VNR Content
Pearl
CNN trích nghiên cứu mới nhất trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ về loài siêu cho hay: Megalodon, một trong những loài cá mập đáng sợ nhất từng sống trên Trái Đất, không phải là "kẻ săn mồi máu lạnh" như nhiều người từng hiểu lầm (theo nghĩa đen).
"Chúng tôi phát hiện ra rằng loài cá mập Megalodon có cao hơn đáng kể so với các loài cá mập khác, phù hợp với việc nó có mức độ sản sinh nhiệt bên trong giống như động vật máu nóng (thu nhiệt) hiện đại" - Đồng tác giả Robert Eagle, Giáo sư khoa học biển và địa sinh học tại Đại học California, Mỹ cho biết trên CNN.
Sử dụng một kỹ thuật địa hóa mới trên răng hóa thạch của Megalodon, các nhà khoa học đã phát hiện ra loài cá mập đã tuyệt chủng này có một phần máu nóng, với nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng 7 độ C so với nhiệt độ nước biển ước tính vào thời điểm đó.
Phát hiện này gỡ bỏ hiểu lầm bấy lâu khi nhiều người cho rằng cá mập Megalodon là loài máu lạnh. Theo Americanoceans.org, cá mập là loài động vật máu lạnh, còn được gọi là động vật biến nhiệt. Điều này có nghĩa là nhiệt độ cơ thể của chúng được điều chỉnh bởi nhiệt độ của nước xung quanh, chứ không phải bởi quá trình trao đổi chất của chính chúng. Mặc dù có bản chất máu lạnh, nhưng cá mập có khả năng thích nghi cao với cuộc sống ở đại dương và một số loài có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở một mức độ nào đó.
Răng hàm trên của Megalodon (phải) so với răng của cá mập trắng. Ảnh: Harry Maisch/Đại học Florida Gulf Coast, Mỹ
Thực chất, các nhà khoa học trước đây đưa ra giả thuyết rằng Megalodon là loài máu nóng, nhưng nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng cụ thể cho nhận định đó.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đặc điểm máu nóng đã góp phần làm sáng tỏ bí ẩn lớn nhất về siêu cá mập Megalodon: Về kích thước khổng lồ, đáng sợ của Megalodon (1); đồng thời cũng làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của nó, làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của những kẻ săn mồi biển lớn trước những thay đổi môi trường (2).
Kích thước khổng lồ đáng sợ của Megalodon
Được cho là dài ít nhất 15 mét, Otodus Megalodon, còn được gọi là cá mập Megatooth, là một trong những loài săn mồi lớn nhất ở biển kể từ thời Đại Trung sinh và đã tuyệt chủng khoảng 3,6 triệu năm trước, theo Eagle.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát các đồng vị carbon-13 và oxy-18 được tìm thấy trong răng hóa thạch của cá mập cổ đại liên kết với nhau chặt chẽ như thế nào - một điểm dữ liệu có thể tiết lộ mức độ ấm của cơ thể. Từ phát hiện này, họ suy ra nhiệt độ cơ thể trung bình của Megalodon là khoảng 27 độ C.
Theo nghiên cứu, Megalodon là loài thu nhiệt cục bộ, có nghĩa là chúng có khả năng điều chỉnh nhiệt độ ở một số bộ phận nhất định của cơ thể. Điều này cho phép chúng duy trì nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định, giúp chúng trở thành những kẻ săn mồi năng động và hiệu quả hơn ở đại dương.
Theo tác giả nghiên cứu cao cấp Kenshu Shimada, tại Đại học DePaul ở Chicago, Mỹ đặc điểm máu nóng có thể là một trong những động lực chính thúc đẩy kích thước khổng lồ và năng lực săn mồi tổng thể của Megalodon.
