Kính chống ánh sáng xanh có thật sự hiệu quả không?

T
Thanh Phong
Phản hồi: 0

TienCM

Pearl
Nếu là người ngồi nhiều giờ trước màn hình mỗi ngày, có thể bạn sẽ có ý định chuyển sang sử dụng kính chống ánh sáng xanh để giảm mỏi mắt. Nhưng kính chống ánh sáng xanh có thực sự hiệu quả không?
Ánh sáng xanh là ánh sáng năng lượng cao có bước sóng ngắn từ 380 nm đến 500 nm và có thể nhìn thấy được. Chúng thỉnh thoảng chia nhỏ thành: ánh sáng xanh tím (khoảng 380 – 450 nm) và ánh sáng xanh lam (khoảng 450 – 500 nm).
Kính chống ánh sáng xanh có thật sự hiệu quả không?
Thông thường, ánh sáng xanh gồm 2 loại:
- Ánh sáng xanh tự nhiên: là loại phát ra từ mặt trời và cấu tạo cơ thể con người thích nghi được ánh sáng đó.
- Ánh sáng xanh nhân tạo: được phát ra liên tục từ các thiết bị công nghệ, điện tử như: máy tính, điện thoại di động (smartphone), tivi, máy tính bảng (tablet), đèn LED,... Lượng ánh sáng xanh này chỉ bằng một phần nhỏ so với ánh sáng xanh từ mặt trời. Tuy nhiên, thời gian mà bạn sử dụng thiết bị cũng như khoảng cách giữa màn hình đến mắt khiến không ít bác sĩ lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nhất là vấn đề mắt như mỏi mắt, thoái hóa điểm vàng,...
Mắt kính chống ánh sáng xanh là loại mắt kính có lớp phủ lên bề mặt của kính để cản trở hoặc kiểm soát ánh sáng xanh có hại đi vào mắt.
Kính chống ánh sáng xanh có thật sự hiệu quả không?
Sản phẩm mắt kính này được chia làm 2 loại: một loại là mắt kính cắt ánh sáng xanh có lớp phủ ngăn hầu hết ánh sáng xanh (cả ánh sáng xanh lam và ánh sáng xanh tím); loại thứ hai là mắt kính lọc ánh sáng xanh có lớp phủ ngăn ánh sáng xanh tím nhưng có thể cho ánh sáng xanh lam đi qua.
Theo giới thiệu, mắt kính chống ánh sáng xanh có thể giúp cải thiện các tình trạng như nhức mỏi mắt, rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ, giảm mệt mỏi, căng thẳng,... khi phải ngồi làm việc quá lâu trước màn hình máy tính hay điện thoại.
Nhưng thực tế, kính chống ánh sáng xanh không giúp ích gì trong việc giảm mỏi mắt do nhìn vào màn hình máy tính hay điện thoại. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 đã phát hiện ra rằng kính chặn ánh sáng xanh không thực sự ngăn được chứng mỏi mắt.
Trong nghiên cứu, 24 người được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đọc trong 20 phút từ máy tính bảng. Các đối tượng đeo kính chặn ánh sáng màu xanh hoặc thấu kính không lọc ánh sáng xanh. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các đối tượng tham gia nghiên cứu đã hoàn thành một bảng câu hỏi liên quan đến các triệu chứng mỏi mắt. Dựa trên bảng câu hỏi, người ta thấy việc đeo kính chống ánh sáng xanh không làm giảm hiện tượng mỏi mắt do nhìn vào màn hình máy tính hay điện thoại.
Kính chống ánh sáng xanh có thật sự hiệu quả không?
Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ không khuyến nghị sử dụng bất kỳ loại mắt kính đặc biệt nào khi dùng máy tính và điện thoại. Bởi hiện nay, thật sự chưa có khuyến cáo hay nghiên cứu nào chứng minh rằng mắt kính chống ánh sáng xanh sẽ bảo vệ mắt. Không những thế, tổ chức này còn cho rằng việc bạn mỏi hay khô mắt là do nhìn chằm chằm quá lâu vào màn hình máy tính, điện thoại mà ít chớp mắt gây nên. Điều này là hoàn toàn do bạn sử dụng các thiết bị sai cách chứ không phải do bất cứ thứ gì từ màn hình tác động đến bạn.
Nhưng kính chặn ánh sáng xanh vẫn có một tác dụng về hỗ trợ giấc ngủ. Ánh sáng xanh đã được phát hiện có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ do nó làm rối loạn nhịp sinh học. Đó là lý do rất nhiều chuyên gia về giấc ngủ đưa ra khuyên chúng ta không nên lướt điện thoại hay dùng máy tính ngay trước khi đi ngủ.
Nếu bạn là người có xu hướng làm việc bằng máy tính hoặc điện thoại muộn vào ban đêm, kính chống ánh sáng xanh có thể làm giảm rối loạn nhịp sinh học và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Kính chống ánh sáng xanh có thật sự hiệu quả không?
Với việc chống mỏi mắt do dùng màn hình thì các chuyên gia nhãn khoa khuyên rằng bạn hãy áp dụng quy tắc 20-20-20. Quy tắc này hiểu đơn giản là cứ sau 20 phút dùng màn hình, hãy nhìn sang một vật cách xa ít nhất 20 feet (khoảng 6m) ít nhất 20 giây. Ngoài ra, nếu dùng máy tính thì bạn nên chú ý khoảng cách ngồi thích hợp, khoảng 65cm giữa mắt và màn hình máy tính.
>> Tác hại của ánh sáng xanh bị thổi phồng?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top