Không phải oxy, loại khí này có thể là dấu hiệu cho sự sống ngoài hành tinh

Một loại khí phát ra từ bông cải xanh (và các loài thực vật khác) là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự tồn tại của sự sống trên một hành tinh. Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học California Riverside.
Loại khí này có tên gọi metyl bromua, từ lâu đã gắn liền với sự sống trên Trái Đất. Nó xảy ra tự nhiên từ quá trình thực vật tự bảo vệ. Quá trình Methyl hóa cho phép thực vật loại bỏ các chất gây ô nhiễm lạ, chẳng hạn bromide, bằng cách gắn một loạt nguyên tử cacbon và hydro vào nó, từ đó khí có thể thoát ra ngoài.
Đặc biệt, Methyl bromide rất thú vị từ góc độ sinh học thiên văn. Nó được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu cho đến đầu những năm 2.000.
Loại khí này có tuổi thọ tương đối ngắn trong bầu khí quyển của một hành tinh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cuộc tìm kiếm ngoại hành tinh, nghĩa là bất kỳ quá trình nào tạo ra khí rất có thể vẫn đang hoạt động.

Không phải oxy, loại khí này có thể là dấu hiệu cho sự sống ngoài hành tinh
Ưu điểm nữa là lợi thế mà tất cả các nhà thiên văn học đều mong muốn - có rất ít quá trình phi sinh học tạo ra khí, thậm chí những quá trình đó thường không tự nhiên.
Mặc dù hiện nay được coi là một hóa chất nguy hiểm, nhưng methyl bromide vẫn được sản xuất với số lượng lớn để sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, trước khi được quản lý do những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe của nó.
Thêm nữa, loại khí này cũng có bước sóng quang phổ giống với loại khí "anh em họ" - metyl clorua, cũng là kết quả của quá trình metyl hóa.
Các dấu hiệu này sẽ giúp chúng dễ dàng phát hiện hơn nhiều từ rất xa và cả hai đều là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của một quá trình sinh học. Mặc dù có thể phân biệt giữa metyl clorua và metyl bromua, vì metyl clorua đã được nhìn thấy xung quanh một số ngôi sao, có thể do một quá trình vô cơ gây ra.
Có một vấn đề là tia UV từ Mặt Trời khiến các phân tử nước trong khí quyển phân tách thành các hợp chất loại bỏ methyl bromide, vì vậy nó không tồn tại lâu trong bầu khí quyển của Trái Đất. Tuy nhiên, xung quanh những ngôi sao như sao lùn vốn rất phổ biến trong thiên hà, sẽ có ít bức xạ UV hơn có khả năng phá vỡ phân tử methyl-bromide.
Những ngôi sao lùn này sẽ là những nơi đầu tiên mà các nhà thiên văn học nhìn vào, họ có thể là cơ hội để nhìn thấy sự tích tụ của metyl bromua trong khí quyển của chúng. Dù sao thì những khám phá này cũng cần phải chờ đợi một thời gian nữa.


>>>Phát hiện nguyên tố kim loại "siêu nặng" ở bầu khí quyển của 2 ngoại hành tinh lạ

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top