16/16 Plus, không phải là 60Hz như hiện nay.

Tốc độ 120Hz có thể dành riêng cho iPhone Pro và tốc độ 90Hz sẽ dành cho iPhone cơ bản. Làm như vậy vẫn sẽ mang lại bước nhảy vọt đáng chú ý về sự mượt mà trong trải nghiệm của người dùng.

Vậy, lý do có thể là gì?

Nghệ thuật thúc ép người dùng mua phiên bản đắt hơn

1726294426788.png

Lý do duy nhất có thể tính đến là Apple muốn đẩy người dùng đến các phiên bản đắt hơn. Nếu bạn định chi 23 triệu đồng cho chiếc iPhone 6, tại sao không chi thêm 6 triệu đồng để có trải nghiệm tốt hơn?

Màn hình Pro Motion trên iPhone 16 Pro/16 Pro Max là một tính năng tuyệt vời. Bạn nhận được tốc độ làm mới thích ứng 120Hz. Điều này có nghĩa là điện thoại đó có thể điều chỉnh tốc độ làm mới từ 1Hz đến 120Hz tùy theo tình huống.

Việc điều chỉnh tốc độ làm mới thích ứng còn mang đến một tính năng nữa là màn hình luôn bật (Always on). Tính năng màn hình luôn bật sẽ giảm tốc độ làm mới xuống 1Hz, cho phép màn hình luôn bật và hiển thị thông báo mà không làm tốn pin.

Từ những phân tích trên, có thể nói mục đích lớn nhất của việc trang bị màn 60Hz cho hai phiên bản iPhone 16/16 Plus là nghệ thuật bán hàng của Apple, muốn đẩy người dùng tìm đến các phiên bản cao hơn.

Nếu thực tế là như vậy thì đây có thể xem là hành vi thiếu tôn trọng khách hàng, lợi dụng người dùng. Không có cách nào bào chữa cho một công ty tính giá cao cho sản phẩm của mình nhưng lại cung cấp cho người dùng các tính năng kém hơn.

>> 8 công bố lớn nhất trong sự kiện Apple rạng sáng nay

>> Apple công bố giá chính thức 4 phiên bản iPhone 16 series ở Việt Nam

>> Những iPhone nào sẽ hỗ trợ tính năng Apple Intelligence?

>> 3 mẫu Apple Watch này sẽ có tính năng phát hiện ngưng thở khi ngủ

>> Apple muối mặt khai tử ốp lưng FineWoven, không có sản phẩm thay thế trực tiếp

Nguồn: medium
#iPhone16mớinhất
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top