vuchau1210.01
Pearl
Một nhà vật lý người Ý từng đoạt giải Nobel đưa ra lời khuyên về cách nấu mì ống, được ông coi là "hoàn hảo". Song, điều đó dường như thay đổi mọi thứ mà đầu bếp của các quốc gia đã làm trong nhà bếp trong nhiều thế kỷ, nó đã gây ra một cuộc tranh cãi kịch liệt.
Giáo sư Giorgio Parisi, người đoạt giải Nobel Vật lý 2021 nhờ “khám phá ra sự tương tác của sự hỗn loạn và dao động trong các hệ vật lý từ quy mô nguyên tử đến quy mô hành tinh”, đã đề xuất cách nấu mì ông như sau: cho mì vào nồi nước sôi và tắt bếp giữa chừng, sau đó đậy nắp lại và chờ đợi nhiệt dư trong nước để hoàn thành công việc, có thể giúp giảm chi phí nấu mì ống.
Còn đầu bếp 5 sao Michelin Antonello Colonna tuyên bố, phương pháp này làm cho mì ống trở nên dai và không thể được phục vụ trong một nhà hàng chất lượng cao như nhà hàng của ông.
Cuộc tranh cãi nhanh chóng lan rộng trên các phương tiện truyền thông, với sự đóng góp của một số đối thủ nặng ký về thực phẩm và khoa học.
Vậy thực tế, phương pháp của Parisi có thực sự hiệu quả về chi phí không, sợi mì liệu có hương vị tệ đến như vậy không. Hai sinh viên Mia và Ross tại Đại học Nottingham Trent đã vào bếp để nấu mì ống theo nhiều cách khác nhau, giúp tháo gỡ những khúc mắc của câu hỏi này.
Phương pháp nấu tiêu chuẩn nhúng khoảng 100 gam mì ống vào 1 lít nước sôi trong 10 đến 12 phút, tùy thuộc vào độ dày của mì. Chi tiết sử dụng năng lượng được mô tả trong hình dưới đây, có thể được chuyển đổi thành tổng chi phí bằng cách sử dụng thông tin về giá năng lượng và hiệu quả của bếp.
Theo tính toán, chi phí nấu mì ống sẽ khác nhau khi nấu trên các loại bếp khác nhau. Đối với Vương quốc Anh, nơi trung bình mỗi người ăn một phần mì ống mỗi tuần, thì sẽ mất 4.690.000 bảng Anh (khoảng 8,35 triệu đô la Mỹ) mỗi tuần để nấu mì ống.
Hình ảnh mô tả phía trên cho thấy khoảng 60% năng lượng được sử dụng để giữ cho nước sôi. Vì vậy, bất cứ điều gì có thể được thực hiện để giảm thời gian nấu ăn sẽ có tác động đáng kể đến chi phí chung. Theo đó, phương pháp tắt bếp giữa chừng của Parisi và để mì ống nấu ở nhiệt dư sẽ giảm một nửa chi phí nấu nướng.
Ngoài ra, bằng cách tách riêng các quá trình bù nước và sưởi ấm, có thể giảm chi phí hơn nữa. Mì ống khô có thể được bù nước hoàn toàn bằng cách ngâm trước trong nước lạnh trong hai giờ. Đây là một quá trình hoàn toàn không cần năng lượng và tiết kiệm tiền.
Sau đó, mì ống cần được thả vào nước sôi để làm nóng - công đoạn này cũng giúp tiết kiệm thêm chi phí. Các đầu bếp , người viết blog và các nhà khoa học báo cáo rằng chất lượng của mì nấu chín không bị ảnh hưởng khi giảm đáng kể lượng nước.
Nếu giảm một nửa lượng nước sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng mì, nhưng giảm còn 1/3 sẽ không đạt yêu cầu. Tinh bột được giải phóng trong quá trình nấu và nếu không đủ nước thì nồng độ sẽ tích tụ lại, khiến mì ống chín không đều thành cục.
Nhu cầu năng lượng thứ 2 đến từ việc đun sôi nước. Thực tế thì các hạt protein trong mì ống hòa tan ở nhiệt độ trên 80ºC, vì vậy vì vậy không cần phải đun sôi chảo ở nhiệt độ 100ºC như người ta thường khuyên. Chỉ cần đun nhỏ lửa cũng có thể giúp mì ống chín hoàn toàn.
Mì nên ngâm trong nước lạnh trước khi nấu
Phương pháp nấu mì ống khô hiệu quả nhất là ngâm mì ống trong nước lạnh trước khi cho vào chảo nước sôi hoặc nước sốt trong một đến hai phút. Thêm gia vị và đậy nắp chảo để cải thiện hương vị cho sợi mì.
Mặc dù bạn không phải là đầu bếp nổi tiếng hay nhà vật lý đoạt giải Nobel, nhưng bạn vẫn có thể tìm ra cách nấu ăn để vừa tiết kiệm năng lượng vừa có những bữa ăn ngon miệng.
