Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Một gia đình ở Florida (Mỹ) đã đệ đơn kiện Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vì một mảnh rác thải không gian từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã rơi trúng nhà của họ. Sự việc hy hữu này đã dấy lên lo ngại về tình trạng rác thải không gian ngày càng gia tăng, đặt ra thách thức cho các cơ quan vũ trụ trong việc đảm bảo an toàn cho người dân trên Trái đất.
Vào một ngày đầu năm nay, cư dân tại thành phố Naples, bang Florida (Mỹ) đã không khỏi bàng hoàng khi một vật thể hình trụ nặng gần 1kg bất ngờ rơi xuyên qua mái nhà của một gia đình, tạo ra một lỗ thủng lớn trên trần và sàn nhà. Điều đáng nói, sự việc trùng hợp với thời điểm một khối lượng lớn pin cũ từ ISS quay trở lại bầu khí quyển Trái đất và rơi xuống khu vực phía Tây Nam Florida. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chủ nhà đã báo cáo sự việc cho NASA. Cơ quan này sau đó đã thu hồi vật thể lạ để phân tích và xác nhận đây chính là một mảnh vỡ từ thiết bị hỗ trợ gắn pin trên khối pallet hàng hóa được thải ra từ ISS.
Luật sư Mica Nguyen Worthy, người đại diện pháp lý cho gia đình nạn nhân, nhận định: "Rác thải không gian là một vấn đề thực sự và nghiêm trọng do sự gia tăng lưu lượng giao thông vũ trụ trong những năm gần đây. Các thân chủ của tôi đang yêu cầu bồi thường thỏa đáng cho những căng thẳng và ảnh hưởng mà sự kiện này gây ra đối với cuộc sống của họ. Họ rất biết ơn vì không ai bị thương tích về thể chất, nhưng một tình huống 'suýt chết' như thế này có thể đã gây ra thảm họa." Được biết, vào thời điểm xảy ra vụ việc, con trai của chủ nhà Alejandro Otero đang ở nhà một mình nhưng may mắn không bị thương. Mảnh vỡ đã để lại một lỗ thủng lớn từ mái nhà xuyên qua sàn. Gia đình hiện đang yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, tổn thất tinh thần và chi phí hỗ trợ từ các bên thứ ba.
Theo thông tin từ phía NASA, khối pallet chứa 9 cục pin, nặng khoảng 2.600kg, là mảnh rác thải nặng nhất từng được thải ra từ ISS. Nó được thả bởi cánh tay robot Canadarm2 vào tháng 3/2021 và được để rơi tự do về phía Trái đất. Vào khoảng 3h29 chiều ngày 8/3, pallet đã quay trở lại bầu khí quyển Trái đất và rơi xuống đâu đó phía trên vịnh Mexico. Ban đầu, các chuyên gia tính toán rằng toàn bộ khối pallet sẽ bốc cháy hoàn toàn khi ma sát với bầu khí quyển, đồng thời, xác suất các mảnh vỡ “sống sót” sau nhiệt độ cao và rơi xuống khu vực có người ở là rất thấp.
Tuy nhiên, vụ việc trên đã cho thấy những tính toán đó không phải là tuyệt đối. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có khoảng 200 - 400 vật thể nhân tạo quay trở lại bầu khí quyển Trái đất. Các cơ quan vũ trụ thường chấp nhận ngưỡng xác suất rủi ro thương vong là 1/10.000 cho một lần rơi tự do không kiểm soát (theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu). Phía NASA cũng khẳng định: "NASA vẫn cam kết hoạt động một cách có trách nhiệm trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp và giảm thiểu rủi ro cho người dân trên Trái đất khi phải giải phóng phần cứng không gian".
Vụ việc hy hữu này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng rác thải không gian ngày càng gia tăng. Đây được xem là trường hợp đầu tiên NASA bị kiện vì gây thiệt hại do rác thải không gian, tạo tiền lệ cho những vụ việc tương tự trong bối cảnh quỹ đạo Trái đất đang ngày càng ô nhiễm bởi rác thải. Nhiều khả năng, NASA sẽ phải bồi thường cho gia đình nạn nhân.
