From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Khi ngành công nghiệp manga ngày càng phát triển trên toàn cầu, tiếp cận nhóm khách hàng mới trẻ tuổi hơn, nhiều chuyên gia lại cho rằng việc lặp lại thành công của Dragon Ball cũng trở nên khó khăn hơn. Tác giả Akira Toriyama được coi là cây đại thụ của ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản, ông vừa qua đời vào tháng 3 vừa qua. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Dragon Ball đã trở thành 1 hiện tượng toàn cầu.
Tuy nhiên, việc lặp lại thành công đó bây giờ trở nên rất khó khăn. Một họa sĩ 31 tuổi giấu tên cho biết: “Trước đây, nhà xuất bản thực hiện mọi công việc từ in ấn cho tới quảng bá, họa sĩ có thể tập trung vào việc tạo ra 1 câu chuyện thật giải trí. Bây giờ, bạn cũng phải tự giới thiệu bản thân mình tới độc giả. Nếu không, bạn sẽ trở nên vô hình trên mạng xã hội.”
Sự bùng nổ của các trang đọc truyện và ứng dụng smartphone “khiến việc trở thành 1 nghệ sĩ manga trở nên dễ hơn rất nhiều, nhưng cũng vì thế mà càng khó để được biết đến rộng rãi hơn”. Bởi thị trường giờ phải cạnh tranh rất khốc liệt, 1 sản phẩm chỉ xuất sắc thôi thì chưa chắc đã đảm bảo thành công. Ngày càng nhiều tựa mới ra đời, họa sĩ cũng đông đảo hơn.
Giáo sư Koji Yano tại Khoa Manga và Khoa Thiết kế Nhân vật tại Đại học Nghệ thuật Kyoto cho biết: “‘Dragon Ball’ xuất hiện vào những năm 1980 và nhanh chóng chuyển thể thành anime, bước ra thế giới. Đó là thời kỳ nội dung anime nhanh chóng xâm chiếm các phương tiện truyền thông khác nhau.” Phần lớn nhà xuất bản tập trung vào thị trường nội địa. Dragon Ball trở thành tác phẩm thành công nhất ở thế hệ của nó.
Còn bây giờ, ngành công nghiệp đã thay đổi khi nhà xuất bản hướng đến thị trường quốc tế nhiều hơn. Họ sản xuất những tựa anime có chất lượng cao, hợp tác với nhiều bên để thúc đẩy sản phẩm phổ biến nhất có thể. Điển hình chính là Demon Slayer của Sony, dự án bùng nổ sau khi TV series lên sóng và phim chiếu rạp.
Nhà phân tích cấp cao Soichiro Fukuda đánh giá cao dự án này của Sony. Công ty con thuộc 1 trong những tập đoàn truyền thông hùng mạnh nhất thế giới là Aniplex đã hợp tác với Shueisha và studio ufotable để chuyển thể manga lên anime, đạt thành công vang dội toàn cầu.
Ông gọi nó là “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong ngành anime về mặt mô hình kinh doanh, 1 case study mà công ty nào cũng cần học hỏi. Theo nhà phân tích, ủy ban sản xuất dự án Demon Slayer đã chi cho mỗi tập gấp 2-3 lần so với những dự án thông thường, chưa kể kế hoạch quảng bá và sản xuất hàng loạt phụ kiện, đồ dùng, quần áo ăn theo rất bài bản.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp Aniplex thắng lớn với Demon Slayer là thị trường nước ngoài. Theo Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản, thị trường nội địa chỉ tăng trưởng 2% trong 10 năm qua cho đến 2021. Đây là con số kém ấn tượng so với mức tăng trưởng 23% của Trung Quốc và 6% của Hàn Quốc và Mỹ. Hiện tại, khoangr1 nửa nguồn thu đến từ bên ngoài Nhật Bản.
Nhà xuất bản Kadokawa cũng thừa nhận tương tự, doanh thu nước ngoài đã tăng lên 140 triệu USD trong năm tài khóa 2022, gấp đôi so với năm 2019. Dẫn đầu là truyện tranh và sau đó là light novel. Hiện tại, doanh thu của loại hình tạp chí truyện tranh đang giảm mạnh, do vậy xu hướng là chuyển dần sang phân phối digital.
Các nhà xuất bản chuyển sang ứng dụng đọc truyện và tính phí thuê bao hoặc mua lẻ từng tập. Họ có thể tiếp cận thị trường nước ngoài với lượng độc giả lớn hơn nhiều, đa phần là độc giả trẻ. Shueisha, công ty xuất bản đằng sau Dragon Ball cũng như Demon Slayer, cũng đang nỗ lực mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu thông qua dịch vụ MANGA Plus.
