Mặt Trời của chúng ta sẽ trông như thế nào sau khi nó chết? Các nhà khoa học đã đưa ra dự đoán về thời điểm Mặt Trời chết cũng như cái chết sẽ diễn ra như thế nào. Đừng vội lo lắng, con người lúc đó nhiều khả năng đã không còn tồn tại để chứng kiến cảnh tượng hạ màn của người bạn tri kỷ.
Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế sau khi kiểm tra và nghiên cứu đã đi đến kết luận tinh vân hành tinh có thể là hình dạng xác chết khả dĩ nhất của quả cầu lửa. Thông qua việc tính toán tuổi của các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời hình thành cùng thời điểm, khoa học xác định Mặt Trời đã khoảng 4.6 tỷ năm tuổi. Dựa trên quan sát các ngôi sao khác, giới thiên văn dự đoán nó sẽ kết thúc sứ mệnh thắp sáng trong khoảng 10 tỷ năm nữa.
Tất nhiên, đó là một quá trình dài với mỗi mốc thời gian đều sẽ có những biến chuyển quan trọng. Trong khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ biến thành sao khổng lồ đỏ. Dù lõi co lại, nhưng các lớp bên ngoài của nó sẽ liên tục mở rộng đến quỹ đạo của sao Hỏa, điều này có nghĩa là Trái Đất (đứng trước sao Hỏa) cũng bị nhấn chìm và đè bẹp hoàn toàn trong quá trình mở rộng.
Nhưng cũng không nên quá lo lắng, vì khoa học đã khẳng định rằng con người thời điểm đó đã hoàn toàn tuyệt chủng. Thực tế, thời gian của loài người chỉ còn khoảng 1 tỷ năm nữa trừ khi chúng ta may mắn tìm được lối thoát khỏi ngôi nhà của mình. Lý do là vì Mặt Trời theo chu kỳ sẽ tăng độ sáng lên khoảng 10% sau mỗi tỷ năm.
Nghe có vẻ không quá nguy hiểm, nhưng đó chính là mức tăng có thể chấm dứt sự sống trên Trái Đất. Các đại dương của chúng ta sẽ bốc hơi, còn bề mặt nóng đến mức nước không kịp hình thành.
Quay lại với câu hỏi liệu Mặt Trời có trở thành một tinh vân hành tinh nhìn thấy được hay không?
Đầu tiên, một số nghiên cứu trước đây đã phát hiện để hình thành một tinh vân hành tinh sáng, ngôi sao đó cần nặng gấp đôi Mặt Trời. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2018 đã tạo ra mô hình trên máy tính để xác định một giả thuyết, giống như 90% các ngôi sao khác, người bạn tri kỷ của loài người có thể sẽ co lại từ trạng thái sao khổng lồ đỏ thành ngôi sao lùn trắng và cuối cùng kết thúc dưới dạng tinh vân hành tinh.
"Khi một ngôi sao chết đi, nó phóng ra một khối khí và bụi - được gọi là lớp vỏ - vào vũ trụ. Lớp vỏ này có thể chiếm gần một nửa khối lượng của ngôi sao gốc. Điều này tiết lộ lõi của ngôi sao - vào thời điểm đó đã cạn kiệt nhiên liệu - cuối cùng sẽ tắt hoàn toàn và chết”, nhà vật lý thiên văn Albert Zijlstra từ Đại học Manchester ở Anh, một trong những tác giả của bài báo giải thích.
“Chỉ sau đó, lõi nóng mới làm cho lớp vỏ bị đẩy ra tỏa sáng rực rỡ trong khoảng 10.000 năm - nghe có vẻ dài nhưng vẫn chỉ là cái nháy mắt của vũ trụ. Hiện tượng này là thứ khiến cho tinh vân hành tinh có thể nhìn thấy được. Một số sáng đến mức có thể nhìn thấy từ khoảng cách cực lớn lên đến hàng chục triệu năm ánh sáng”.
Mô hình dữ liệu mà nhóm tạo ra thực sự dự đoán vòng đời của các loại sao khác nhau, để tìm ra độ sáng của tinh vân hành tinh liên quan đến khối lượng sao. Những cái tên đại diện cho tinh vân hành tinh nổi tiếng đã được quan sát là Tinh vân Xoắn ốc, Tinh vân Mắt mèo, Tinh vân Chiếc nhẫn và Tinh vân Bong bóng.
Gần 30 năm trước, giới thiên văn học nhận thấy một điều kỳ lạ: các tinh vân hành tinh sáng nhất trong những thiên hà khác đều có cùng mức độ sáng. Ít nhất trên mặt lý thuyết, điều này có nghĩa là các nhà thiên văn học có thể tính toán khoảng cách của chúng dựa vào quan sát.
Dữ liệu quan sát cho thấy khả năng trở thành Mặt Trời có khả năng trở thành tinh vân hành tinh nhìn thấy được, nhưng kết quả mô hình lại mâu thuẫn với nó.