>>>Mê đắm bò kho mật mía xứ Nghệ đậm đà vị Tết: ai đi xa cũng muốn về
Nguồn sciencealert
Giáo sư Giorgio Parisi, người đoạt giải Nobel Vật lý 2021 nhờ “khám phá ra sự tương tác của sự hỗn loạn và dao động trong các hệ vật lý từ quy mô nguyên tử đến quy mô hành tinh”, đã đề xuất cách nấu mì ông như sau: cho mì vào nồi nước sôi và tắt bếp giữa chừng, sau đó đậy nắp lại và chờ đợi nhiệt dư trong nước để hoàn thành công việc, có thể giúp giảm chi phí nấu mì ống.
Còn đầu bếp 5 sao Michelin Antonello Colonna tuyên bố, phương pháp này làm cho mì ống trở nên dai và không thể được phục vụ trong một nhà hàng chất lượng cao như nhà hàng của ông.
Vậy thực tế, phương pháp của Parisi có thực sự hiệu quả về chi phí không, sợi mì liệu có hương vị tệ đến như vậy không. Hai sinh viên Mia và Ross tại Đại học Nottingham Trent đã vào bếp để nấu mì ống theo nhiều cách khác nhau, giúp tháo gỡ những khúc mắc của câu hỏi này.
Tính toán chi phí nấu mì ống
Điều đầu tiên cần hỏi là điều gì thực sự xảy ra khi chúng ta nấu mì ống. Trong trường hợp mì khô, thực tế có hai quá trình thường diễn ra song song. Đầu tiên, nước sẽ thấm vào sợi mì, làm mềm mì trong vòng mười phút trong nước sôi. Thứ hai, mì ống nóng lên, khiến protein nở ra và có thể ăn được.Phương pháp nấu tiêu chuẩn nhúng khoảng 100 gam mì ống vào 1 lít nước sôi trong 10 đến 12 phút, tùy thuộc vào độ dày của mì. Chi tiết sử dụng năng lượng được mô tả trong hình dưới đây, có thể được chuyển đổi thành tổng chi phí bằng cách sử dụng thông tin về giá năng lượng và hiệu quả của bếp.
Hình ảnh mô tả phía trên cho thấy khoảng 60% năng lượng được sử dụng để giữ cho nước sôi. Vì vậy, bất cứ điều gì có thể được thực hiện để giảm thời gian nấu ăn sẽ có tác động đáng kể đến chi phí chung. Theo đó, phương pháp tắt bếp giữa chừng của Parisi và để mì ống nấu ở nhiệt dư sẽ giảm một nửa chi phí nấu nướng.
Ngoài ra, bằng cách tách riêng các quá trình bù nước và sưởi ấm, có thể giảm chi phí hơn nữa. Mì ống khô có thể được bù nước hoàn toàn bằng cách ngâm trước trong nước lạnh trong hai giờ. Đây là một quá trình hoàn toàn không cần năng lượng và tiết kiệm tiền.
Sau đó, mì ống cần được thả vào nước sôi để làm nóng - công đoạn này cũng giúp tiết kiệm thêm chi phí. Các đầu bếp , người viết blog và các nhà khoa học báo cáo rằng chất lượng của mì nấu chín không bị ảnh hưởng khi giảm đáng kể lượng nước.
Nếu giảm một nửa lượng nước sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng mì, nhưng giảm còn 1/3 sẽ không đạt yêu cầu. Tinh bột được giải phóng trong quá trình nấu và nếu không đủ nước thì nồng độ sẽ tích tụ lại, khiến mì ống chín không đều thành cục.
Nhu cầu năng lượng thứ 2 đến từ việc đun sôi nước. Thực tế thì các hạt protein trong mì ống hòa tan ở nhiệt độ trên 80ºC, vì vậy vì vậy không cần phải đun sôi chảo ở nhiệt độ 100ºC như người ta thường khuyên. Chỉ cần đun nhỏ lửa cũng có thể giúp mì ống chín hoàn toàn.
Vậy nấu mì như thế nào là hiệu quả nhất?
Phương pháp nấu mì ống khô hiệu quả nhất là ngâm mì ống trong nước lạnh trước khi cho vào chảo nước sôi hoặc nước sốt trong một đến hai phút. Thêm gia vị và đậy nắp chảo để cải thiện hương vị cho sợi mì.
Mặc dù bạn không phải là đầu bếp nổi tiếng hay nhà vật lý đoạt giải Nobel, nhưng bạn vẫn có thể tìm ra cách nấu ăn để vừa tiết kiệm năng lượng vừa có những bữa ăn ngon miệng.
>>>Mê đắm bò kho mật mía xứ Nghệ đậm đà vị Tết: ai đi xa cũng muốn về
Nguồn sciencealert