Dù không có mặt ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, nhưng nó đã tăng lên 6 triệu người dùng hàng tháng. Ứng dụng cung cấp 9 ngôn ngữ gồm tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Yuta Momiyama, phó tổng biên tập nền tảng tạp chí manga số của Shueisha, cho biết: “Độc giả trên toàn thế giới cơ bản có thể thưởng thức tập mới nhất bằng nhiều ngôn ngữ cùng lúc”.
Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Xuất bản cho thấy doanh số truyện tranh digital đạt 483 tỷ yên vào năm 2023, cao gấp đôi quy mô truyện tranh in giấy. Người dùng ngày càng đọc truyện trên smartphone và máy tính nhiều hơn,dẫn đến bùng nổ các app phân phối do Hàn Quốc dẫn đầu. Loại hình mà họ phát hành là webtoon đang được coi là đối thủ chính của manga.
Ứng dụng và loại hình này tối ưu rất tốt cho trải nghiệm đọc trên smartphone, chỉ việc kéo theo chiều dọc với khung tranh đã giản lược chi tiết, nhân vật thiết kế 1 cách dễ nhìn. Vì hướng tới thiết bị điện tử, webtoon luôn được tô màu và chứa số trang, số khung thoại ít hơn manga đen trắng truyền thống. Hình thức trình bày này hấp dẫn nhóm khán giả trẻ hơn.
Satoshi Kurihara, nhà phân tích cấp cao tại SBI Securities, cho biết: “Các công ty xuất bản Nhật Bản thận trọng hơn các công ty Hàn Quốc”. Họ đã “nuôi dưỡng” thói quen đọc truyện giấy tại quê nhà hơn nửa thế kỷ qua. Trong khi đó, Hàn Quốc nhanh chóng nắm bắt xu hướng toàn cầu để tiếp cận khán giả quốc tế lẫn người trẻ tuổi.
Về khả năng tạo ra cú hit toàn cầu thứ 2 như Dragon Ball, Kurihara cho biết “chỉ có 1 số ít” IP ở Nhật có tuổi đời lên tới 30-40 năm, đi kèm chiến lược kinh doanh thành công. Trong bối cảnh các nền tảng truyền thông ngày càng đa dạng, họa sĩ truyện tranh phải vật lộn với sự cạnh tranh gay gắt cùng mức lương thấp.
Theo Yano của Đại học Nghệ thuật Kyoto, mangaka có thể chia thành kim tự tháp 3 tầng: top đầu nổi tiếng, nhóm nghệ sĩ bậc trung đang cố vật lộn để bật lên và dưới đáy là những người đang cố gắng ra mắt một cách tuyệt vọng. Họ chỉ có thể kiếm sống 1 cách vừa đủ, nhiều khi thiếu tiền.
Một nghệ sĩ làm việc cho các trang web cho biết chỉ kiếm được 1.400 USD cho mỗi 2 tháng/lần, dựa trên 30 trang tác phẩm. Cô gái 27 tuổi chia sẻ mình thật may mắn vì sống cùng gia đình và khoản tiết kiệm từ công việc xuất bản trước đó.
“Nếu tác phẩm tiếp theo không được xuất bản kịp, tôi sẽ không nhận tiền bản quyền và gặp rắc rối” - cô cho biết. Thực tế, không ít họa sĩ top đầu bây giờ cũng từng đứng ở bậc đáy và khổ sở thiếu thốn, chính Akira Toriyama là 1 ví dụ. Trước khi có sản phẩm gây được tiếng vang, ai cũng đều gặp vấn đề về kinh tế. Nhiều người đã phải bỏ cuộc.
>>> Tổng thống Pháp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếc thương cho tác giả “Dragon Ball” Akira Toriyama
Tuy nhiên, việc lặp lại thành công đó bây giờ trở nên rất khó khăn. Một họa sĩ 31 tuổi giấu tên cho biết: “Trước đây, nhà xuất bản thực hiện mọi công việc từ in ấn cho tới quảng bá, họa sĩ có thể tập trung vào việc tạo ra 1 câu chuyện thật giải trí. Bây giờ, bạn cũng phải tự giới thiệu bản thân mình tới độc giả. Nếu không, bạn sẽ trở nên vô hình trên mạng xã hội.”
Sự bùng nổ của các trang đọc truyện và ứng dụng smartphone “khiến việc trở thành 1 nghệ sĩ manga trở nên dễ hơn rất nhiều, nhưng cũng vì thế mà càng khó để được biết đến rộng rãi hơn”. Bởi thị trường giờ phải cạnh tranh rất khốc liệt, 1 sản phẩm chỉ xuất sắc thôi thì chưa chắc đã đảm bảo thành công. Ngày càng nhiều tựa mới ra đời, họa sĩ cũng đông đảo hơn.
