Bỉ Ngạn Hoa
Moderator
Theo một báo cáo mới công bố, lĩnh vực livestream khổng lồ của Trung Quốc đã tiếp tục mở rộng, với số lượng người làm livestream vượt trên 15 triệu người.
Hiệp hội Dịch vụ Netcasting Trung Quốc (CNSA) do nhà nước điều hành cho biết trong một báo cáo công bố hôm 27/3 rằng số lượng người làm livestream trên thị trường internet lớn nhất thế giới đạt tổng cộng 15,08 triệu người vào cuối tháng 12 năm ngoái, đông gần gấp hai lần dân số nước Lào (7,7 triệu dân).
Chỉ cần nhìn vào con số người làm livestream đó đủ thấy đội ngũ này góp phần thúc đẩy doanh số bán lẻ trực tuyến như thế nào khi hầu như tất cả sản phẩm từ son môi, thực phẩm và đồ uống đến điện thoại thông minh và ô tô đều được bán qua các phiên livestream.
CNSA ước tính phân khúc thương mại điện tử qua hình thức livestream đã có giá trị hàng trăm tỷ USD ở đại lục. Báo cáo của CNSA cho biết năm ngoái, có 71,2% người dùng được CNSA khảo sát cho biết họ mua hàng trực tuyến dựa trên việc xem các phiên livestream so với chỉ 42,7% vào năm 2022.
CNSA cho biết cuộc khảo sát tương tự năm 2023 cũng cho thấy hơn 40% người dùng Internet coi livestream là “kênh tiêu dùng chính” của họ.
Theo báo cáo của CNSA, hiện có hơn 660.800 công ty ở đại lục coi livestream là hoạt động kinh doanh chính. Doanh số bán hàng thương mại điện tử từ livestream đã tăng 58,9% trong 10 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, đạt 2,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (304 tỷ USD) và chiếm 18,1% tổng lượng mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc.
Ước tính có 1,074 tỷ người dùng các dịch vụ livestream ở Trung Quốc, tương đương khoảng 98,3% tổng dân số sử dụng Internet của cả nước vào cuối tháng 12 năm ngoái. Tuy vậy, đây là mức tăng khiêm tốn so với con số 1,04 tỷ người dùng xem các dịch vụ livestream ở Trung Quốc vào năm 2022.
Tuy nhiên, theo CNSA, số lượng người dùng dịch vụ video trực tuyến ở khu vực nông thôn Trung Quốc đang tăng với tốc độ nhanh hơn so với các thành phố. Cụ thể, báo cáo của CNSA cho biết 98% người dùng Internet ở nông thôn Trung Quốc đã đăng ký dịch vụ video trực tuyến vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Vào năm 2022 và 2023, số người dùng các nền tảng như vậy ở nông thôn đã tăng lần lượt là 12,6% và 6,8%. Ngược lại, người dùng ở các thành phố chỉ tăng lần lượt 2,1% và 1,9% trong cùng khoảng thời gian hai năm.
Sự phổ biến của các chiến dịch bán lẻ thông qua livestream cũng khiến lĩnh vực này trở thành mục tiêu tăng cường giám sát của nhà nước.
Vào tháng 11 năm ngoái, một bài báo được đăng trên Nhân dân Nhật báo – tờ báo chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn hoạt động thương mại điện tử qua livestream, điều mà tờ báo này cho là nguyên nhân tạo ra “sự hỗn loạn”.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho biết các trường hợp sai trái trong hoạt động livestream từ quảng cáo gian lận đến định giá sai lệch, cần được giải quyết và trừng phạt vì sự tăng trưởng lành mạnh và bền vững của ngành.
Hướng dẫn mới về livestream của Trung Quốc, do Tổng cục Phát thanh Truyền hình Quốc giao và Bộ Văn hóa và Du lịch cùng ban hành vào tháng 6 năm 2022 bao gồm 31 hành vi bị cấm và yêu cầu đối với những người có ảnh hưởng (KOL) phải có bằng cấp liên quan để thảo luận về một số chủ đề nhất định, chẳng hạn như luật, tài chính, y học và giáo dục.
