Kết luận mới về hóa thạch cổ nhất đã làm thay đổi mốc lịch sử mà con người xuất hiện

Một hóa thạch Homo sapiens (Hóa thạch người tinh khôn) được các nhà khoa học phát hiện ra tại Ethiopia vào những năm 1960, vừa được được xác định ít nhất là khoảng 233.000 năm tuổi, già hơn 36.000 năm so với ước tính trước đó.

Hóa thạch được tìm thấy từ những năm 1960 vừa được xác định lại về niên đại

Những hóa thạch về những thành viên xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người chúng ta - Homo sapiens - là cực kỳ hiếm. Cho đến nay, chỉ có khoảng 8 địa điểm ở châu Phi có sự xuất hiện của hóa thạch của con người hiện đại (xét về mặt giải phẫu học ban đầu) trong đó cổ nhất là hóa thạch Kibish Omo I, hiện đã được xác định niên đại bởi nhóm chuyên gia đến từ Khoa Địa lý tại Đại học Cambridge. Nghiên cứu vừa được công bố vào hôm nay trên tạp chí Nature, là kết quả của một quá trình nỗ lực lâu dài từ các nhà khoa học, đặc biệt là các chuyên gia về núi lửa, bởi vì xương của Omo I được tìm thấy ngay bên dưới một lớp tro núi lửa.
Những cố gắng của các nhà khảo cổ học và nhân chủng học trước đây nhằm sớm đưa ra những kết luận về niên đại của lớp tro này (trong sự phân biệt với các lớp tro khác) đã dẫn đến sự không chắc chắn về tuổi của hóa thạch, tuy vậy kết luận mới này của các nhà khoa học được cho là "chắc như đinh đóng cột", độ tuổi tối thiểu của Omo I là 233.000 năm, chênh lệch khá lớn với ước tính trước đó là 197.000 năm.

Kết luận mới về hóa thạch cổ nhất đã làm thay đổi mốc lịch sử mà con người xuất hiện
Hệ tầng Omo-Kibish, gần với nơi phát hiện ra hóa thạch của những người Homo sapiens cổ nhất vào năm 1967
Céline Vidal, một nhà nghiên cứu núi lửa tại Đại học Cambridge và tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới, đã giải thích “Đây là ước tính tốt nhất mà chúng tôi có vào thời điểm hiện tại và nó phù hợp với các mô hình tiến hóa gần đây nhất của loài người, nơi đánh dấu sự xuất hiện của loài người chúng ta - Homo sapiens - từ 350.000 đến 200.000 năm trước." Cô cũng nói thêm rằng "Hóa thạch Omo I là hóa thạch Homo sapiens cổ nhất mà chúng ta biết cho đến nay,” và cho đến nay nó “được cho là trẻ hơn 200.000 năm tuổi, nhưng có rất nhiều điều không chắc chắn về độ tuổi này”.
Bộ xương Omo I được tìm thấy vào năm 1967 tại Hệ tầng Omo Kibish ở tây nam Ethiopia. Đây là một địa điểm nằm trong một thung lũng ở Đông Phi, khu vực hay xảy ra các hoạt động của núi lửa. Vidal là một thành viên của dự án nghiên cứu nhằm tìm hiểu thời gian và lịch sử của những vụ phun trào rất lớn trong khe nứt Ethiopia từ 300.000 đến 60.000 năm trước, mà cô mô tả là một nghiên cứu hạn chế. Dữ liệu này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các mối liên hệ có thể có với sự tiến hóa của con người.

Kỹ thuật phân tích mới cho kết quả chính xác hơn về bằng chứng lần đầu tiên loài người xuất hiện

"Chúng tôi đã phân tích đá núi lửa từ những vụ phun trào này để tìm hiểu thời điểm chúng xảy ra và xác định dấu vân tay hóa học. Mỗi vụ phun trào núi lửa sẽ để lại một dấu hiệu hóa học duy nhất, dựa vào những vân tay này, chúng tôi có thể tìm hiểu và theo dõi lớp tro mịn bay xa hàng trăm dặm từ các ngọn núi lửa. Ở Ethiopia, những lớp tro này có thể được tìm thấy tại các địa điểm khảo cổ, nơi các công cụ và hóa thạch của tổ tiên chúng ta đã được xác định ”, Vidal viết.
Các kỹ thuật đo bức xạ truyền thống trước đây, còn gọi là kỹ thuật đồng phân sẽ có nhiều hạn chế khi xác định niên đại của lớp tro, nhưng bằng cách nghiên cứu thành phần hóa học của các mẫu đá bọt từ trầm tích núi lửa, nhóm nghiên cứu có thể xác định niên đại của tất cả các vụ phun trào núi lửa lớn xảy ra ở châu Phi trong thời kỳ Hậu Trung Cổ, và có những bằng chứng rõ ràng hơn về thời điểm loài người chúng ta xuất hiện lần đầu tiên.

