Không ổn rồi! Du lịch vũ trụ có thể ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Du lịch vũ trụ có thể không còn là một ý kiến hay giống như lời của các công ty vũ trụ nữa.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Earth’s Future đã xem xét tác động khí hậu của việc phóng và tái nhập tên lửa vào năm 2019, đồng thời ước tính tác động trong tương lai của các kịch bản dựa trên cuộc chạy đua vũ trụ của các tỷ phú gần đây.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng các hạt carbon đen (muội than) do tên lửa phát ra có khả năng giữ nhiệt trong khí quyển lâu hơn gần 500 lần so với tất cả các nguồn muội than khác cộng lại, dẫn đến tác động mạnh hơn đến khí hậu Trái đất.
Hơn nữa vì các chất ô nhiễm phát ra từ tên lửa nhiên liệu rắn cùng với sự đốt nóng của các tàu vũ trụ khi quay trở lại sẽ rất có hại cho tầng ôzôn ở tầng bình lưu. Nói cách khác du lịch vũ trụ có thể sớm dẫn đến sự suy giảm đáng kể tầng ôzôn trên tầng bình lưu ở Bắc Cực vào mùa xuân.
Không ổn rồi! Du lịch vũ trụ có thể ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu
Đồng tác giả nghiên cứu Eloise Marais, phó giáo sư Địa lý Vật lý tại Đại học College London (UCL) cho biết: “Các vụ phóng tên lửa thường được so sánh với khí nhà kính và khí thải gây ô nhiễm không khí từ ngành công nghiệp máy bay mà chúng tôi chứng minh trong nghiên cứu của mình là sai lầm. Các hạt muội từ các vụ phóng tên lửa có ảnh hưởng khí hậu lớn hơn nhiều so với máy bay và các nguồn khác ở Trái đất vì vậy không cần nhiều vụ phóng tên lửa như các chuyến bay quốc tế để tạo ra các tác động tương tự. Những gì chúng tôi thực sự cần bây giờ là một cuộc thảo luận giữa các chuyên gia về chiến lược tốt nhất để điều chỉnh ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng này”.

Gián tiếp đe dọa tương lai của hành tinh?​

Các nhà khoa học đã sử dụng mô hình hóa học khí quyển 3D kết hợp dữ liệu các chất hóa học được giải phóng từ 103 vụ phóng tên lửa năm 2019, kết hợp với những dự đoán trong tương lai của các công ty đang phát triển du lịch vũ trụ như Virgin Galactic, Blue Origin và SpaceX.
Các phân tích tiết lộ rằng dầu hỏa và nhiên liệu cao su tổng hợp lai được sử dụng trong các tên lửa sẽ có tác động lớn đến sự nóng lên toàn cầu.
Hơn nữa, khi các hạt bồ hóng được phát tán trực tiếp vào tầng cao của bầu khí quyển, chúng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến khí hậu so với các nguồn muội than khác vì chúng khả năng giữ nhiệt hiệu quả hơn 500 lần.
Không ổn rồi! Du lịch vũ trụ có thể ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu
Cuối cùng, theo kịch bản phóng tên lửa du lịch vũ trụ hàng ngày hoặc hàng tuần, tác động lên tầng ôzôn ở tầng bình lưu có thể sẽ làm suy yếu sự phục hồi sau khi thực hiện Nghị định thư Montreal năm 1987, trong đó cấm sử dụng nhiều loại chất được cho là làm cạn kiệt tầng ozone.
Đồng tác giả nghiên cứu Robert Ryan, một nhà nghiên cứu về Địa lý tại UCL cho biết: “Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta cần tìm hiểu về ảnh hưởng của việc phóng tên lửa và tái nhập khí thải lên bầu khí quyển đặc biệt là quy mô tương lai của ngành công nghiệp và các loại và sản phẩm phụ của nhiên liệu mới như mêtan lỏng và nhiên liệu sinh học”.
Nghiên cứu này đem tới những cơ sở quan trọng để xác định tác động tiềm tàng của du lịch vũ trụ đối với Trái Đất. Rõ ràng chính phủ, các nhà khoa học, nhà bảo vệ môi trường và các công ty vũ trụ cần phải tìm tiếng nói chung để bảo vệ hành tinh của chúng ta.

>>> Florida thành nơi cư trú của nhiều loài vật khổng lồ.
Nguồn: Earth
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top