"Những ngôi sao già, khối lượng thấp sẽ tạo ra các tinh vân hành tinh mờ hơn nhiều so với những ngôi sao trẻ, khối lượng lớn hơn. Đây chính là nguồn gốc của sự mâu thuẫn trong tính toán trong suốt 25 năm qua”, Zijlstra cho biết.
“Dữ liệu thể hiện có thể có tinh vân hành tinh sáng từ các ngôi sao khối lượng thấp như Mặt Trời, nhưng mô hình lại nói điều đó là không thể, bất cứ thứ gì nhỏ hơn khoảng 2 lần khối lượng Mặt Trời sẽ không thể nhìn thấy vì quá mờ”.
Các mô hình năm 2018 đã giải quyết vấn đề này bằng cách chỉ ra rằng Mặt Trời có khối lượng giới hạn dưới mức một ngôi sao có thể tạo ra tinh vân nhìn thấy được. Ngay cả một ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn 1,1 lần Mặt Trời cũng không tạo ra tinh vân nhìn thấy được. Mặt khác, những ngôi sao lớn hơn gấp 3 lần Mặt Trời sẽ tạo ra các tinh vân sáng hơn.
"Đây là một kết quả tốt đẹp", Zijlstra nói. "Bây giờ chúng tôi không chỉ biết cách đo lường sự hiện diện của các ngôi sao có tuổi đời vài tỷ năm trong các thiên hà xa xôi, chúng tôi thậm chí còn biết điều gì sẽ xảy ra với người bạn tri kỷ ngay cả khi loài người đã tuyệt chủng”.
>> Sao Hỏa có nguồn năng lượng sạch giúp xây dựng các trạm vũ trụ tương lai
Nguồn: Science Alert
[IMG alt="
Khoa học đã dự đoán được thời điểm Mặt Trời chết, buồn là con người sẽ không có cơ hội chứng kiến "]https://image.vnreview.vn/img.php?s...f7a2b4564dd35c93e07ccb751780&width=1080[/IMG]
Trước đây, các nhà thiên văn học nghĩ rằng Mặt Trời sẽ biến thành tinh vân hành tinh nhìn thấy được - một bong bóng phát sáng chứa đầy khí và bụi vũ trụ - cho đến khi xuất hiện bằng chứng nó sẽ phức tạp hơn thế một chút.Khoa học đã dự đoán được thời điểm Mặt Trời chết, buồn là con người sẽ không có cơ hội chứng kiến "]https://image.vnreview.vn/img.php?s...f7a2b4564dd35c93e07ccb751780&width=1080[/IMG]
Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế sau khi kiểm tra và nghiên cứu đã đi đến kết luận tinh vân hành tinh có thể là hình dạng xác chết khả dĩ nhất của quả cầu lửa. Thông qua việc tính toán tuổi của các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời hình thành cùng thời điểm, khoa học xác định Mặt Trời đã khoảng 4.6 tỷ năm tuổi. Dựa trên quan sát các ngôi sao khác, giới thiên văn dự đoán nó sẽ kết thúc sứ mệnh thắp sáng trong khoảng 10 tỷ năm nữa.
Tất nhiên, đó là một quá trình dài với mỗi mốc thời gian đều sẽ có những biến chuyển quan trọng. Trong khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ biến thành sao khổng lồ đỏ. Dù lõi co lại, nhưng các lớp bên ngoài của nó sẽ liên tục mở rộng đến quỹ đạo của sao Hỏa, điều này có nghĩa là Trái Đất (đứng trước sao Hỏa) cũng bị nhấn chìm và đè bẹp hoàn toàn trong quá trình mở rộng.
Nhưng cũng không nên quá lo lắng, vì khoa học đã khẳng định rằng con người thời điểm đó đã hoàn toàn tuyệt chủng. Thực tế, thời gian của loài người chỉ còn khoảng 1 tỷ năm nữa trừ khi chúng ta may mắn tìm được lối thoát khỏi ngôi nhà của mình. Lý do là vì Mặt Trời theo chu kỳ sẽ tăng độ sáng lên khoảng 10% sau mỗi tỷ năm.
Nghe có vẻ không quá nguy hiểm, nhưng đó chính là mức tăng có thể chấm dứt sự sống trên Trái Đất. Các đại dương của chúng ta sẽ bốc hơi, còn bề mặt nóng đến mức nước không kịp hình thành.
[IMG alt="
Khoa học đã dự đoán được thời điểm Mặt Trời chết, buồn là con người sẽ không có cơ hội chứng kiến "]https://image.vnreview.vn/img.php?s...a17311a400bb17ee26383a5f71a3&width=1080[/IMG]
Minh họa quá trình một ngôi sao lùn trắng đông đặc lại, điều rất có thể sẽ xảy ra với Mặt Trời của chúng ta.Khoa học đã dự đoán được thời điểm Mặt Trời chết, buồn là con người sẽ không có cơ hội chứng kiến "]https://image.vnreview.vn/img.php?s...a17311a400bb17ee26383a5f71a3&width=1080[/IMG]
Quay lại với câu hỏi liệu Mặt Trời có trở thành một tinh vân hành tinh nhìn thấy được hay không?
