Kiếm tiền thời AI dễ vậy sao? Trailer giả tạo nên nền kinh tế tỷ đô trên YouTube

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Tại CinemaCon 2025 ở Las Vegas tối ngày 31/03, khán giả đã được xem trailer đầu tiên của Superman với David Corenswet trong vai chính, nằm trong phần trình bày của Warner Bros. Discovery (WBD). Trong đoạn phim, Superman nằm trên mặt đất, máu chảy từ vết thương hở trên ngực. Cảnh chuyển sang Lex Luthor (Nicholas Hoult) quan sát từ xa, rồi Supergirl (Milly Alcock) bay lơ lửng xuất hiện. Giọng lồng tiếng đầy đe dọa của Luthor vang lên: “Chúng không thuộc về nơi đây. Và sẽ không bao giờ thuộc về.” Nhạc nền dồn dập, logo DC hiện ra, kèm theo cú máy bay qua tòa báo Daily Planet. Trailer Superman mới vừa ra mắt – nhưng tất cả chỉ là giả.

Trailer giả và cơn sốt AI trên YouTube​

Đoạn montage này là sản phẩm của AI, kết hợp cảnh thật từ trailer Superman chính thức (ra mắt tháng 12/2024) với hình ảnh do máy tạo ra. Nó chi tiết đến kinh ngạc nhưng thiếu sức sống và vô hồn. Đây chỉ là một trong vô số trailer giả mạo tràn lan trên YouTube những năm gần đây, từ Titanic 2: Jack’s Back (53 triệu lượt xem) đến các phiên bản tưởng tượng như Leonardo DiCaprio trong Squid Game. Chúng đánh lừa cả người xem lẫn truyền thông. Ví dụ đài truyền hình Pháp France Télévisions đã nhầm một trailer AI là thật, khiến đạo diễn James Gunn phải đáp lại bằng 3 emoji nôn mửa.

Nhưng điều bất ngờ hơn cả là WBD và một số studio lớn không triệt hạ mà lại kiếm tiền từ chúng. Theo Deadline, thay vì dùng bản quyền để yêu cầu gỡ video, WBD, Sony và Paramount yêu cầu YouTube chuyển doanh thu quảng cáo từ các trailer giả về túi họ. Ví dụ, WBD lấy tiền từ trailer Superman House of the Dragon của Screen Culture, Sony làm vậy với Spider-Man còn Paramount với Gladiator II. Các hãng từ chối bình luận để lại câu hỏi: Tại sao lại chấp nhận lợi nhuận từ nội dung khai thác trái phép tài sản trí tuệ (IP) của họ?

1743562736260.png

Nguồn gốc và sự bùng nổ của trailer giả​

Trailer giả có từ khi YouTube ra đời năm 2005. Titanic 2 của YouTuber Úc VJ4rawr2 là ví dụ đời đầu, tưởng tượng cảnh Jack sống lại ở New York hiện đại đã đạt 53 triệu lượt xem trước khi bị Fox chặn. VJ4rawr2 trước làm vì vui nhưng đến 2015 đã nghỉ việc để tập trung vào YouTube, tích lũy 393 triệu lượt xem. Anh bắt đầu bằng ý tưởng hài hước, dùng kỹ thuật chỉnh sửa và sau này là AI để tạo câu chuyện độc đáo.

AI đã thay đổi cuộc chơi. Các kênh như Screen Culture (1,4 tỷ lượt xem) và KH Studio (556 triệu lượt xem) dùng công nghệ để sản xuất hàng loạt. Screen Culture do Nikhil P. Chaudhari (27 tuổi, Ấn Độ) điều hành, chuyên làm trailer cho phim thật như The Fantastic Four hay Superman, pha trộn cảnh chính thức với AI để thêm chi tiết hấp dẫn. KH Studio thì mơ mộng hơn với các kịch bản như Henry Cavill làm James Bond. YouTube đẩy các video này lên top tìm kiếm, đôi khi vượt qua chính trailer thật nhờ chiến lược đăng sớm và liên tục.

Studio kiếm tiền: Đúng hay sai?​


Việc studio kiếm tiền từ trailer giả gây tranh cãi. Chaudhari cho rằng anh quảng bá phim, còn số tiền studio thu về chẳng đáng là bao so với doanh thu phòng vé. Nhưng SAG-AFTRA gọi đây là “cuộc đua xuống đáy,” chỉ trích các hãng vì trục lợi từ việc khai thác trái phép hình ảnh và giọng nói diễn viên. “Khi chúng tôi đấu tranh bảo vệ quyền lợi thành viên trước AI, chúng tôi kỳ vọng đối tác cũng bảo vệ IP của họ,” công đoàn nói. Việc này có thể khuyến khích công ty công nghệ và lợi ích ngắn hạn, đe dọa sáng tạo con người lâu dài.

Vậy tại sao studio không cấm? Có thể họ xem đây là cách tăng nhiệt miễn phí. Nhưng nếu trailer giả làm giảm giá trị quảng bá chính thức hoặc gây nhầm lẫn, phim thật có thể chịu thiệt. Chẳng hạn, trailer AI Superman gợi ý nhiều cảnh đẫm máu nhưng nếu phim ra mắt lại nhẹ nhàng hơn, khán giả sẽ thất vọng.

Người tạo trailer giả: Đam mê hay kinh doanh?​


VJ4rawr2 làm vì đam mê, trong khi Chaudhari biến Screen Culture thành doanh nghiệp với đội 12 người, kiếm triệu đô từ quảng cáo dù không tiết lộ con số cụ thể. Anh dùng 6 công cụ AI như Midjourney và ElevenLabs, đẩy kênh lên 1,4 triệu người đăng ký. Một số chỉ trích AI làm hỏng nghệ thuật trailer ý tưởng, nhưng Chaudhari bảo vệ: “Có hại gì đâu?

Anh tin khán giả hiểu đây không phải trailer thật và vẫn tìm được bản chính thức nếu muốn. Tuy nhiên, việc anh thêm hình ảnh gợi cảm như Riley trong Inside Out 3 bị cho là câu view rẻ tiền. Chaudhari biện minh đó là phát triển nhân vật hợp lý, còn các studio vốn đã “phân biệt giới tính” nên anh không bận tâm chỉ trích.

Tương lai mập mờ​


Trailer giả ngày càng tinh vi, trong khi studio lặng lẽ kiếm tiền hoặc bỏ qua – dù công khai họ vẫn nói về bảo vệ IP. Superman thật ra mắt 11/07/2025 nhưng trailer giả vẫn tràn ngập. Đây là cuộc chiến giữa AI, bản quyền và lợi nhuận, nơi ngay cả Superman cũng không thoát khỏi cỗ máy. Liệu nó giúp hay hại phim?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top