Kẻ "hoãn binh", người "tổng lực": Động thái trái ngược của hai "ông lớn" xe điện Trung Quốc tại Việt Nam

Mẫn Nhi

Admin xinh gái
Thành viên BQT
Trong khi "ông lớn" ngành xe điện Trung Quốc BYD bất ngờ "rút lui" khỏi kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam, một thương hiệu xe hơi khác cùng quốc gia là Chery lại cho thấy tham vọng lớn trong việc chinh phục thị trường Việt.

Cụ thể, sau khi tuyên bố đầu tư 250 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Việt Nam vào tháng 5/2023, BYD đã bất ngờ thay đổi kế hoạch. Vào cuối tháng 3/2024, hãng xe này thông báo hoãn dự án do thị trường xe điện toàn cầu suy thoái. Quyết định này cũng được cho là nguyên nhân khiến New Energy Holdings (NEH) - đối tác phân phối của BYD tại Việt Nam - hủy bỏ hợp tác vào tháng 5/2024.

1722327014860.png

Mẫu xe điện BYD Seal

Trong khi "hoãn binh" tại Việt Nam, BYD lại đẩy mạnh đầu tư và mở rộng thị trường ở các nước Đông Nam Á khác. Hãng đã khánh thành nhà máy sản xuất xe đầu tiên tại Thái Lan vào đầu tháng 7, đồng thời đang xây dựng một nhà máy khác tại Indonesia. Gần đây nhất, thông tin BYD muốn xây dựng nhà máy lắp ráp công suất 20.000 xe/năm tại Campuchia cũng thu hút nhiều sự chú ý.

Hiện tại, BYD mới chỉ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với 3 mẫu xe điện và tổ chức một số sự kiện lái thử tại TP.HCM và Hà Nội hồi tháng 5/2024. Kế hoạch xây dựng trạm sạc phục vụ người dùng Việt cũng chưa được BYD triển khai.

Trái ngược với sự thận trọng của BYD, Chery lại thể hiện quyết tâm mạnh mẽ khi quay trở lại thị trường Việt Nam với chiến lược hoàn toàn mới. Thay vì tập trung vào phân khúc xe giá rẻ như trước đây, Chery muốn "chơi lớn" với các dòng xe cao cấp hơn như Omoda C5, E5 và Jaecoo 7.

1722327051037.png

Chery Omoda C5

Đặc biệt, theo các nguồn tin, Chery có thể sẽ tập trung vào dòng xe hybrid tại Việt Nam, với hai ứng cử viên sáng giá là Fulwin T10 và Jaecoo J7. Trong đó, Fulwin T10 là mẫu SUV plug-in hybrid (PHEV) vừa lập kỷ lục Guinness thế giới về quãng đường di chuyển tối đa 2.100km mà không cần sạc pin hay nạp nhiên liệu. Trong khi đó, Jaecoo J7 phiên bản PHEV được cho là có thể di chuyển kết hợp xăng-điện với quãng đường tối đa lên đến 1.200km.

Chery cũng cho thấy tham vọng lớn khi hợp tác với Geleximco để phân phối xe và có kế hoạch sớm xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam. Mục tiêu của hãng là đưa Omoda và Jaecoo lọt vào top 5 thương hiệu xe hơi hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn 2024-2028.

Nhà máy của Chery tại Việt Nam dự kiến có công suất 200.000 xe/năm và được đầu tư tới 800 triệu USD để sản xuất các dòng xe thuộc thương hiệu Omoda và Jaecoo.
#xeđiện
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top