Kỹ sư bảo mật bị lừa mất gần 6 tỷ đồng vì bẫy tình trên Telegram

Một người ông tên Norm Jones đã bị lừa tới 250.000 USD (5,9 tỷ đồng) vì tin người phụ nữ quen qua Facebook và Telegram, dù ông là chuyên gia bảo mật tại Thung lũng Silicon.
Mối tình sâu đậm của ông đã tan vỡ hoàn toàn. Người phụ nữ ông tâm tình gần như hàng ngày suốt 5 tháng qua không phải như ông hình dung. Khoản đầu tư vào tiền số theo lời dỗ ngọt của người tình online đã mất sạch. Ông phải bán nhà để trả nợ.
Kỹ sư bảo mật bị lừa mất gần 6 tỷ đồng vì bẫy tình trên Telegram
Norm Jones tại nhà của người bạn ở bang California hồi tháng 6. Ảnh: NBC News
Điều này đáng lẽ không thể xảy ra với Norm Jones. Người đàn ông 54 tuổi đã làm công việc bảo mật an ninh mạng và viễn thông tại Thung lũng Silicon trong nhiều năm. Dù vậy, ông vẫn trở thành nạn nhân của trò lừa qua Internet.
Hồi tháng 3, nhân viên y tế tìm thấy Jones trong trạng thái bất tỉnh ở phòng tắm sau khi ông tìm cách *****. "Bố, anh trai và mọi người trong nhà tưởng tôi đã chết", ông nhớ lại. Jones giờ đã trở nên khá hơn. Ông đang hồi phục và muốn kể câu chuyện cảnh tỉnh của bản thân.
"Tôi sẵn lòng giúp đỡ để không ai phải gặp những gì tôi trải qua", ông nói.
Lừa đảo tình cảm đã xuất hiện từ lâu, nhưng ngày càng tinh vi và gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng khi nó diễn ra trên Internet trong bối cảnh đầu tư tiền số nở rộ. Chúng có thể khơi gợi lòng tham của những người muốn làm giàu nhanh chóng, cũng như cung cấp phương thức để kẻ xấu gom lượng lớn tiền mà nạn nhân không có cách nào thu hồi.
Kẻ lừa Jones dùng tên giả là Aranya và bắt đầu nhắn tin cho ông trên Facebook từ tháng 11/2022. Ông mất cảnh giác do thấy Aranya có một số bạn chung trên mạng xã hội.
Jones dùng Signal - ứng dụng nhắn tin phổ biến trong lĩnh vực an ninh mạng, nhưng vẫn đồng ý trao đổi với Aranya qua Telegram và cũng thường xuyên nói chuyện điện thoại. Aranya nhanh chóng trở thành bạn gái qua mạng và là một phần quan trọng trong cuộc sống của Jones. Khi ông chìm đắm trong tình cảm, Aranya hối thúc ông đầu tư vào một website tiền số, thậm chí thuyết phục ông cầm cố nhà cửa để lấy thêm tiền đầu tư.
Kỹ sư bảo mật bị lừa mất gần 6 tỷ đồng vì bẫy tình trên Telegram
Jones bắt đầu nghi ngờ vào tháng 2, khi muốn gặp Aranya ở New York. Ông có bạn bè tại đó, trong khi cô gái nói mình ở căn hộ sang trọng của người chú tại thành phố Manhattan. Tuy nhiên, khi Jones đến nơi, Aranya lại nói cô ta đang ở Seattle. Điều này khiến chuyên gia bảo mật bắt đầu đặt dấu hỏi.
Đến tháng 3, Jones gặp khó khăn. Điểm tín dụng của ông lao dốc, trong khi tiền đầu tư vào website tiền số không thể rút về, còn "bạn gái" Aranya đã biến mất. Ông trình báo đến FBI nhưng không nhận được phản hồi.
Ashley, 36 tuổi, cũng mô tả tình cảnh tương tự xảy ra với cha mình là ông Joe Bleibtrey. Gia đình không biết ông vướng vào trò lừa đảo qua mạng cho đến sau khi ông qua đời. Cô chỉ xâu chuỗi được câu chuyện nhờ những tin nhắn trong điện thoại của cha sau khi ông ***** hồi tháng 1.
Tương tự Jones, kẻ lừa đảo liên hệ với Bleibtrey qua Facebook và thuyết phục ông chuyển sang trò chuyện ở Telegram. Trong suốt 4 tháng, ông Bleibtrey đổ hết tiền của, toàn bộ tiết kiệm và hai quỹ hưu trí với tổng giá trị 500.000 USD, vào một dự án giả mạo liên quan đến tiền số. Ông ***** sau khi phát hiện trò lửa và nhận ra mình đã mất sạch tiền.
"Kẻ này đã xây dựng được lòng tin để ông mạo hiểm", Ashley nói, thêm rằng cô đang gặp nhiều khó khăn khi phải xử lý khối nợ của cha mình.
Trung tâm tiếp nhận trình báo về tội phạm Internet của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xếp loại hình này vào lừa đảo đầu tư. Báo cáo của FBI cho thấy các nạn nhân tại Mỹ mất tổng cộng 3,3 tỷ USD trong năm 2022, nhiều hơn gấp đôi so với một năm trước đó.
Kỹ sư bảo mật bị lừa mất gần 6 tỷ đồng vì bẫy tình trên Telegram
Trong khi đó, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) ghi nhận mức kỷ lục 496 triệu USD trong các vụ lừa đảo tình cảm năm ngoái. Báo cáo của FTC và FBI dựa vào thông tin do nạn nhân cung cấp, đồng nghĩa số liệu này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế.
Bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng 4 công bố thắng lợi hiếm hoi, khi thu hồi được lượng tiền số trị giá 112 triệu USD liên quan đến các vụ lừa đảo đầu tư.
"Họ như bị dính bùa mê, không thể rút khỏi trò lừa bất chấp nỗ lực ngăn cản của người thân, nhân viên ngân hàng và quan chức hành pháp", Erin West, công tố viên quận tại hạt Santa Clara ở bang California, nói.
Còn Jones giờ đây tập trung vào phục hồi cả về thể chất và tinh thần. Ông phải bán nhà để trả nợ và chuyển đến sống với một người bạn thân. Ông đã gửi một bức ảnh về quá trình hồi phục cho Aranya hồi tháng 4, nói sự tuyệt vọng sau khi bị lừa đang thúc đẩy ông sống tiếp. Tin nhắn được đánh dấu "đã đọc", tài khoản của Aranya vẫn hoạt động, nhưng không có lời hồi đáp nào.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top