Vào một ngày đầu năm nay, cư dân tại thành phố Naples, bang Florida (Mỹ) đã không khỏi bàng hoàng khi một vật thể hình trụ nặng gần 1kg bất ngờ rơi xuyên qua mái nhà của một gia đình, tạo ra một lỗ thủng lớn trên trần và sàn nhà. Điều đáng nói, sự việc trùng hợp với thời điểm một khối lượng lớn pin cũ từ ISS quay trở lại bầu khí quyển Trái đất và rơi xuống khu vực phía Tây Nam Florida. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chủ nhà đã báo cáo sự việc cho NASA. Cơ quan này sau đó đã thu hồi vật thể lạ để phân tích và xác nhận đây chính là một mảnh vỡ từ thiết bị hỗ trợ gắn pin trên khối pallet hàng hóa được thải ra từ ISS.
Luật sư Mica Nguyen Worthy, người đại diện pháp lý cho gia đình nạn nhân, nhận định: "Rác thải không gian là một vấn đề thực sự và nghiêm trọng do sự gia tăng lưu lượng giao thông vũ trụ trong những năm gần đây. Các thân chủ của tôi đang yêu cầu bồi thường thỏa đáng cho những căng thẳng và ảnh hưởng mà sự kiện này gây ra đối với cuộc sống của họ. Họ rất biết ơn vì không ai bị thương tích về thể chất, nhưng một tình huống 'suýt chết' như thế này có thể đã gây ra thảm họa." Được biết, vào thời điểm xảy ra vụ việc, con trai của chủ nhà Alejandro Otero đang ở nhà một mình nhưng may mắn không bị thương. Mảnh vỡ đã để lại một lỗ thủng lớn từ mái nhà xuyên qua sàn. Gia đình hiện đang yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, tổn thất tinh thần và chi phí hỗ trợ từ các bên thứ ba.
Theo thông tin từ phía NASA, khối pallet chứa 9 cục pin, nặng khoảng 2.600kg, là mảnh rác thải nặng nhất từng được thải ra từ ISS. Nó được thả bởi cánh tay robot Canadarm2 vào tháng 3/2021 và được để rơi tự do về phía Trái đất. Vào khoảng 3h29 chiều ngày 8/3, pallet đã quay trở lại bầu khí quyển Trái đất và rơi xuống đâu đó phía trên vịnh Mexico. Ban đầu, các chuyên gia tính toán rằng toàn bộ khối pallet sẽ bốc cháy hoàn toàn khi ma sát với bầu khí quyển, đồng thời, xác suất các mảnh vỡ “sống sót” sau nhiệt độ cao và rơi xuống khu vực có người ở là rất thấp.
Tuy nhiên, vụ việc trên đã cho thấy những tính toán đó không phải là tuyệt đối. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có khoảng 200 - 400 vật thể nhân tạo quay trở lại bầu khí quyển Trái đất. Các cơ quan vũ trụ thường chấp nhận ngưỡng xác suất rủi ro thương vong là 1/10.000 cho một lần rơi tự do không kiểm soát (theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu). Phía NASA cũng khẳng định: "NASA vẫn cam kết hoạt động một cách có trách nhiệm trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp và giảm thiểu rủi ro cho người dân trên Trái đất khi phải giải phóng phần cứng không gian".
Vụ việc hy hữu này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng rác thải không gian ngày càng gia tăng. Đây được xem là trường hợp đầu tiên NASA bị kiện vì gây thiệt hại do rác thải không gian, tạo tiền lệ cho những vụ việc tương tự trong bối cảnh quỹ đạo Trái đất đang ngày càng ô nhiễm bởi rác thải. Nhiều khả năng, NASA sẽ phải bồi thường cho gia đình nạn nhân.