Khẩu trang giúp giảm đáng kể quãng đường virus di chuyển trong không khí

Khả năng bảo vệ của khẩu trang trước các giọt bắn chứa virus cho đến nay vẫn là biện pháp hàng đầu, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm Covid-19 trong bất kỳ cộng đồng nào.
Khẩu trang giúp giảm đáng kể quãng đường virus di chuyển trong không khí
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khẩu trang, chất khử trùng và găng tay đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người để phòng ngừa và hạn chế lây lan dịch bệnh.
Hiệu quả của khẩu trang trong việc hạn chế sự lây lan của Covid-19 từng là một chủ đề tranh cãi gay gắt. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tại Đại học Trung tâm Florida, Mỹ, đã đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng khẩu trang có hiệu quả trong việc làm chậm sự lây lan của virus và các mầm bệnh khác.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, khẩu trang giảm thiểu hơn một nửa khoảng cách mà mầm bệnh có thể di chuyển trong không khí. Nghiên cứu này có ý nghĩa khá quan trọng vì các bệnh truyền nhiễm trong không khí như SARS-CoV-2 dễ truyền qua các giọt bắn và sol khí trong lúc con người thở, hắt xì, nói chuyện hoặc ho.
Các phương pháp rút ngắn khoảng cách di chuyển của mầm bệnh sẽ giúp hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, ngăn quá tải y tế và ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Đồng tác giả nghiên cứu Kareem Ahmed, phó giáo sư tại Khoa Cơ khí và Hàng không vũ trụ của UCF cho biết: “Nghiên cứu cung cấp bằng chứng và hướng dẫn rõ ràng, việc đứng xa 3 mét và đeo khẩu trang sẽ tốt hơn việc đứng xa 6 mét nhưng không đeo khẩu trang. Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện trên sẽ giúp cung cấp hướng dẫn về khoảng cách phù hợp trong giao tiếp xã hội đối với người đeo khẩu trang”.
Khẩu trang giúp giảm đáng kể quãng đường virus di chuyển trong không khí
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công cụ chẩn đoán thường được dùng để nghiên cứu cách chất lỏng di chuyển trong không khí. Họ đo khoảng cách mà các giọt bắn và sol khí di chuyển theo mọi hướng từ người nói và ho.
Nghiên cứu đã xem xét ba tình huống: những người không che mặt, có dùng khăn che mặt và đeo khẩu trang y tế 3 lớp dùng một lần. Những người tham gia sẽ đọc một cụm từ và mô phỏng một cơn ho trong năm phút tùy theo tình huống.
Trong khi đó, vận tốc hạt được đo bằng hình ảnh hạt phẳng. Kích thước giọt, vận tốc và lưu lượng thể tích được đo bằng giao thoa kế doppler theo pha (PDI) tại các vị trí trong ống phun. Sự di chuyển của các hạt trong không khí được xác định bằng cách sử dụng một máy làm tan hạt khí động học.
Khi các hạt trong không khí đi ra khỏi miệng của những người tham gia, các thiết bị sẽ ghi lại các đặc tính, hành vi và hướng của chúng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đeo khẩu trang bằng vải làm giảm lượng giọt bắn theo mọi hướng xuống khoảng 0,6 mét, so với 1,2 mét khi ho hoặc nói mà không có khẩu trang.
Khi đeo khẩu trang phẫu thuật, khoảng cách phát tán các giọt bắn khi ho và nói giảm xuống dưới 0,1 mét.
Ahmed cho biết, cảm hứng cho nghiên cứu trên đến từ nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học về động cơ phản lực. Về cơ bản chúng đều có các nguyên tắc giống nhau.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí The Journal of Infectious Diseases mới đây.
Nguồn: Earth
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top