Loài cá mập răng to đã tuyệt chủng Otodus Megalodon có là loài máu nóng. Ảnh: Alex Boersma/PNAS
"Một cơ thể to lớn thúc đẩy hiệu quả bắt mồi với phạm vi không gian rộng hơn, nhưng điều này cần rất nhiều năng lượng để duy trì. Chúng tôi biết rằng Megalodon có những chiếc răng sắc nhọn cùng lực cắn khổng lồ dùng để ăn các loài động vật có vú sống ở biển, dựa trên hồ sơ hóa thạch của nó. Nghiên cứu mới phù hợp với ý kiến cho rằng sự tiến hóa của loài máu nóng là điều kiện tiên quyết quyết định kích thước khổng lồ ở loài Megalodon" - Kenshu Shimada trả lời CNN.
Sự tuyệt chủng của siêu cá mập Megalodon
Đối với một loài động vật to lớn như vậy, việc phải liên tục sử dụng quá nhiều năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể có thể đã góp phần khiến nó suy tàn khi khí hậu thế giới thay đổi. Các nhà nghiên cứu cho biết thời điểm tuyệt chủng của Megalodon trùng với thời điểm nhiệt độ Trái Đất nguội đi.
Nhà cổ sinh vật học Shimada cho biết: "Việc Megalodon biến mất vĩnh viễn cho thấy khả năng dễ bị tổn thương của loài máu nóng vì loài máu nóng đòi hỏi lượng thức ăn liên tục để duy trì quá trình trao đổi chất mạnh. Rất có thể, đã có sự thay đổi trong hệ sinh thái biển do khí hậu lạnh đi, khiến mực nước biển giảm xuống, làm thay đổi môi trường sống của quần thể các loại thức ăn của Megalodon như động vật có vú sống ở biển, và dẫn đến sự tuyệt chủng của loài siêu cá mập này."
Michael Griffiths, tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư khoa học môi trường, nhà địa hóa học và nhà cổ sinh vật học tại Đại học William Paterson ở New Jersey, Mỹ cho biết so với các loài săn mồi đỉnh cao khác, Megalodon lớn hơn nhiều và do đó dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi về quần thể con mồi.
Nhưng tìm hiểu thêm về cá mập cổ đại vẫn có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các mối đe dọa mà các loài động vật biển tương tự phải đối mặt ngày nay.
"Một trong những ý nghĩa lớn của nghiên cứu này là nó làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của những kẻ săn mồi lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn, chẳng hạn như cá mập trắng lớn hiện đại" - Giáo sư Michael Griffiths kết luận.
Nguồn: CNN, Americanoceans.org
"Chúng tôi phát hiện ra rằng loài cá mập Megalodon có cao hơn đáng kể so với các loài cá mập khác, phù hợp với việc nó có mức độ sản sinh nhiệt bên trong giống như động vật máu nóng (thu nhiệt) hiện đại" - Đồng tác giả Robert Eagle, Giáo sư khoa học biển và địa sinh học tại Đại học California, Mỹ cho biết trên CNN.
Sử dụng một kỹ thuật địa hóa mới trên răng hóa thạch của Megalodon, các nhà khoa học đã phát hiện ra loài cá mập đã tuyệt chủng này có một phần máu nóng, với nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng 7 độ C so với nhiệt độ nước biển ước tính vào thời điểm đó.
Phát hiện này gỡ bỏ hiểu lầm bấy lâu khi nhiều người cho rằng cá mập Megalodon là loài máu lạnh. Theo Americanoceans.org, cá mập là loài động vật máu lạnh, còn được gọi là động vật biến nhiệt. Điều này có nghĩa là nhiệt độ cơ thể của chúng được điều chỉnh bởi nhiệt độ của nước xung quanh, chứ không phải bởi quá trình trao đổi chất của chính chúng. Mặc dù có bản chất máu lạnh, nhưng cá mập có khả năng thích nghi cao với cuộc sống ở đại dương và một số loài có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở một mức độ nào đó.