>> KOL sắp hết thời rồi, Trung Quốc đang nở rộ trào lưu dùng streamer ảo để bán hàng
>> "Độc lạ" nghề livestream xuyên đêm ngay giữa cầu ở Trung Quốc
Hiệp hội Dịch vụ Netcasting Trung Quốc (CNSA) do nhà nước điều hành cho biết trong một báo cáo công bố hôm 27/3 rằng số lượng người làm livestream trên thị trường internet lớn nhất thế giới đạt tổng cộng 15,08 triệu người vào cuối tháng 12 năm ngoái, đông gần gấp hai lần dân số nước Lào (7,7 triệu dân).
CNSA ước tính phân khúc thương mại điện tử qua hình thức livestream đã có giá trị hàng trăm tỷ USD ở đại lục. Báo cáo của CNSA cho biết năm ngoái, có 71,2% người dùng được CNSA khảo sát cho biết họ mua hàng trực tuyến dựa trên việc xem các phiên livestream so với chỉ 42,7% vào năm 2022.
CNSA cho biết cuộc khảo sát tương tự năm 2023 cũng cho thấy hơn 40% người dùng Internet coi livestream là “kênh tiêu dùng chính” của họ.
Theo báo cáo của CNSA, hiện có hơn 660.800 công ty ở đại lục coi livestream là hoạt động kinh doanh chính. Doanh số bán hàng thương mại điện tử từ livestream đã tăng 58,9% trong 10 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, đạt 2,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (304 tỷ USD) và chiếm 18,1% tổng lượng mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc.
Ước tính có 1,074 tỷ người dùng các dịch vụ livestream ở Trung Quốc, tương đương khoảng 98,3% tổng dân số sử dụng Internet của cả nước vào cuối tháng 12 năm ngoái. Tuy vậy, đây là mức tăng khiêm tốn so với con số 1,04 tỷ người dùng xem các dịch vụ livestream ở Trung Quốc vào năm 2022.
Tuy nhiên, theo CNSA, số lượng người dùng dịch vụ video trực tuyến ở khu vực nông thôn Trung Quốc đang tăng với tốc độ nhanh hơn so với các thành phố. Cụ thể, báo cáo của CNSA cho biết 98% người dùng Internet ở nông thôn Trung Quốc đã đăng ký dịch vụ video trực tuyến vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Vào năm 2022 và 2023, số người dùng các nền tảng như vậy ở nông thôn đã tăng lần lượt là 12,6% và 6,8%. Ngược lại, người dùng ở các thành phố chỉ tăng lần lượt 2,1% và 1,9% trong cùng khoảng thời gian hai năm.
Vào tháng 11 năm ngoái, một bài báo được đăng trên Nhân dân Nhật báo – tờ báo chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn hoạt động thương mại điện tử qua livestream, điều mà tờ báo này cho là nguyên nhân tạo ra “sự hỗn loạn”.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho biết các trường hợp sai trái trong hoạt động livestream từ quảng cáo gian lận đến định giá sai lệch, cần được giải quyết và trừng phạt vì sự tăng trưởng lành mạnh và bền vững của ngành.
Hướng dẫn mới về livestream của Trung Quốc, do Tổng cục Phát thanh Truyền hình Quốc giao và Bộ Văn hóa và Du lịch cùng ban hành vào tháng 6 năm 2022 bao gồm 31 hành vi bị cấm và yêu cầu đối với những người có ảnh hưởng (KOL) phải có bằng cấp liên quan để thảo luận về một số chủ đề nhất định, chẳng hạn như luật, tài chính, y học và giáo dục.
>> KOL sắp hết thời rồi, Trung Quốc đang nở rộ trào lưu dùng streamer ảo để bán hàng
>> "Độc lạ" nghề livestream xuyên đêm ngay giữa cầu ở Trung Quốc