thuha19051234
Pearl
Các nhà thiên văn học đã phát hiện 1 đám khí nóng quay xung quanh lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà chúng ta, có vận tốc phi thường. Một từ trường mạnh bao quanh vết rách không gian - thời gian khổng lồ đã làm tăng áp lực cho khối cầu khí, tăng tốc nó lên 30% tốc độ ánh sáng.
Hố đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân Hà (được đặt tên là Sagittarius A*) có khối lượng lớn hơn Mặt Trời khoảng 4 triệu lần, trải dài khoảng 60 triệu km. Thường thì bất cứ thứ gì ở gần một lỗ đen lớn như vậy sẽ bị kéo vào bởi một lực hấp dẫn khủng khiếp. Nhưng khối khí mới được phát hiện lại đang di chuyển nhanh đến mức, nó dường như đã hình thành 1 quỹ đạo ổn định xung quanh khoảng trống vũ trụ khổng lồ.
Khối khí được cho là quay với tốc độ phi thường quanh lỗ đen
Quỹ đạo của khối khí kỳ lạ này tương đương với quỹ đạo sao Thủy quay quanh Mặt Trời. Với tốc độ đạt 323,8 triệu km/h, nó đang di chuyển nhanh hơn 3.000 lần so với Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời.
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện đốm màu quay quanh quỹ đạo này vào năm 2017, nhờ sử dụng kính thiên văn ALMA. Chính thiết bị này cũng đã tạo ra hình ảnh trực tiếp đầu tiên của khối khí và lỗ đen này.
Ngoài ra, họ cũng phát hiện một tia X bất thường phát ra từ không gian xung quanh lỗ đen. Bức xạ điện từ của khối khí lửa cũng có thể nhìn thấy trong tia hồng ngoại và vô tuyến, có tính phân cực cao, hoặc bị xoắn, có dấu hiệu của gia tốc synctron. Đây là loại gia tốc xảy ra khi các hạt mang điện bị đẩy về phía trước bởi một từ trường mạnh, giống như cách các máy gia tốc hạt nhân tạo siêu nạp các electron.
Lời giải thích duy nhất cho loại gia tốc này là khối khí bắt nguồn từ đĩa bị bắt giữ từ tính của lỗ đen - một vòng vật chất bao quanh lỗ đen đang được giữ cố định bởi một từ trường mạnh, đối trọng với lực hấp dẫn kéo vật chất vào khoảng không vũ trụ. Vì thế các nhà nghiên cứu đã suy luận rằng, nguồn gốc duy nhất khả thi của ngọn lửa là một khối khí siêu nạp bị mắc kẹt trong đĩa này.
Vị trí của hố đen siêu lớn của Dải Ngân Hà
Từ những tín hiệu sóng vô tuyến phát hiện được, các nhà khoa học cho rằng khối khí lửa đang chậm lại và mất một phần năng lượng. Điều này khả năng báo hiệu khối khí cuối cùng sẽ giảm tốc, đủ để lực hấp dẫn của lỗ đen vượt qua lớp chắn từ tính xung quanh và cuối cùng kéo khối khí vào khoảng không vô tận của nó.
Những thông tin mới này có thể được sử dụng để giúp theo dõi thêm các điểm nóng xung quanh các lỗ đen khác. Theo van Marti-Vidal, một nhà thiên văn học vô tuyến, thì trong tương lai, chúng ta có thể theo dõi các điểm nóng trên các tần số bằng cách sử dụng các quan sát đa bước sóng. Đây cũng là cột mốc thực sự của nhân loại trong việc tìm hiểu về các hiện tượng trong trung tâm của thiên hà.
>>>Hố đen trong vũ trụ có phát nổ không?
Nguồn livescience
Hố đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân Hà (được đặt tên là Sagittarius A*) có khối lượng lớn hơn Mặt Trời khoảng 4 triệu lần, trải dài khoảng 60 triệu km. Thường thì bất cứ thứ gì ở gần một lỗ đen lớn như vậy sẽ bị kéo vào bởi một lực hấp dẫn khủng khiếp. Nhưng khối khí mới được phát hiện lại đang di chuyển nhanh đến mức, nó dường như đã hình thành 1 quỹ đạo ổn định xung quanh khoảng trống vũ trụ khổng lồ.
Quỹ đạo của khối khí kỳ lạ này tương đương với quỹ đạo sao Thủy quay quanh Mặt Trời. Với tốc độ đạt 323,8 triệu km/h, nó đang di chuyển nhanh hơn 3.000 lần so với Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời.
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện đốm màu quay quanh quỹ đạo này vào năm 2017, nhờ sử dụng kính thiên văn ALMA. Chính thiết bị này cũng đã tạo ra hình ảnh trực tiếp đầu tiên của khối khí và lỗ đen này.
Ngoài ra, họ cũng phát hiện một tia X bất thường phát ra từ không gian xung quanh lỗ đen. Bức xạ điện từ của khối khí lửa cũng có thể nhìn thấy trong tia hồng ngoại và vô tuyến, có tính phân cực cao, hoặc bị xoắn, có dấu hiệu của gia tốc synctron. Đây là loại gia tốc xảy ra khi các hạt mang điện bị đẩy về phía trước bởi một từ trường mạnh, giống như cách các máy gia tốc hạt nhân tạo siêu nạp các electron.
Lời giải thích duy nhất cho loại gia tốc này là khối khí bắt nguồn từ đĩa bị bắt giữ từ tính của lỗ đen - một vòng vật chất bao quanh lỗ đen đang được giữ cố định bởi một từ trường mạnh, đối trọng với lực hấp dẫn kéo vật chất vào khoảng không vũ trụ. Vì thế các nhà nghiên cứu đã suy luận rằng, nguồn gốc duy nhất khả thi của ngọn lửa là một khối khí siêu nạp bị mắc kẹt trong đĩa này.
Từ những tín hiệu sóng vô tuyến phát hiện được, các nhà khoa học cho rằng khối khí lửa đang chậm lại và mất một phần năng lượng. Điều này khả năng báo hiệu khối khí cuối cùng sẽ giảm tốc, đủ để lực hấp dẫn của lỗ đen vượt qua lớp chắn từ tính xung quanh và cuối cùng kéo khối khí vào khoảng không vô tận của nó.
Những thông tin mới này có thể được sử dụng để giúp theo dõi thêm các điểm nóng xung quanh các lỗ đen khác. Theo van Marti-Vidal, một nhà thiên văn học vô tuyến, thì trong tương lai, chúng ta có thể theo dõi các điểm nóng trên các tần số bằng cách sử dụng các quan sát đa bước sóng. Đây cũng là cột mốc thực sự của nhân loại trong việc tìm hiểu về các hiện tượng trong trung tâm của thiên hà.
>>>Hố đen trong vũ trụ có phát nổ không?
Nguồn livescience