Đầu tiên, một số nghiên cứu trước đây đã phát hiện để hình thành một tinh vân hành tinh sáng, ngôi sao đó cần nặng gấp đôi Mặt Trời. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2018 đã tạo ra mô hình trên máy tính để xác định một giả thuyết, giống như 90% các ngôi sao khác, người bạn tri kỷ của loài người có thể sẽ co lại từ trạng thái sao khổng lồ đỏ thành ngôi sao lùn trắng và cuối cùng kết thúc dưới dạng tinh vân hành tinh.
"Khi một ngôi sao chết đi, nó phóng ra một khối khí và bụi - được gọi là lớp vỏ - vào vũ trụ. Lớp vỏ này có thể chiếm gần một nửa khối lượng của ngôi sao gốc. Điều này tiết lộ lõi của ngôi sao - vào thời điểm đó đã cạn kiệt nhiên liệu - cuối cùng sẽ tắt hoàn toàn và chết”, nhà vật lý thiên văn Albert Zijlstra từ Đại học Manchester ở Anh, một trong những tác giả của bài báo giải thích.
“Chỉ sau đó, lõi nóng mới làm cho lớp vỏ bị đẩy ra tỏa sáng rực rỡ trong khoảng 10.000 năm - nghe có vẻ dài nhưng vẫn chỉ là cái nháy mắt của vũ trụ. Hiện tượng này là thứ khiến cho tinh vân hành tinh có thể nhìn thấy được. Một số sáng đến mức có thể nhìn thấy từ khoảng cách cực lớn lên đến hàng chục triệu năm ánh sáng”.
Mô hình dữ liệu mà nhóm tạo ra thực sự dự đoán vòng đời của các loại sao khác nhau, để tìm ra độ sáng của tinh vân hành tinh liên quan đến khối lượng sao. Những cái tên đại diện cho tinh vân hành tinh nổi tiếng đã được quan sát là Tinh vân Xoắn ốc, Tinh vân Mắt mèo, Tinh vân Chiếc nhẫn và Tinh vân Bong bóng.
Gần 30 năm trước, giới thiên văn học nhận thấy một điều kỳ lạ: các tinh vân hành tinh sáng nhất trong những thiên hà khác đều có cùng mức độ sáng. Ít nhất trên mặt lý thuyết, điều này có nghĩa là các nhà thiên văn học có thể tính toán khoảng cách của chúng dựa vào quan sát.
[IMG alt="
Khoa học đã dự đoán được thời điểm Mặt Trời chết, buồn là con người sẽ không có cơ hội chứng kiến "]https://image.vnreview.vn/img.php?s...2d1c83c89d160e063cea7205f8ec&width=1080[/IMG]
Trái Đất nằm ở vị trí chịu ảnh hưởng của quá trình nở rộng của Mặt TrờiKhoa học đã dự đoán được thời điểm Mặt Trời chết, buồn là con người sẽ không có cơ hội chứng kiến "]https://image.vnreview.vn/img.php?s...2d1c83c89d160e063cea7205f8ec&width=1080[/IMG]
Dữ liệu quan sát cho thấy khả năng trở thành Mặt Trời có khả năng trở thành tinh vân hành tinh nhìn thấy được, nhưng kết quả mô hình lại mâu thuẫn với nó.
"Những ngôi sao già, khối lượng thấp sẽ tạo ra các tinh vân hành tinh mờ hơn nhiều so với những ngôi sao trẻ, khối lượng lớn hơn. Đây chính là nguồn gốc của sự mâu thuẫn trong tính toán trong suốt 25 năm qua”, Zijlstra cho biết.
“Dữ liệu thể hiện có thể có tinh vân hành tinh sáng từ các ngôi sao khối lượng thấp như Mặt Trời, nhưng mô hình lại nói điều đó là không thể, bất cứ thứ gì nhỏ hơn khoảng 2 lần khối lượng Mặt Trời sẽ không thể nhìn thấy vì quá mờ”.
Các mô hình năm 2018 đã giải quyết vấn đề này bằng cách chỉ ra rằng Mặt Trời có khối lượng giới hạn dưới mức một ngôi sao có thể tạo ra tinh vân nhìn thấy được. Ngay cả một ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn 1,1 lần Mặt Trời cũng không tạo ra tinh vân nhìn thấy được. Mặt khác, những ngôi sao lớn hơn gấp 3 lần Mặt Trời sẽ tạo ra các tinh vân sáng hơn.
"Đây là một kết quả tốt đẹp", Zijlstra nói. "Bây giờ chúng tôi không chỉ biết cách đo lường sự hiện diện của các ngôi sao có tuổi đời vài tỷ năm trong các thiên hà xa xôi, chúng tôi thậm chí còn biết điều gì sẽ xảy ra với người bạn tri kỷ ngay cả khi loài người đã tuyệt chủng”.
>> Sao Hỏa có nguồn năng lượng sạch giúp xây dựng các trạm vũ trụ tương lai
Nguồn: Science Alert