Không ai đánh thuế giấc mơ, nhưng thường xuyên "mơ giữa ban ngày" có thể là chứng rối loạn tâm thần đặc biệt

Thuật ngữ "mơ mộng viển vông" (Maladaptive Daydreaming) lần đầu tiên được nhà tâm lý học Eli Somer định nghĩa vào năm 2002, tuy nhiên cho đến nay, các nhà tâm lý học và nhiều người vẫn chưa biết nhiều về chứng rối loạn này.

Người mắc chứng mơ mộng viển vông có các triệu chứng giống với rối loạn tăng động giảm chú ý

Theo một số nghiên cứu gần đây, một số người bị ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) có thể được chẩn đoán tốt hơn với bệnh 'mơ mộng viển vông '. Mơ mộng là hiện tượng bình thường, khi tâm trí chúng ta chìm đắm trong một môi trường tưởng tượng. Trong hầu hết các trường hợp, đó là niềm vui, một sự xao lãng ngắn khỏi thế giới thực, nhưng với một số người việc mơ mộng có thể trở nên quá mức, kéo dài hàng giờ liền, thì đó thực sự là một câu chuyện khác. Trên thực tế, một số người có thể dành đến một một nửa thời gian trong ngày khi thức để tưởng tượng những thứ khác xa với thực tại trong thế giới của riêng họ, chính điều đó làm cho họ khó tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Mơ mộng viển vông (MD) hiện không được coi là một chứng rối loạn tâm thần theo đúng nghĩa của nó, thay vào đó, ảnh hưởng đặc trưng của nó đối với sự chú ý có nghĩa là nó thường được gộp lại như một triệu chứng của các rối loạn như ADHD.
Không ai đánh thuế giấc mơ, nhưng thường xuyên mơ giữa ban ngày có thể là chứng rối loạn tâm thần đặc biệt
Trong số những người đã trải qua chứng MD, các nghiên cứu cho thấy khoảng 77% cũng được chẩn đoán mắc ADHD, tuy nhiên không có nghĩa là chúng giống nhau, mặc dù những điều kiện này trùng lặp. Các nhà tâm lý học gần đây đã tìm thấy bằng chứng MD thực sự là một chứng rối loạn có những điểm khác biệt của riêng nó. ADHD thường được đặc trưng bởi một "hệ thống chú ý được điều chỉnh", có thể dẫn đến các giai đoạn siêu tập trung hay không chú ý. Còn mơ mộng viển vông giống như một chứng nghiện hành vi, khiến tâm trí trở lại những trạng thái phức tạp và sống động của trí tưởng tượng. Trong một nhóm nhỏ gồm 83 người bị ADHD, các nhà nghiên cứu nhận thấy chỉ hơn 20% người cũng đáp ứng các tiêu chuẩn cho MD; con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ phần trăm những người bị MD đáp ứng các tiêu chí về ADHD. Điều này cũng chứng minh cho thấy 2 chứng rối loạn này là thực sự khác biệt. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu họ nhận thấy tỷ lệ MD cao đối xứng ở những người lớn ADHD, thì sẽ công bằng khi tuyên bố rằng khái niệm MD mới hơn là không cần thiết, vì nó gần như tương đương với chẩn đoán ADHD đã có. Tuy nhiên, sự bất đối xứng được tìm thấy trong nghiên cứu này củng cố tuyên bố lý thuyết của họ rằng MD là một hiện tượng tâm thần độc lập, thường tạo ra sự thiếu tập trung như một tác dụng phụ.

MD và ADHD vẫn là 2 căn bệnh khác nhau

Những nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để hỗ trợ cho ý tưởng rằng MD là một rối loạn tâm thần riêng biệt, nhưng bằng chứng từ nghiên cứu nhỏ này cho thấy MD về cơ bản khác với ADHD điển hình. Trong bảng câu hỏi dành cho những người tham gia đáp ứng các tiêu chí về khả năng mơ mộng không tốt cho biết họ gặp khó khăn khi tập trung toàn bộ vào một nhiệm vụ cho đến khi nó được hoàn thành, nhưng không giống như mô tả về các đặc điểm của ADHD. Thay vào đó, những người tham gia cho biết họ tự định hướng giấc mơ của mình, đắm mình trong những tình huống sống động và huyền ảo khiến họ khó tập trung vào các nhiệm vụ bên ngoài. Và mất tập trung dường như là một trong những thứ buộc họ phải mơ mộng.
Không ai đánh thuế giấc mơ, nhưng thường xuyên mơ giữa ban ngày có thể là chứng rối loạn tâm thần đặc biệt
Các tác giả kết luận rằng chẩn đoán ADHD không mô tả đầy đủ vấn đề trong những trường hợp như vậy. Giả thuyết này có vẻ được nhiều người ủng hộ bởi thực tế là những người tham gia đáp ứng các tiêu chí cho cả MD và ADHD báo cáo mức độ đau khổ tâm lý lớn hơn đáng kể so với những người chỉ đáp ứng các tiêu chí cho ADHD. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy rằng sự mơ mộng quá mức có thể bắt nguồn từ mong muốn thoát khỏi những suy nghĩ trầm cảm, lòng tự trọng thấp hoặc cô đơn. Phát hiện này rất quan trọng vì nếu MD và ADHD có các cơ chế cơ bản khác nhau, thì có thể chúng không đáp ứng với các biện pháp can thiệp giống nhau. nhà tâm lý học Nirit Soffer-Dudek giải thích rằng: "Nếu ADHD của bạn bắt nguồn từ việc tâm trí nói chung đang lang thang' với những điều khiến mất tập trung luôn thay đổi (đó là đặc điểm của ADHD điển hình), thì bạn cần một cách điều trị khác so với việc bạn thấy mình bị ép buộc phải tham gia vào những tưởng tượng phức tạp, tường thuật, sống động và giàu cảm xúc (đặc trưng của MD)". Đối với những người mắc chứng 'mơ mộng viển vông', các nhà khoa học khuyên họ nên tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý, sau đó giới thiệu với bác sĩ về khái niệm MD, đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều năm qua, nhưng vẫn còn khá ít người biết đến. Nếu không có những hiểu biết đúng đắn về MD, thậm chí bạn sẽ không rõ có bao nhiêu người có thể mắc chứng rối loạn này. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách vì COVID-19, MD dường như trở thành vấn đề gia tăng và nghiêm trọng hơn trước, hoàn cảnh xã hội đã làm chúng ta bị bắt buộc vào những tình huống phải mơ mộng như là một cách để tâm trí của chúng ta đối phó với chấn thương, chứ không chỉ đơn giản là chìm đắm trong những suy nghĩ vẩn vơ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top