Kết luận mới về hóa thạch cổ nhất đã làm thay đổi mốc lịch sử mà con người xuất hiện
Nhóm nghiên cứu lấy mẫu tro trầm tích tại hệ tầng Omo Kibish ở Ethiopia
Omo I được tìm thấy trong lớp trầm tích bên dưới lớp tro núi lửa dày 6 foot nhưng không thể dễ dàng xác định được niên đại, bởi vì lớp tro quá mịn. Nằm ngay phía trên hóa thạch Omo I, Vidal cho biết lớp tro này “là chìa khóa để hạn chế tuổi tối thiểu của hóa thạch,”. Cô cùng các đồng nghiệp của mình đã tiến hành phân tích lớp tro bụi này và đối chiếu giữa dấu vết hóa học của nó với các vụ phun trào khác trong các phần rạn nứt Ethiopia. Điều này sẽ cho phép họ liên kết các trầm tích núi lửa với một vụ phun trào lớn của núi lửa Shala cách đó 250 dặm (400 km).

Vẫn phải có những nghiên cứu thêm để có những kết luận chính xác hơn

"Khi xác định nguồn gốc của tro là một vụ phun trào khổng lồ của núi lửa Shala, xảy ra khoảng 233.000 năm trước, chúng tôi có kết luận rằng hóa thạch Omo I đã già hơn 230.000 năm." Tuy nhiên, biên độ sai số trong ước tính mới này khá lớn, ở mức cộng trừ 22.000 năm, nhưng nhóm nghiên cứu hy vọng nó có thể được tinh chỉnh tốt hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, nhóm vẫn chưa thể xác định được tuổi tối đa của hóa thạch, hiện Vidal và các đồng nghiệp của cô đang cố gắng tạo mối tương quan giữa lớp tro nằm bên dưới hóa thạch với các lớp tro khác để có những kết luận mới hơn.
Nghiên cứu mới thú vị cho thấy những cột mốc mới về thời điểm loài người tinh khôn xuất hiện, với việc hóa thạch lâu đời nhất được biết đến về mặt giải phẫu của con người hiện đại có tuổi đời hơn 233.000 năm là điều không mấy ngạc nhiên đối với các nhà khoa học, vì còn có những bằng chứng di truyền chỉ ra sự xuất hiện sớm hơn của loài người chúng ta, có lẽ cách đây 600.000 năm. Chẳng hạn một số hóa thạch từ địa điểm Jebel Irhoud ở Maroc có niên đại khoảng 300.000 năm, nhưng chúng đại diện cho người Homo sapiens tối cổ chứ không phải hiện đại.
Vidal cho biết: “Các hóa thạch của Jebel Irhoud có một số đặc điểm của Homo sapien nhưng không được coi là Homo sapiens hoàn thiện." Còn Omo I sở hữu những đặc điểm phù hợp với giải phẫu con người hiện đại, chẳng hạn như một chiếc mũ đầu lâu cao và tròn cùng với một chiếc cằm trên quai hàm.
Chris Stringer, một nhà nhân chủng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London đã viết trong một email rằng "Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu mới này cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc chứng minh rằng bộ xương Omo I chắc chắn hơn 230.000 năm tuổi, nó còn cổ hơn những gì đã được đề xuất về niên đại trước đây. Trên các bộ phận được bảo tồn, đây là một con người hiện đại về mặt giải phẫu và do đó nó là bộ xương lâu đời nhất được biết đến cho đến nay. Tuy nhiên có nhiều khả năng từ dữ liệu di truyền cho thấy dòng dõi Homo sapiens còn kéo dài xa hơn, trong ít nhất 300.000 năm nữa, mặc dù những thành viên trước đó trong dòng dõi sẽ không thể hiện tất cả những đặc điểm hiện đại đã tiến hóa sau đó."
Stringer cũng khá thất vọng khi thấy một bài báo mà anh ấy là đồng tác giả, viết vào năm 2012, trực tiếp đề cập đến Omo I không được trích dẫn trong nghiên cứu mới. Nội dung của bài báo nói rằng độ tuổi của Omo I chỉ lớn hơn 195.000 năm, nhưng nhóm của Stringer chỉ có thể ước tính độ tuổi tối thiểu là 155.000 năm tuổi.
"Khoa học luôn vận động và những ranh giới và dòng thời gian thay đổi khi sự hiểu biết của chúng ta được cải thiện. Vẫn còn rất nhiều điều phía trước để khám phá, chúng ta đang chỉ nhìn thấy những vấn đề trên bề mặt. Thật thú vị khi nghĩ rằng trước khi có điện thoại thông minh và vắc-xin, loài người chúng ta đã thích nghi, di chuyển và sống sót sau thảm họa phun trào và biến đổi khí hậu. Chúng ta với tư cách là một loài như các loài khác, sẽ phải học hỏi rất nhiều từ khả năng phục hồi bẩm sinh tự nhiên của tổ tiên mình."
Nguồn
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top