Còn bây giờ, ngành công nghiệp đã thay đổi khi nhà xuất bản hướng đến thị trường quốc tế nhiều hơn. Họ sản xuất những tựa anime có chất lượng cao, hợp tác với nhiều bên để thúc đẩy sản phẩm phổ biến nhất có thể. Điển hình chính là Demon Slayer của Sony, dự án bùng nổ sau khi TV series lên sóng và phim chiếu rạp.
Nhà phân tích cấp cao Soichiro Fukuda đánh giá cao dự án này của Sony. Công ty con thuộc 1 trong những tập đoàn truyền thông hùng mạnh nhất thế giới là Aniplex đã hợp tác với Shueisha và studio ufotable để chuyển thể manga lên anime, đạt thành công vang dội toàn cầu.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp Aniplex thắng lớn với Demon Slayer là thị trường nước ngoài. Theo Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản, thị trường nội địa chỉ tăng trưởng 2% trong 10 năm qua cho đến 2021. Đây là con số kém ấn tượng so với mức tăng trưởng 23% của Trung Quốc và 6% của Hàn Quốc và Mỹ. Hiện tại, khoangr1 nửa nguồn thu đến từ bên ngoài Nhật Bản.
Nhà xuất bản Kadokawa cũng thừa nhận tương tự, doanh thu nước ngoài đã tăng lên 140 triệu USD trong năm tài khóa 2022, gấp đôi so với năm 2019. Dẫn đầu là truyện tranh và sau đó là light novel. Hiện tại, doanh thu của loại hình tạp chí truyện tranh đang giảm mạnh, do vậy xu hướng là chuyển dần sang phân phối digital.
Dù không có mặt ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, nhưng nó đã tăng lên 6 triệu người dùng hàng tháng. Ứng dụng cung cấp 9 ngôn ngữ gồm tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Yuta Momiyama, phó tổng biên tập nền tảng tạp chí manga số của Shueisha, cho biết: “Độc giả trên toàn thế giới cơ bản có thể thưởng thức tập mới nhất bằng nhiều ngôn ngữ cùng lúc”.
Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Xuất bản cho thấy doanh số truyện tranh digital đạt 483 tỷ yên vào năm 2023, cao gấp đôi quy mô truyện tranh in giấy. Người dùng ngày càng đọc truyện trên smartphone và máy tính nhiều hơn,dẫn đến bùng nổ các app phân phối do Hàn Quốc dẫn đầu. Loại hình mà họ phát hành là webtoon đang được coi là đối thủ chính của manga.
Satoshi Kurihara, nhà phân tích cấp cao tại SBI Securities, cho biết: “Các công ty xuất bản Nhật Bản thận trọng hơn các công ty Hàn Quốc”. Họ đã “nuôi dưỡng” thói quen đọc truyện giấy tại quê nhà hơn nửa thế kỷ qua. Trong khi đó, Hàn Quốc nhanh chóng nắm bắt xu hướng toàn cầu để tiếp cận khán giả quốc tế lẫn người trẻ tuổi.
Về khả năng tạo ra cú hit toàn cầu thứ 2 như Dragon Ball, Kurihara cho biết “chỉ có 1 số ít” IP ở Nhật có tuổi đời lên tới 30-40 năm, đi kèm chiến lược kinh doanh thành công. Trong bối cảnh các nền tảng truyền thông ngày càng đa dạng, họa sĩ truyện tranh phải vật lộn với sự cạnh tranh gay gắt cùng mức lương thấp.
Một nghệ sĩ làm việc cho các trang web cho biết chỉ kiếm được 1.400 USD cho mỗi 2 tháng/lần, dựa trên 30 trang tác phẩm. Cô gái 27 tuổi chia sẻ mình thật may mắn vì sống cùng gia đình và khoản tiết kiệm từ công việc xuất bản trước đó.
“Nếu tác phẩm tiếp theo không được xuất bản kịp, tôi sẽ không nhận tiền bản quyền và gặp rắc rối” - cô cho biết. Thực tế, không ít họa sĩ top đầu bây giờ cũng từng đứng ở bậc đáy và khổ sở thiếu thốn, chính Akira Toriyama là 1 ví dụ. Trước khi có sản phẩm gây được tiếng vang, ai cũng đều gặp vấn đề về kinh tế. Nhiều người đã phải bỏ cuộc.
>>> Tổng thống Pháp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếc thương cho tác giả “Dragon Ball” Akira Toriyama