Thực chất, các nhà khoa học trước đây đưa ra giả thuyết rằng Megalodon là loài máu nóng, nhưng nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng cụ thể cho nhận định đó.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đặc điểm máu nóng đã góp phần làm sáng tỏ bí ẩn lớn nhất về siêu cá mập Megalodon: Về kích thước khổng lồ, đáng sợ của Megalodon (1); đồng thời cũng làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của nó, làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của những kẻ săn mồi biển lớn trước những thay đổi môi trường (2).
Kích thước khổng lồ đáng sợ của Megalodon
Được cho là dài ít nhất 15 mét, Otodus Megalodon, còn được gọi là cá mập Megatooth, là một trong những loài săn mồi lớn nhất ở biển kể từ thời Đại Trung sinh và đã tuyệt chủng khoảng 3,6 triệu năm trước, theo Eagle.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát các đồng vị carbon-13 và oxy-18 được tìm thấy trong răng hóa thạch của cá mập cổ đại liên kết với nhau chặt chẽ như thế nào - một điểm dữ liệu có thể tiết lộ mức độ ấm của cơ thể. Từ phát hiện này, họ suy ra nhiệt độ cơ thể trung bình của Megalodon là khoảng 27 độ C.
Theo nghiên cứu, Megalodon là loài thu nhiệt cục bộ, có nghĩa là chúng có khả năng điều chỉnh nhiệt độ ở một số bộ phận nhất định của cơ thể. Điều này cho phép chúng duy trì nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định, giúp chúng trở thành những kẻ săn mồi năng động và hiệu quả hơn ở đại dương.
Theo tác giả nghiên cứu cao cấp Kenshu Shimada, tại Đại học DePaul ở Chicago, Mỹ đặc điểm máu nóng có thể là một trong những động lực chính thúc đẩy kích thước khổng lồ và năng lực săn mồi tổng thể của Megalodon.
"Một cơ thể to lớn thúc đẩy hiệu quả bắt mồi với phạm vi không gian rộng hơn, nhưng điều này cần rất nhiều năng lượng để duy trì. Chúng tôi biết rằng Megalodon có những chiếc răng sắc nhọn cùng lực cắn khổng lồ dùng để ăn các loài động vật có vú sống ở biển, dựa trên hồ sơ hóa thạch của nó. Nghiên cứu mới phù hợp với ý kiến cho rằng sự tiến hóa của loài máu nóng là điều kiện tiên quyết quyết định kích thước khổng lồ ở loài Megalodon" - Kenshu Shimada trả lời CNN.
Sự tuyệt chủng của siêu cá mập Megalodon
Đối với một loài động vật to lớn như vậy, việc phải liên tục sử dụng quá nhiều năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể có thể đã góp phần khiến nó suy tàn khi khí hậu thế giới thay đổi. Các nhà nghiên cứu cho biết thời điểm tuyệt chủng của Megalodon trùng với thời điểm nhiệt độ Trái Đất nguội đi.
Nhà cổ sinh vật học Shimada cho biết: "Việc Megalodon biến mất vĩnh viễn cho thấy khả năng dễ bị tổn thương của loài máu nóng vì loài máu nóng đòi hỏi lượng thức ăn liên tục để duy trì quá trình trao đổi chất mạnh. Rất có thể, đã có sự thay đổi trong hệ sinh thái biển do khí hậu lạnh đi, khiến mực nước biển giảm xuống, làm thay đổi môi trường sống của quần thể các loại thức ăn của Megalodon như động vật có vú sống ở biển, và dẫn đến sự tuyệt chủng của loài siêu cá mập này."
Nhưng tìm hiểu thêm về cá mập cổ đại vẫn có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các mối đe dọa mà các loài động vật biển tương tự phải đối mặt ngày nay.
"Một trong những ý nghĩa lớn của nghiên cứu này là nó làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của những kẻ săn mồi lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn, chẳng hạn như cá mập trắng lớn hiện đại" - Giáo sư Michael Griffiths kết luận.
Nguồn: CNN, Americanoceans.org